Vật Lý 11 Bài 14: Dòng điện Trong Chất điện Phân

YOMEDIA NONE Trang chủ Vật Lý 11 Chương 3: Dòng Điện Trong Các Môi Trường Vật lý 11 Bài 14: Dòng điện trong chất điện phân ADMICRO Lý thuyết10 Trắc nghiệm26 BT SGK 132 FAQ

Để sản xuất nhôm cần phải có một nguồn điện năng dồi dào. Vậy quy trình luyện nhôm đã dựa trên hiện tượng nào để đòi hỏi cần nhiều điện như vậy?

Sau khi học xong bài mới- Bài 14: Dòng điện trong chất điện phân các em sẽ trả lời được câu hỏi trên. Mời các em cùng theo dõi nội dung bài học nhé.

ATNETWORK YOMEDIA

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Thiết bị điện li

1.2. Bản chất dòng điện trong chất điện phân

1.3. Hiện tượng dương cực tan

1.4. Các định luật Fa-ra-đây

1.5. Ứng dụng của hiện tượng điện phân

2. Bài tập minh hoạ

3. Luyện tập bài 14 Vật lý 11

3.1. Trắc nghiệm

3.2. Bài tập SGK & Nâng cao

4. Hỏi đáp Bài 14 Chương 3 Vật lý 11

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Thiết bị điện li

Trong dung dịch, các hợp chất hoá học như axit, bazơ và muối bị phân li thành các nguyên tử tích điện gọi là ion; ion có thể chuyển động tự do trong dung dịch và trở thành hạt tải điện.

1.2. Bản chất dòng điện trong chất điện phân

- Dòng điện trong chất điện phân là dòng chuyển dời có hướng của các ion trong điện trường.

- Chất điện phân không dẫn điện tốt bằng kim loại.

- Dòng điện trong chất điện phân không chỉ tải điện lượng mà còn tải cả vật chất đi theo. Tới điện cực chỉ có các electron có thể đi tiếp, còn lượng vật chất đọng lại ở điện cực, gây ra hiện tượng điện phân

+ Ion dương (Cation) -> Catot

+ Ion âm (Anion) -> Anot

1.3. Các hiện tượng diễn ra ở điện cực. Hiện tượng dương cực tan

- Các ion chuyển động về các điện cực có thể tác dụng với chất làm điện cực hoặc với dung môi tạo nên các phản ứng hoá học gọi là phản ứng phụ trong hiện tượng điện phân.

- Hiện tượng dương cực tan xảy ra khi các anion đi tới anôt kéo các ion kim loại của điện cực vào trong dung dịch

1.4. Các định luật Fa-ra-đây

1.4.1. Định luật Faraday thứ nhất:

Khối lượng vật chất được giải phóng ở điện cực của bình điện phân tỉ lệ thuận với điện lượng chạy qua bình đó.

\(m = k.q\)

k: đương lượng điện hóa của chất được giải phóng

1.4.2. Định luật Faraday thứ hai:

- Đương lượng điện hoá k của một nguyên tố tỉ lệ với đương lượng gam \(\frac{A}{n}\) của nguyên tố đó. Hệ số tỉ lệ \(\frac{1}{F}\) , trong đó F gọi là số Faraday.

\(k = \frac{1}{F}.\frac{A}{n}\)

+ F = 96500 C/mol

+ A: khối lượng phân tử

+ n: hóa trị

- Kết hợp hai định luật Fa-ra-đây, ta được công thức Fa-ra-đây

\(m = \frac{1}{F}.\frac{A}{n}.I.t\)

+ m: khối lượng chất được giải phóng (g)

+ F = 96500 C/mol

+ A: khối lượng phân tử

+ n: hóa trị

+ I: cường độ dòng điện

+ t: thời gian dòng điện chạy qua.

1.5. Ứng dụng của hiện tượng điện phân

- Hiện tượng điện phân có nhiều ứng dụng trong thực tế sản xuất và đời sống như luyện nhôm, tinh luyện đồng, điều chế clo, xút, mạ điện, đúc điện, …

1.5.1. Luyện nhôm

- Dựa vào hiện tượng điện phân quặng nhôm nóng chảy.

