Vật Lý 6 Bài 20: Sự Nở Vì Nhiệt Của Chất Khí
Có thể bạn quan tâm
VnDoc xin giới thiệu bài Lý thuyết Vật lý lớp 6 bài 20: Sự nở vì nhiệt của chất khí gồm các kiến thức cơ bản cho các em học sinh tham khảo, củng cố kỹ năng giải bài tập Vật lý lớp 6 chương 1 bài 20, chuẩn bị cho các bài thi trong năm học. Mời các em học sinh tham khảo chi tiết nội dung bài Vật lý 6 bài 20.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết
Bài: Sự nở vì nhiệt của chất khí
- A. Lý thuyết Vật lý 6 bài 20
- 1. Sự nở vì nhiệt của chất khí
- 2. Lưu ý
- B. Phương pháp giải
- C. Trắc nghiệm Vật lý 6 bài 20
A. Lý thuyết Vật lý 6 bài 20
1. Sự nở vì nhiệt của chất khí
- Các chất khí đều nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi.
Ví dụ:
Cắm một ống thủy tinh nhỏ xuyên qua nút bình cầu.
Cho một giọt nước màu vào trong ống thủy tinh.
Lắp chặt nút cao su có ống thủy tinh chứa nước màu vào bình cầu.
Xát hai lòng bàn tay vào nhau cho nóng lên, sau đó áp chặt vào bình cầu.
Hiện tượng: Giọt nước màu đi lên, chứng tỏ thể tích khí tăng, khí trong bình nở ra.Thôi không áp tay vào bình cầu, giọt nước màu đi xuống, chứng tỏ thể tích khí giảm, khí trong bình co lại.
Ví dụ: Khí cầu dùng không khí nóng và chở được người bay lên cao. Khí cầu được sử dụng trong khoa học để tìm hiểu khí quyển, quan sát thiên văn…Hay đèn trời được thả trong đêm lễ hội.
- Các chất khí khác nhau sự nở vì nhiệt lại giống nhau.
Bảng 1. Độ tăng thể tích của 1000 cm3 một số chất khi nhiệt độ tăng thêm 50oC.
2. Lưu ý
- Khác với chất rắn và chất lỏng, mọi chất khí đều có sự nở vì nhiệt giống nhau.
- Đối với chất khí sự dãn nở vì nhiệt cũng là sự dãn nở khối.
3. So sánh sự nở vì nhiệt của các chất
Từ bảng 1 ta thấy:
Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn
B. Phương pháp giải
Giải thích các hiện tượng trong đời sống
Để giải thích các hiện tượng trong đời sống, ta dựa vào các tính chất dãn nở vì nhiệt của chất khí sau đây:
- Các chất khí đều nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi.
- Các chất khí khác nhau nhưng dãn nở vì nhiệt lại giống nhau.
- Chất khí dãn nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng dãn nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.
- Chất khí có tính chất nén được và chiếm hết thể tích của bình chứa.
C. Trắc nghiệm Vật lý 6 bài 20
Câu 1: Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít sau đây ,cách sắp xếp nào là đúng?
A. Rắn, lỏng, khí.
B. Rắn, khí, lỏng.
C. Khí, lỏng, rắn.
D. Khí, rắn, lỏng.
Câu 2: Hãy chọn câu trả lời đúng điền vào chỗ trống: Các khối hơi nước bốc lên từ mặt biển, sông, hồ bị ánh nắng mặt trời chiếu vào nên.............., ………….., ………… và bay lên tạo thành mây.A. Nở ra, nóng lên, nhẹ đi
B. Nhẹ đi, nở ra, nóng lên
C. Nóng lên, nở ra, nhẹ đi
D. Nhẹ đi, nóng lên, nở ra
Câu 3: Hiện tượng nào sau đây xảy ra khi tăng nhiệt độ của một lượng khí đựng trong một bình không đậy nút?A. Khối lượng của lượng khí tăng.
