Vật Lý 10 Bài 23: Động Lượng Và định Luật Bảo Toàn động Lượng

Bài 1:

Hai vật chuyển động trên mặt phảng ngang, xác định động lượng của hệ vật trong các trường hợp sau biết khối lượng và vận tốc của các vật lần lượt là 400g và 200g; 6m/s và 12m/s a) Hai vật chuyển động song song, cùng chiều. b) Hai vật chuyển động song song, ngược chiều. c) Hai vật chuyển động hợp nhau một góc vuông. d) Véc tơ vận tốc của hai vật hợp nhau một góc \({120^0}.\)

Hướng dẫn giải

  • Chọn chiều dương là chiều của \(\overrightarrow {{v_1}} \)

a. \(p{\rm{ }} = {\rm{ }}{m_1}{v_1} + {\rm{ }}{m_2}{v_{2}} = 4,8{\rm{ }}kg.m/s\) b. \(p{\rm{ }} = {\rm{ }}{m_1}{v_1} - {\rm{ }}{m_2}{v_2} = 0\) c. \(p = {\rm{ }}\sqrt {{{({m_1}{v_1})}^2} + {{({m_2}{v_2})}^2}} {\rm{ }} = 3,4kg.m/s\) d. \(p = {\rm{ }}\sqrt {p_1^2 + p_2^2 + 2{p_1}{p_2}cos120} {\rm{ }} = 2,4kg.m/s\)

Bài 2:

Một quả bóng 500g đang bay theo phương ngang với vận tốc 20m/s thì tới đập vào tường thẳng đứng và bật ngược trở lại theo đúng phương cũ với vận tốc có độ lớn như cũ. Tính: a) Động lượng của quả bóng trước khi đập vào tường. b) Độ biến thiên động lượng của quả bóng. c) Lực trung bình do tường tác dụng vào quả bóng, biết thời gian bóng đập vào tường là 0,05s.

Hướng dẫn giải

  • Chọn chiều dương là chiều chuyển động của quả bóng sau khi đập vào tường

a. Trước khi đập vào tường: \(p{\rm{ }} = - mv = - 0,5.20{\rm{ }} = - 10kg.m/s\) Sau khi đập vào tường: \(p' = {\rm{ }}mv = 10kg.m/s\) b. Độ biến thiên động lượng \(\Delta p = {\rm{ }}p' - {\rm{ }}p = 20kg.m/s\) c. \(\Delta p = {F_{tb}}.\Delta t{\rm{ }} \Rightarrow {F_{tb}} = 400N\)

Bài 3:

Một viên đạn 10g chuyển động với vận tốc 1000m/s xuyên qua tấm gỗ. Sau đó vận tốc của viên đạn là 500m/s, thời gian viên đạn xuyên qua tấm gỗ là 0,01s. Tính độ biến thiên động lượng và lực cản trung bình của tấm gỗ.

Hướng dẫn giải

  • Độ biến thiên động lượng:

\(\Delta p = m({v_2} - {\rm{ }}{v_1}) = 0,01\left( {500{\rm{ }} - 1000} \right) = - 5\left( {kg.m/s} \right)\)

  • Lực cản trung bình của tấm gỗ:

\({F_{tb}} = \frac{{\Delta p}}{{\Delta t}} = - 500{\rm{ }}\left( N \right)\)

Xem Video giải BT Bài 23 trang 126 SGK Vật lý 10 tại: https://www.youtube.com/watch?v=gom35DfyA58

Từ khóa » đơn Vị Của độ Lớn Xung Lượng Của Lực Là