- Bể điện phân có cực dương là quặng nhôm nóng chảy, cực âm bằng than, chất điện phân là muối nhôm nóng chảy, dòng điện chạy qua khoảng \({10^4}A\)

1.5.2. Mạ điện

- Bể điện phân có anôt là một tấm kim loại để mạ, catôt là vật cần mạ.

- Chất điện phân thường là dung dịch muối kim loại để mạ. Dòng điện qua bể mạ được chọn một cách thích hợp để đảm bảo chất lượng của lớp mạ.

Bài tập minh họa

Bài 1

Phát biểu nào sau đây chính xác

Kết quả cuối cùng của quá trình điện phân dung dịch CuSO4 với điện cực bằng đồng là

A. Không có thay đổi gì ở bình điện phân

B. Anôt bị ăn mòn

C. Đồng bám vào catôt

D. Đồng chạy từ anôt sang catôt

Hướng dẫn giải

Kết quả cuối cùng của quá trình điện phân dung dịch CuSO4 với điện cực bằng đồng là đồng chạy từ anôt sang catôt.

⇒ Đáp án D

Bài 2:

Phát biểu nào là chính xác

Dòng điện trong chất điện phân là dòng chuyển dời có hướng của

A. Các chất tan trong dung dịch

B. Các ion dương trong dung dịch

C. Các ion dương và ion âm dưới tác dụng của điện trường trong dung dịch

D. Các ion dương và ion âm theo chiều điện trường trong dung dịch

Hướng dẫn giải

Các ion dương và ion âm dưới tác dụng của điện trwòng trong dung dịch

⇒ Đáp án C.

Bài 3

Tốc độ chuyển động có hướng của ion \(Na^+\) và \(Cl^-\) trong nước có thể tính theo công thức:\(v = \mu E\), trong đó E là cường độ điện trường, \(\mu\) có giá trị lần lượt là \(4,5.10^{-8} m^2/(V.s)\). Tính điện trở suất của dung dịch NaCl nồng độ 0,1 mol/l, cho rằng toàn bộ các phân tử NaCl đều phân li thành ion.

Hướng dẫn giải

Mật độ của các ion \(Na^+\) và \(Cl^-\):

\(N = 0,1.1000.6,023.10^{23} = 6,023.10^{25}/m^3\)

Điện dẫn suất của dung dịch:

\(\sigma = 1,{6.10^{ - 19}}.6,{023.10^{25}}.(4,5 + 6,8){.10^{ - 8}} = 1,088{(\Omega /m)^{ - 1}}\)

⇒ Điện trở suất \(\rho =\frac{1}{\sigma }=\frac{1}{1,088}=0,92\Omega .m\)

3. Luyện tập Bài 14 Vật lý 11

Qua bài giảng Dòng điện trong chất điện phân này, các em cần hoàn thành 1 số mục tiêu mà bài đưa ra như :

- Trả lời được câu hỏi thế nào là chất điện phân, hiện tượng điện phân, nêu được bản chất dòng điện trong chất điện phân

- Phát biểu được định luật Fa-ra-day về điện phân.

- Mô tả được hiện tượng dương cực tan

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 14 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.

  • Câu 1:

    Muốn mạ đồng một tấm sắt có diện tích tổng cộng 200 cm2 , người ta dùng tấm sắt làm catôt của một bình điện phân đựng dùng dịch CuSO4 và anôt là một thanh đồng nguyên chất, rồi cho dòng điện có cường độ \(I = 10A\) chạy qua trong thời gian 2 giờ 40 phút 50 giây. Tìm bề dày lớp đồng bám trên mặt tấm sắt. Cho biết đồng có \(A = 64; n = 2\) và có khối lượng riêng \(\rho = 8,9.103{\rm{ }}kg/{m^3}\)

    • A. \(0,012cm\)
    • B. \(0,018cm\)
    • C. \(0,014cm\)
    • D. \(0,016cm\)
  • Câu 2:

