Vật Lý 10 Bài 13: Lực Ma Sát - Hoc247
Có thể bạn quan tâm
Ở lớp dưới chúng ta đã biết, tác dụng quan trọng nhất của lực ma sát là gây cản trở chuyển động, làm giảm vận tốc của vật đang di chuyển, hoặc làm cho động cơ ngừng quay.
Nhưng nếu như không có lực ma sát thì mọi vật sẽ chuyển động như thế nào?
Bài học hôm nay sẽ giúp các em có thể nghiên cứu sâu hơn về Lực ma sát. Mời các em cùng theo dõi nội dung Bài 13: Lực ma sát. Sau khi học xong bài, các em có thể giải thích được nhiều hiện tượng trong tự nhiên dưới tác dụng có ích của ma sát như ma sát trượt, ma sát nghỉ, ma sát lăn. Chúc các em học tốt!
ATNETWORK YOMEDIA1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Lực ma sát trượt
1.2. Lực ma sát lăn
1.3. Lực ma sát nghỉ
2. Bài tập minh hoạ
3. Luyện tập bài 13 Vật lý 10
3.1. Trắc nghiệm
3.2. Bài tập SGK & Nâng cao
4. Hỏi đáp Bài 13 Chương 2 Vật lý 10
Tóm tắt lý thuyết
-
Nhắc lại về Lực ma sát :
-
Xuất hiện ở mặt tiếp xúc của vật đang trượt trên bề mặt.
-
Có hướng ngược với hướng của vận tốc.
-
1.1. Lực ma sát trượt.
1.1.1. Đo độ lớn của ma sát trượt:
-
Móc lực kế vào vật rồi kéo theo phương ngang cho vật trượt gần như thẳng đều.
-
Khi đó, lực kế chỉ độ lớn của lực ma sát trượt tác dụng vào vật.
1.1.2. Độ lớn của lực ma sát trượt
-
Không phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc và tốc độ của vật.
-
Tỉ lệ với độ lớn của áp lực.
-
Phụ thuộc vào vật liệu và tình trạng của 2 mặt tiếp xúc.
1.1.3. Hệ số ma sát trượt
-
Hệ số tỉ lệ giữa độ lớn của lực ma sát trượt và độ lớn của áp lực gọi là hệ số ma sát trượt.
-
Kí hiệu: \({\mu _t} = \frac{{{F_{mst}}}}{N}\)
-
Hệ số ma sát trượt \({\mu _t}\) phụ thuộc vào vật liệu và tình trạng của hai mặt tiếp xúc.
1.1.4. Công thức của lực ma sát trượt.
\({F_{mst}} = {\mu _t}.N\)
1.2. Lực ma sát lăn.
-
Lực ma sát lăn xuất hiện khi một vật lăn trên một vật khác, để cản lại chuyển động lăn của vật.
-
Lực ma sát lăn rất nhỏ so với lực ma sát trượt.
1.3. Lực ma sát nghỉ.
1.3.1. Thế nào là lực ma sát nghỉ.
-
Khi tác dụng vào vật một lực song song với mặt tiếp xúc nhưng vật chưa chuyển động thì mặt tiếp xúc đã tác dụng vào vật một lực ma sát nghỉ cân bằng với ngoại lực.
1.3.2. Những đặc điểm của lực ma sát nghỉ.
-
Lực ma sát nghỉ có hướng ngược với hướng của lực tác dụng song song với mặt tiếp xúc, có độ lớn bằng độ lớn của lực tác dụng, khi vật còn chưa chuyển động.
-
Ma sát nghỉ có một giá trị cực đại đúng bằng ngoại lực tác dụng song song với mặt tiếp xúc khi vật bắt đầu trượt.
-
Khi vật trượt, lực ma sát trượt nhỏ hơn ma sát nghỉ cực đại.
1.3.3. Vai trò của lực ma sát nghỉ.
-
Nhờ có ma sát nghỉ ta mới cầm nắm được các vật trên tay, đinh mới được giữ lại ở tường, sợi mới kết được thành vải.
-
Nhờ có ma sát nghỉ mà dây cua roa chuyển động, băng chuyền chuyển được các vật từ nơi này đến nơi khác.
