Vật Liệu Cơ Khí Là Gì? Phân Loại Vật Liệu Cơ Khí - Vật Liệu Nhà Xanh
Có thể bạn quan tâm
Trong quá trình sản xuất vận hành máy móc công nghệ cao, thì việc gia công cơ khí được đánh giá là rất quan trọng. Để gia công được vật liệu, bạn càng có sự hiểu biết rõ về khái niệm vật liệu cơ khí là gì. Từ đó tạo ra những sản phẩm cơ khí tốt nhất, phù hợp nhất với nhu cầu. Trong bài viết dưới đây vatlieunhaxanh.com sẽ cung cấp đến bạn những kiến thức hữu ích.
Vật liệu cơ khí là gì?
Vật liệu cơ khí là hàng loạt các công cụ, thiết bị mà con người sẽ sử dụng trong sản xuất cơ khí, từ đó tạo nên sản phẩm ứng dụng cho nhu cầu trong cuộc sống. Vật liệu cơ khí được chia thành các nhóm vật liệu phổ biến sau:
- Vật liệu kim loại: Đặc tính của vật liệu kim loại là dẫn điện tốt, có ánh kim, có độ dẻo tốt giúp bạn biến dạng chúng theo ý muốn ngay cả ở nhiệt độ thường. Tuy nhiên vật liệu kim loại rất kém bền vững hóa học. Vật liệu kim loại thường được biết đến với những cái tên như thép, gang, đồng, nhôm…
- Vật liệu vô cơ – ceramic: Đây là loại vật liệu có tính dẫn điện kém, không biến dạng và rất giòn. Thường nóng chảy ở nhiệt độ rất cao. Bạn có thể tìm thấy một số vật liệu vô cơ – ceramic ở gốm, sứ, thủy tinh, gạch thường, gạch chịu lửa…
- Vật liệu hữu cơ – polyme: Giống với vật liệu ceramic, vật liệu polyme cũng có tính dẫn điện kém, tuy nhiên có khả năng biến dạng dẻo ở nhiệt độ cao. Hai nguyên tố thành phần chủ yếu trong vật liệu hữu cơ là cacbon và hydro. Vật liệu hữu cơ – polyme được tìm thấy ở các loại gỗ, cao su, vật liệu hữu cơ nhân tạo như polyetylen (PE), polyvinyl clorua (PVC)…
- Vật liệu kết hợp – compozit: Đây là dạng vật liệu có sự kết hợp giữa hai hay nhiều loại vật liệu khác nhau. Cụ thể như: bê tông cốt thép, vật liệu kim loại và polymer, vật liệu polymer và ceramic…
Các loại vật liệu cơ khí thông dụng:
Sau đây chúng tôi sẽ giới thiệu rõ hơn cho các bạn một số vật liệu cơ khí phổ biến:
Sắt:
Sắt là một kim loại được khai thác từ các mỏ quặng sắt. Sau khi trải qua quá trình nung nấu, khử tạp chất, người ta sẽ thu được loại sắt ở dạng tự do. Thông thường, sắt được dùng trong sản xuất gang và thép.
Theo số liệu thống kê, thì sắt hiện đang chiếm khoảng 95% tổng khối lượng kim loại sản xuất trên thế giới. Ưu điểm vượt trội của sắt có thể kể đến là khả năng chịu lực lớn, độ dẻo và độ cứng cao, giá thành khá thấp. Sắt đang được ứng dụng nhiều trong sản xuất dụng cụ, ô tô, làm khung cho công trình xây dựng…
Xem thêm:
- Gỗ ốp trần nhà Smartwood Thái Lan sang trọng
- Tấm Smartboard SCG Thái Lan làm sàn trần vách ngăn
Nhôm:
Nhôm là một dạng kim loại màu, chỉ mới được phát hiện và ứng dụng rộng rãi trong khoảng một thế kỷ trở lại. Với đặc tính dẫn nhiệt, dẫn điện tốt, chống ăn mòn cao, độ bền lớn,… kim loại nhôm được nhiều kỹ sư sử dụng trong sản xuất và đời sống hằng ngày.
Thép:
Thép là một hợp kim của sắt, cacbon và một số nguyên tố khác nữa. Thép có 2 loại chính, gồm:
- Thép Cacbon: sắt, cacbon, các tạp chất Mn, Si, P,…
- Thép hợp kim: sắt, cacbon, các tạp chất W, V, Mo, Ti, Cu, Ta, B, N….