    Chiều dày của một lớp niken phủ lên một tấm kim loại là \(h =0,05mm\) sau khi điện phân trong 30 phút. Diện tích mặt phủ của tấm kim loại là 30 cm2. Xác định cường độ dòng điện chạy qua bình điện phân. Biết niken có \( A = 58,n = 2\) và có khối lượng riêng là \(\rho = 8,9{\rm{ }}g/c{m^3}.\)

    • A. 1,07 A.
    • B. 3,17 A.
    • C. 2,47 A.
    • D. 2,27 A.
  • Câu 3:

    Một bộ nguồn điện gồm 30 pin mắc thành 3 nhóm nối tiếp, mỗi nhóm có 10 pin mắc song song; mỗi pin có suất điện động 0,9 V và điện trở trong \(0,6\Omega \). Một bình điện phân đựng dung dịch CuSO4 có điện trở \(205\Omega \) được mắc vào hai cực của bộ nguồn nói trên. Anôt của bình điện phân bằng đồng. Tính khối lượng đồng bám vào catôt của bình trong thời gian 50 phút. Biết Cu có \( A = 64; n = 2.\)

    • A. \(0,013g\)
    • B. \(0,034g\)
    • C. \(0,016g\)
    • D. \(0,023g\)

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK và Nâng cao

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Vật lý 11 Bài 14 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1 trang 85 SGK Vật lý 11

Bài tập 2 trang 85 SGK Vật lý 11

Bài tập 3 trang 85 SGK Vật lý 11

Bài tập 4 trang 85 SGK Vật lý 11

Bài tập 5 trang 85 SGK Vật lý 11

Bài tập 6 trang 85 SGK Vật lý 11

Bài tập 7 trang 85 SGK Vật lý 11

Bài tập 8 trang 85 SGK Vật lý 11

Bài tập 9 trang 85 SGK Vật lý 11

Bài tập 10 trang 85 SGK Vật lý 11

Bài tập 11 trang 85 SGK Vật lý 11

Bài tập 1 trang 100 SGK Vật lý 11 nâng cao

Bài tập 2 trang 100 SGK Vật lý 11 nâng cao

Bài tập 3 trang 100 SGK Vật lý 11 nâng cao

Bài tập 14.1 trang 35 SBT Vật lý 11

Bài tập 14.2 trang 35 SBT Vật lý 11

Bài tập 14.3 trang 36 SBT Vật lý 11

Bài tập 14.4 trang 36 SBT Vật lý 11

Bài tập 14.5 trang 36 SBT Vật lý 11

Bài tập 14.6 trang 36 SBT Vật lý 11

Bài tập 14.7 trang 37 SBT Vật lý 11

Bài tập 14.8 trang 37 SBT Vật lý 11

Bài tập 14.9 trang 37 SBT Vật lý 11

Bài tập 14.10* trang 37 SBT Vật lý 11

Bài tập 14.11 trang 37 SBT Vật lý 11

Bài tập 14.12* trang 37 SBT Vật lý 11

4. Hỏi đáp Bài 14 Chương 3 Vật lý 11

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Vật lý HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Vật Lý 11 HỌC247

NONE

Bài học cùng chương

Bài 13: Dòng điện trong kim loại Vật lý 11 Bài 13: Dòng điện trong kim loại Bài 15: Dòng điện trong chất khí Vật lý 11 Bài 15: Dòng điện trong chất khí Bài 16: Dòng điện trong chân không Vật lý 11 Bài 16: Dòng điện trong chân không Bài 17: Dòng điện trong chất bán dẫn Vật lý 11 Bài 17: Dòng điện trong chất bán dẫn Bài 18: Thực hành: Khảo sát đặc tính chỉnh lưu của điốt bán dẫn và đặc tính khuếch đại của Tranzito Vật lý 11 Bài 18: Thực hành: Khảo sát đặc tính chỉnh lưu của điốt bán dẫn và đặc tính khuếch đại của Tranzito ADSENSE ADMICRO Bộ đề thi nổi bật UREKA AANETWORK