-
Đối với người, động vật, xe cộ, lực ma sát nghỉ đóng vai trò lực phát động
Bài tập minh họa
Bài 1 :
Một thùng gỗ có khối lượng 50 kg, chuyển động đều trên sàn nhờ một lực đẩy nằm ngang có độ lớn 80 N. Lấy \(g{\rm{ }} = {\rm{ }}10m/{s^2}\) . Tìm hệ số ma sát trượt giữa thùng gỗ và sàn nhà.
Hướng dẫn giải:
-
Do sàn nằng ngang nên: N=P= mg = 500 N.
-
Vì thùng gỗ chuyển động đều nên \({F_{mst}} = {\rm{ }}F{\rm{ }} = {\rm{ }}80{\rm{ }}N.\)
-
Hệ số ma sát trượt: \({\mu _t} = \frac{{{F_{mst}}}}{N} = \frac{{80}}{{500}} = 0,16\).
Bài 2 :
Một mẫu gỗ nhỏ được truyền vận tốc ban đầu là 10 m/s, để chuyển động thẳng trên mặt sàn nằm ngang. Hệ số ma sát giữa mẫu gỗ và mặt sàn là 0,10. Lấy \(g{\rm{ }} = {\rm{ }}10m/{s^2}\). Hỏi mẫu gỗ đi được quãng đường dài bao nhiêu thì dừng lại?
Hướng dẫn giải:
-
Mẫu gỗ chuyển động trên mặt sàn dưới tác dụng của lực ma sát trượt: \({F_{mst}} = {\mu _t}.N = {\mu _t}.P = {\mu _t}.mg\)
-
Gia tốc của mẫu gỗ: \(a = - \frac{{{F_{mst}}}}{m} = - {\mu _t}.g = - 0,98\left( {m/{s^2}} \right)\)
-
Công thức liên hệ: \({v^2} - v_0^2 = 2as \Rightarrow s = \frac{{{v^2} - v_0^2}}{{2a}} = \frac{{0 - {{10}^2}}}{{2.\left( { - 0,98} \right)}} = 51\,\left( m \right)\)
3. Luyện tập Bài 13 Vật lý 10
Qua bài giảng Lực ma sát này, các em cần hoàn thành 1 số mục tiêu mà bài đưa ra như :
-
Nêu được những đặc điểm của lực ma sát trượt.
-
Viết được công thức của lực ma sát trượt.
-
Nêu được một số cách làm giảm hoặc tăng ma sát.
-
Vận dụng được công thức của lực ma sát trượt để giải thích một số hiện tượng vật lí trong thực tế.
3.1. Trắc nghiệm
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 13 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
Câu 1:
Điều gì xảy ra đối với hệ số ma sát giữa hai mặt tiếp xúc nếu lực ép hai mặt đó tăng lên?
- A. Tăng lên
- B. Giảm đi
- C. Không thay đổi
- D. Không biết được
-
Câu 2:
Trong các cách viết công thức của lực ma sát trượt dưới đây, cách viết nào đúng ?
- A. \(\small \overrightarrow{F}_{ms} = \mu t. N\)
- B. \(\small F_{ms} = \mu t. \overrightarrow{N}\)
- C. \(\small \overrightarrow{F}_{ms} = \mu t. \overrightarrow{N}\)
- D. \(\small F_{ms} = \mu t. N\)
-
Câu 3:
Nêu đặc điểm của lực ma sát trượt?
- A. Xuất hiện ở mặt tiếp xúc của vật đang trượt trên một bề mặt
- B. Có hướng ngược hướng của vận tốc
- C. Có độ lớn tỉ lệ với độ lớn của áp lực, không phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc và tốc độ của vật
- D. Tất cả đều đúng
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
3.2. Bài tập SGK và Nâng cao
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Vật lý 10 Bài 13 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Bài tập 1 trang 78 SGK Vật lý 10
Bài tập 2 trang 78 SGK Vật lý 10
Bài tập 3 trang 78 SGK Vật lý 10
Bài tập 4 trang 78 SGK Vật lý 10
Bài tập 5 trang 78 SGK Vật lý 10
Bài tập 6 trang 79 SGK Vật lý 10
Bài tập 7 trang 79 SGK Vật lý 10
Bài tập 8 trang 79 SGK Vật lý 10
Bài tập 1 trang 93 SGK Vật lý 10 nâng cao
Bài tập 2 trang 93 SGK Vật lý 10 nâng cao
Bài tập 3 trang 93 SGK Vật lý 10 nâng cao
Bài tập 4 trang 93 SGK Vật lý 10 nâng cao
Bài tập 5 trang 93 SGK Vật lý 10 nâng cao
Bài tập 13.1 trang 32 SBT Vật lý 10
Bài tập 13.2 trang 32 SBT Vật lý 10
Bài tập 13.3 trang 32 SBT Vật lý 10
Bài tập 13.4 trang 32 SBT Vật lý 10
Bài tập 13.5 trang 33 SBT Vật lý 10
Bài tập 13.6 trang 33 SBT Vật lý 10
Bài tập 13.7 trang 33 SBT Vật lý 10
Bài tập 13.8 trang 33 SBT Vật lý 10
Bài tập 13.9 trang 33 SBT Vật lý 10
Bài tập 13.10 trang 33 SBT Vật lý 10
4. Hỏi đáp Bài 13 Chương 2 Vật lý 10
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Vật lý HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!