B. Thể tích của lượng khí tăng.
C. Khối lượng riêng của lượng khí giảm
D. Cả ba đại lượng trên đều không thay đổi.
Câu 4: Tại sao quả bóng bàn đang bị dẹp, khi nhúng vào nước nóng lại có thể phồng lên?A. Vì không khí bên trong quả bóng bị nóng lên, không khí bên ngoài bị lạnh đi nên đẩy thành bóng về hình dạng cũ.
B. Vì không khí bên trong quả bóng bị nước nóng là biến đổi đột ngột, đẩy thành bóng về hình dạng cũ, sau đó lại xẹp xuống.
C. Vì không khí bên trong quả bóng bị nóng lên và nở ra đẩy thành bóng về hình dạng cũ.
D. Vì không khí bên ngoài quả bóng bị nóng lên, đẩy thành bóng về hình dạng cũ.
Câu 5: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống: Chất khi nở vì nhiệt ... chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt ... chất rắnA. Nhiều hơn- ít hơn
B. Nhiều hơn- nhiều hơn
C. Ít hơn- nhiều hơn
D. Ít hơn- ít hơn
Câu 6: Hộp quẹt ga khi còn đầy ga trong quẹt nếu đem phơi nắng thì sẽ dễ bị nổ. Giải thích tại sao?A. Vì khi phơi nắng, nhiệt độ tăng, ga ở dạng lỏng sẽ giảm thể tích làm hộp quẹt bị nổ.
B. Vì khi phơi nắng, nhiệt độ tăng, ga ở dạng khí sẽ tăng thể tích làm hộp quẹt bị nổ.
C. Vì khi phơi nắng, nhiệt độ tăng, ga ở dạng khí sẽ giảm thể tích làm hộp quẹt bị nổ.
D. Vì khi phơi nắng, nhiệt độ tăng, ga ở dạng lỏng sẽ tăng thể tích làm hộp quẹt bị nổ.
Câu 7: Kết luận nào sau đây là đúng khi so sánh sự nở vì nhiệt của các chất rắn, lỏng, khí?A. Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.
B. Chất rắn nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất khí.
C. Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn, chất rắn nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng.
D. Chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn, chất rắn nở vì nhiệt nhiều hơn chất khí.
Câu 8: Khi chất khí nóng lên thì đại lượng nào sau đây thay đổi?A. Cả thể tích, khối lượng riêng và trọng lượng riêng đều thay đổi.
B. Chỉ có trọng lượng riêng thay đổi.
C. Chỉ có thể tích thay đổi.
D. Chỉ có khối lượng riêng thay đổi.
Câu 9: Bánh xe đạp khi bơm căng, nếu để ngoài trưa nắng sẽ dễ bị nổ. Giải thích tại sao?A. Nhiệt độ tăng làm cho vỏ bánh xe co lại.
B. Nhiệt độ tăng làm cho ruột bánh xe nở ra.
C. Nhiệt độ tăng làm cho không khí trong ruột bánh xe co lại.
D. Nhiệt độ tăng làm cho không khí trong ruột bánh xe nở ra.
Câu 10: Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về thể tích của khối khí trong một bình thủy tinh đậy kín khi được đun nóng?A. Thể tích không thay đổi vì bình thủy tinh đậy kín.
B. Thể tích tăng.
C. Thể tích giảm.
D. Cả ba kết luận trên đều sai.
Câu 11: Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về sự nở vì nhiệt của không khí và oxi
A. không khí nở vì nhiệt nhiều hơn oxi
B. không khí nở vì nhiệt ít hơn oxi
C. không khí và oxi nở vì nhiệt như nhau
D. cả ba kết luận trên đều sai
Câu 12: Khi đi xe đạp trời nắng không nên bơm căng lốp xe vì
A. lốp xe dễ bị nổ
B. lốp xe dễ bị xuống hơi
C không có hiện tượng gì xảy ra đối với lốp xe
D. cả ba kết luận trên đều sai
Câu 13: Khi nhúng quả bóng bàn bị móp vào trong nước nóng, nó sẽ phồng trở lại. Vì sao vậy?
