Vật Lý 12 Bài 32: Hiện Tượng Quang - Phát Quang - VOH

Table of Contents

  • I. Hiện tượng phát quang
    • 1. Sự phát quang
    • 2. Đặc điểm của sự phát quang
    • 3. Lân quang và huỳnh quang
    • 4. Định luật Xtốc về sự phát quang
    • 5. Ứng dụng sự phát quang

I. Hiện tượng phát quang

1. Sự phát quang

Là hiện tượng một số chất khi hấp thụ ánh sáng dưới dạng nào đó sẽ phát ra các bức xạ thuộc vùng ánh sáng nhìn thấy.

VD: hóa – phát quang ở con đom đóm; điện – phát quang ở đèn LED; phát quang catôt ở màn hình vô tuyến.

bai-32-hien-tuong-quang-phat-quang-1

bai-32-hien-tuong-quang-phat-quang-2

* Hiện tượng quang – phát quang: Hiện tượng một số chất có khả năng hấp thụ bước sóng này, phát ra ánh sáng có bước sóng khác gọi là hiện tượng quang – phát quang.

2. Đặc điểm của sự phát quang

+ Sự phát quang xảy ra ở nhiệt độ bình thường.

+ Mỗi chất phát quang có một quang phổ đặc trưng của nó ⇒ Bức xạ phát quang là bức xạ riêng của vật phát quang.

+ Sau khi ngừng kích thích thì một số chất vẫn tiếp tục phát quang trong một khoảng thời gian nào đó. Khoảng thời gian từ lúc ngừng kích thích đến lúc ngừng phát quang gọi là thời gian phát quang.

3. Lân quang và huỳnh quang

+ Sự huỳnh quang là sự phát quang có thời gian phát quang ngắn (dưới 10-8 s), thường xảy ra với chất lỏng và khí.

+ Sự lân quang là sự phát quang có thời gian phát quang dài (trên 10-8 s), thường xảy ra với chất rắn.

4. Định luật Xtốc về sự phát quang

Ánh sáng phát quang có bước sóng λ’ dài hơn bước sóng ánh sáng kích thích λ.

5. Ứng dụng sự phát quang

Đèn ống, màn hình, sơn phát quang trên biển báo giao thông, áo của công nhân làm việc ban đêm…

bai-32-hien-tuong-quang-phat-quang-3

Giáo viên biên soạn : Bùi Trần Đức Anh Thái

Đơn vị: Trường THCS - THPT Nguyễn Khuyến

Từ khóa » Soạn Lý 12 Bài 32