-- Mod Vật Lý 10 HỌC247
NONEBài học cùng chương
Vật lý 10 Bài 9: Tổng hợp và phân tích lực. Điều kiện cân bằng của chất điểm Vật lý 10 Bài 10: Ba định luật Niu-tơn Vật lý 10 Bài 11: Lực hấp dẫn và Định luật vạn vật hấp dẫn Vật lý 10 Bài 12: Lực đàn hồi của lò xo và Định luật Húc Vật lý 10 Bài 14: Lực hướng tâm Vật lý 10 Bài 15: Bài toán về chuyển động ném ngang ADSENSE ADMICRO Bộ đề thi nổi bật UREKA AANETWORKXEM NHANH CHƯƠNG TRÌNH LỚP 10
Toán 10
Toán 10 Kết Nối Tri Thức
Toán 10 Chân Trời Sáng Tạo
Toán 10 Cánh Diều
Giải bài tập Toán 10 Kết Nối Tri Thức
Giải bài tập Toán 10 CTST
Giải bài tập Toán 10 Cánh Diều
Trắc nghiệm Toán 10
Ngữ văn 10
Ngữ Văn 10 Kết Nối Tri Thức
Ngữ Văn 10 Chân Trời Sáng Tạo
Ngữ Văn 10 Cánh Diều
Soạn Văn 10 Kết Nối Tri Thức
Soạn Văn 10 Chân Trời Sáng tạo
Soạn Văn 10 Cánh Diều
Văn mẫu 10
Tiếng Anh 10
Giải Tiếng Anh 10 Kết Nối Tri Thức
Giải Tiếng Anh 10 CTST
Giải Tiếng Anh 10 Cánh Diều
Trắc nghiệm Tiếng Anh 10 KNTT
Trắc nghiệm Tiếng Anh 10 CTST
Trắc nghiệm Tiếng Anh 10 CD
Giải Sách bài tập Tiếng Anh 10
Vật lý 10
Vật lý 10 Kết Nối Tri Thức
Vật lý 10 Chân Trời Sáng Tạo
Vật lý 10 Cánh Diều
Giải bài tập Lý 10 Kết Nối Tri Thức
Giải bài tập Lý 10 CTST
Giải bài tập Lý 10 Cánh Diều
Trắc nghiệm Vật Lý 10
Hoá học 10
Hóa học 10 Kết Nối Tri Thức
Hóa học 10 Chân Trời Sáng Tạo
Hóa học 10 Cánh Diều
Giải bài tập Hóa 10 Kết Nối Tri Thức
Giải bài tập Hóa 10 CTST
Giải bài tập Hóa 10 Cánh Diều
Trắc nghiệm Hóa 10
Sinh học 10
Sinh học 10 Kết Nối Tri Thức
Sinh học 10 Chân Trời Sáng Tạo
Sinh học 10 Cánh Diều
Giải bài tập Sinh 10 Kết Nối Tri Thức
Giải bài tập Sinh 10 CTST
Giải bài tập Sinh 10 Cánh Diều
Trắc nghiệm Sinh học 10
Lịch sử 10
Lịch Sử 10 Kết Nối Tri Thức
Lịch Sử 10 Chân Trời Sáng Tạo
Lịch Sử 10 Cánh Diều
Giải bài tập Lịch Sử 10 KNTT
Giải bài tập Lịch Sử 10 CTST
Giải bài tập Lịch Sử 10 Cánh Diều
Trắc nghiệm Lịch sử 10
Địa lý 10
Địa Lý 10 Kết Nối Tri Thức
Địa Lý 10 Chân Trời Sáng Tạo
Địa Lý 10 Cánh Diều
Giải bài tập Địa Lý 10 KNTT
Giải bài tập Địa Lý 10 CTST
Giải bài tập Địa Lý 10 Cánh Diều
Trắc nghiệm Địa lý 10
GDKT & PL 10
GDKT & PL 10 Kết Nối Tri Thức
GDKT & PL 10 Chân Trời Sáng Tạo