Cũng giống như nhôm và sắt, thép cũng thường được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Nhất là ngành gia công cơ khí, xây dựng, đóng tàu,…
Inox:
Inox còn có tên gọi khác là thép không gỉ. Đây là dạng hợp kim của sắt, chứa hàm lượng lớn Crom, ít nhất là 10,5%. Đặc tính của Inox là rất ít bị biến màu, ăn mòn, độ bền bỉ lớn, không gỉ, có khả năng chịu được nhiệt độ khoảng 12000 độ C. Qua đó hỗ trợ công đoạn gia công được dễ dàng hơn.
Với tính tiện dụng, độ bền cao, ngày nay bạn sẽ bắt gặp inox ở rất nhiều công trình kiến trúc nội thất từ đơn giản đến phức tạp.
Gang:
Gang là hợp kim của tập hợp các nguyên tố gồm sắt, cacbon, Si, Mn, P, S, Cr, Ni, Mo, Mg, Cu…. Trong đó, hàm lượng cacbon lớn hơn 2,14%. Ưu điểm nổi bật của gang là độ chảy loãng cao, tính đúc tốt, độ co ngót ít, có lực nén mạnh, song song với đó là khả năng chịu tải trọng tĩnh và chịu mài mòn cực kỳ ổn định. Tuy nhiên nhược điểm của nó là giòn dễ gãy, chịu va đập kém.
Gang có 2 loại là gang trắng và gang graphit. Mỗi loại sẽ sở hữu những thành phần và tính chất khác nhau. Thông thường, gang được sử dụng để gia công cơ khí cho thân máy, vỏ máy, bánh đai, bánh răng, ổ trượt, trục cán,…
Xem thêm:
- Ngành kỹ thuật vật liệu là gì? Những điều bạn nên biết
- Vật liệu polime là gì? Đặc điểm, cấu trúc
Trên đây là tất tần tật các thông tin chi tiết giúp giải đáp thắc mắc vật liệu cơ khí là gì, hy vọng chúng tôi đã mang đến cho bạn cái nhìn tổng quát về một số loại vật liệu cơ khí trên thị trường nhé.
adminNguyễn Tuấn Anh | Founder và CEO Công Ty TNHH Thế Giới Vật Liệu Nhà Xanh – Người có chuyên môn và kinh nghiệm rất nhiều năm tìm hiểu và phát triển phân phối nguồn vật liệu xây dựng mới với tiêu chí về chất lượng, đạt tiêu chuẩn quốc tế, thân thiện với môi trường với giá thành rẻ nhất.
Hiện tại đang quản lý website https://vatlieunhaxanh.com và chuyên tư vấn vật liệu mới cho các công trình tại Việt Nam. Nếu bạn cần tư vấn hay có bất kì thắc mắc về sản phẩm, hãy liên hệ với tôi ngay nhé. Xin cảm ơn!
Tổng kho tại Thành phố Hồ Chí Minh
R23 Dương Thị Giang, P. Tân Thới Nhất, Q.12, Tphcm
Tel – Zalo: 0347546889
===============
Chi nhánh tại Quy Nhơn:
201 Ngô Mây, P. Quang Trung. Quy Nhơn
Tel – Zalo: 0944781100
0347546889
Từ khóa » độ Cứng Của Vật Liệu Cơ Khí Là Gì
-
Độ Cứng Là Gì? Tìm Hiểu Về độ Cứng HRC Và Những điều Thú Vị Xung ...
-
Công Nghệ 11 Bài 15: Vật Liệu Cơ Khí
-
Bài 15: Vật Liệu Cơ Khí - Hoc24
-
Lý Thuyết Công Nghệ 11: Bài 15. Vật Liệu Cơ Khí - Toploigiai
-
Hãy Nêu Các Tính Chất Cơ Học đặc Trưng Của Vật Liệu Dùng Trong ...
-
Độ Cứng Là Gì? Máy đo độ Cứng Là Gì? - TKTECH Co., LTD
-
Bài 15: Vật Liệu Cơ Khí
-
Vật Liệu Cơ Khí Là Gì? Tính Chất Cơ Bản Của Vật Liệu Cơ Khí - GiaiNgo
-
Công Nghệ 11 Bài 15: Vật Liệu Cơ Khí - Hoc247
-
Độ Cứng Biểu Thị Khả Năng Gì Của Vật Liệu Cơ Khí
-
Giải Bài Tập Công Nghệ 11 - Bài 15: Vật Liệu Cơ Khí
-
1.1. SƠ LƯỢC VỀ VẬT LIỆU CƠ KHÍ VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA ...
-
Câu 1 Trang 76 SGK Công Nghệ 11
-
Bài Giảng VẬT LIỆU CƠ KHÍ - Tài Liệu Text - 123doc