XEM NHANH CHƯƠNG TRÌNH LỚP 11

Toán 11

Toán 11 Kết Nối Tri Thức

Toán 11 Chân Trời Sáng Tạo

Toán 11 Cánh Diều

Giải bài tập Toán 11 KNTT

Giải bài tập Toán 11 CTST

Trắc nghiệm Toán 11

Ngữ văn 11

Ngữ Văn 11 Kết Nối Tri Thức

Ngữ Văn 11 Chân Trời Sáng Tạo

Ngữ Văn 11 Cánh Diều

Soạn Văn 11 Kết Nối Tri Thức

Soạn Văn 11 Chân Trời Sáng Tạo

Văn mẫu 11

Tiếng Anh 11

Tiếng Anh 11 Kết Nối Tri Thức

Tiếng Anh 11 Chân Trời Sáng Tạo

Tiếng Anh 11 Cánh Diều

Trắc nghiệm Tiếng Anh 11 KNTT

Trắc nghiệm Tiếng Anh 11 CTST

Tài liệu Tiếng Anh 11

Vật lý 11

Vật lý 11 Kết Nối Tri Thức

Vật Lý 11 Chân Trời Sáng Tạo

Vật lý 11 Cánh Diều

Giải bài tập Vật Lý 11 KNTT

Giải bài tập Vật Lý 11 CTST

Trắc nghiệm Vật Lý 11

Hoá học 11

Hoá học 11 Kết Nối Tri Thức

Hoá học 11 Chân Trời Sáng Tạo

Hoá Học 11 Cánh Diều

Giải bài tập Hoá 11 KNTT

Giải bài tập Hoá 11 CTST

Trắc nghiệm Hoá học 11

Sinh học 11

Sinh học 11 Kết Nối Tri Thức

Sinh Học 11 Chân Trời Sáng Tạo

Sinh Học 11 Cánh Diều

Giải bài tập Sinh học 11 KNTT

Giải bài tập Sinh học 11 CTST

Trắc nghiệm Sinh học 11

Lịch sử 11

Lịch Sử 11 Kết Nối Tri Thức

Lịch Sử 11 Chân Trời Sáng Tạo

Giải bài tập Sử 11 KNTT

Giải bài tập Sử 11 CTST

Trắc nghiệm Lịch Sử 11

Địa lý 11

Địa Lý 11 Kết Nối Tri Thức

Địa Lý 11 Chân Trời Sáng Tạo

Giải bài tập Địa 11 KNTT

Giải bài tập Địa 11 CTST

Trắc nghiệm Địa lý 11

GDKT & PL 11

GDKT & PL 11 Kết Nối Tri Thức

GDKT & PL 11 Chân Trời Sáng Tạo

Giải bài tập KTPL 11 KNTT

Giải bài tập KTPL 11 CTST

Trắc nghiệm GDKT & PL 11

Công nghệ 11

Công nghệ 11 Kết Nối Tri Thức

Công nghệ 11 Cánh Diều

Giải bài tập Công nghệ 11 KNTT

Giải bài tập Công nghệ 11 Cánh Diều

Trắc nghiệm Công nghệ 11

Tin học 11

Tin học 11 Kết Nối Tri Thức

Tin học 11 Cánh Diều

Giải bài tập Tin học 11 KNTT

Giải bài tập Tin học 11 Cánh Diều

Trắc nghiệm Tin học 11

Cộng đồng

Hỏi đáp lớp 11

Tư liệu lớp 11

Xem nhiều nhất tuần

Đề thi giữa HK2 lớp 11

Đề thi HK1 lớp 11

Đề thi giữa HK1 lớp 11

Đề thi HK2 lớp 12

Tôi yêu em - Pu-Skin

Video bồi dưỡng HSG môn Toán

Công nghệ 11 Bài 16: Công nghệ chế tạo phôi

Vào phủ Chúa Trịnh

Tự tình

Câu cá mùa thu

Cấp số cộng

Cấp số nhân

Văn mẫu và dàn bài hay về bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ

YOMEDIA YOMEDIA ×

Thông báo

Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này.

Bỏ qua Đăng nhập ×

Thông báo

Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này.

Đồng ý ATNETWORK ON zunia.vn QC Bỏ qua >>

Từ khóa » Giải Sbt Vật Lí 11 Bài 14