GDKT & PL 10 Cánh Diều
Giải bài tập GDKT & PL 10 KNTT
Giải bài tập GDKT & PL 10 CTST
Giải bài tập GDKT & PL 10 CD
Trắc nghiệm GDKT & PL 10
Công nghệ 10
Công nghệ 10 Kết Nối Tri Thức
Công nghệ 10 Chân Trời Sáng Tạo
Công nghệ 10 Cánh Diều
Giải bài tập Công nghệ 10 KNTT
Giải bài tập Công nghệ 10 CTST
Giải bài tập Công nghệ 10 CD
Trắc nghiệm Công nghệ 10
Tin học 10
Tin học 10 Kết Nối Tri Thức
Tin học 10 Chân Trời Sáng Tạo
Tin học 10 Cánh Diều
Giải bài tập Tin học 10 KNTT
Giải bài tập Tin học 10 CTST
Giải bài tập Tin học 10 Cánh Diều
Trắc nghiệm Tin học 10
Cộng đồng
Hỏi đáp lớp 10
Tư liệu lớp 10
Xem nhiều nhất tuần
Đề thi giữa HK2 lớp 10
Đề thi giữa HK1 lớp 10
Đề thi HK1 lớp 10
Đề thi HK2 lớp 10
Video bồi dưỡng HSG môn Toán
Toán 10 Chân trời sáng tạo Bài 2: Tập hợp
Toán 10 Kết nối tri thức Bài 1: Mệnh đề
Toán 10 Cánh Diều Bài tập cuối chương 1
Soạn bài Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân - Ngữ văn 10 KNTT
Soạn bài Thần Trụ Trời - Ngữ văn 10 CTST
Soạn bài Ra-ma buộc tội - Ngữ văn 10 Tập 1 Cánh Diều
Văn mẫu về Cảm xúc mùa thu (Thu hứng)
Văn mẫu về Bình Ngô đại cáo
Văn mẫu về Chữ người tử tù
Văn mẫu về Tây Tiến
YOMEDIA YOMEDIA ×Thông báo
Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này.
Bỏ qua Đăng nhập ×Thông báo
Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này.
Đồng ý ATNETWORK ON QC Bỏ qua >>Từ khóa » Công Thức Lý 10 Lực Ma Sát
-
Công Thức Tính Lực Ma Sát Trượt - Hoàng Vina
-
Công Thức Tính Lực Ma Sát
-
Công Thức Tính Lực Ma Sát đầy đủ, Chi Tiết Nhất - Vật Lí Lớp 10
-
Lực Ma Sát Công Thức Cách Tính, Lực Ma Sát Trượt, Ma Sát Lăn, Ma Sát ...
-
Lực Ma Sát Trượt Là Gì? Công Thức Tính Lực Ma Sát Trượt Chuẩn 100%
-
Công Thức Tính Lực Ma Sát Trượt | Kiến Thức Xây Dựng | Cốp Pha Việt
-
Lý Thuyết Lực Ma Sát | SGK Vật Lí Lớp 10
-
Lực Ma Sát: Lý Thuyết Và Bài Tập Bài Tập Vật Lý 10
-
Công Thức Lực Ma Sát Trượt - Vật Lý Lớp 10 - Dự Báo Thời Tiết
-
Tất Tần Tật Về Lực Ma Sát Chuẩn Nhất - CungHocVui
-
Lý Thuyết Vật Lý 10: Bài 13. Lực Ma Sát - TopLoigiai
-
Soạn Vật Lí 10 Bài 13: Lực Ma Sát | Học Cùng
-
Công Thức Lực Ma Sát Trượt Lớp 10 - Mathsilo
-
Giải Vật Lí 10 Bài 13: Lực Ma Sát