A. Vì nước nóng làm vỏ quả bóng co lại.
B. Vì nước nóng làm vỏ quả bóng nở ra.
C. Vì nước nóng làm cho khí trong quả bóng co lại.
D. Vì nước nóng làm cho khí trong quả bóng nở ra.
Câu 14: Điền từ đúng nhất. Khi giảm nhiệt độ, thể tích của…….sẽ giảm ít hơn thể tích của…….
A. chất khí, chất lỏng
B. chất khí, chất rắn
C. chất lỏng, chất rắn
D. chất rắn, chất lỏng
Câu 15: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
B. Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.
C. Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.
D. Khi nung nóng khí thì thể tích của chất khí giảm.
Câu 16: Chọn phát biểu đúng trong các phát biểu dưới đây?
A. Các chất khí nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi
B. Các chất khí co lại khi nóng lên và nở ra khi lạnh đi
C. Các chất khí không bị dãn nở vì nhiệt
D. Các chất khí nở ra khi nhiệt độ thay đổi so với nhiệt độ ban đầu
Câu 17: Chọn phát biểu sai
A. Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau
B. Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau
C. Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt khác nhau
D. Các chất rắn, lỏng và khí đều bị nở vì nhiệt
Câu 18: Chất khí trong bình nóng lên thì đại lượng nào sau đây của nó thay đổi?
A. Khối lượng
B. Trọng lượng
C. Khối lượng riêng
D. Cả khối lượng, trọng lượng riêng và khối lượng riêng
Câu 19: Khí nóng nhẹ hơn không khí lạnh vì:
A. Khi lạnh khí co lại, khối lượng 1m3 khí tăng
B. Khi lạnh thể tích của không khí lớn hơn khi nóng
C. Khi nóng khối lượng riêng của khí nhỏ hơn khối lượng riêng khi lạnh
D. Trọng lượng của khí thay đổi khi lạnh
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
Đáp án | C | C | C | C | B | D | A | A | D | B |
Câu | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
Đáp án | C | A | D | D | D | A | C | C | C |
----------------------------------------
Với nội dung bài Vật lý 6 bài 20: Sự nở vì nhiệt của chất khí các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về khái niệm, đặc điểm và vai trò của sự nở vì nhiệt của chất khí...
Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Lý thuyết Vật lý 6 bài 20: Sự nở vì nhiệt của chất khí. Để có kết quả cao hơn trong học tập, chúng tôi xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Lý thuyết Vật lí 6, Giải bài tập Vật Lí 6, Giải SBT Lý 6, Trắc nghiệm Vật lý 6, Bài tập Vật lý 6, Tài liệu học tập lớp 6 mà VnDoc tổng hợp và giới thiệu tới các bạn đọc
Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 6, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 6 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 6. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.
Từ khóa » Sự Nỏ Vì Nhiệt Của Chất Khí
-
Tìm Hiểu Về Sự Nở Vì Nhiệt Của Chất Khí? Giải đáp Kiến Thức Vật Lý 6
-
Vật Lý 6 Bài 20: Sự Nở Vì Nhiệt Của Chất Khí - Hoc247
-
Sự Nở Vì Nhiệt Của Chất Khí Vật Lý 6: Giải Thích Lý Thuyết Và Bài Tập ...
-
Bài 20. Sự Nở Vì Nhiệt Của Chất Khí
-
Sự Nở Vì Nhiệt Của Chất Khí, Thí Nghiệm, Giải Thích - Vật Lý 6 Bài 20
-
[Sách Giải] Bài 20: Sự Nở Vì Nhiệt Của Chất Khí
-
Bài: Sự Nở Vì Nhiệt Của Chất Khí
-
So Sánh Sự Nở Vì Nhiệt Của Các Chất Rắn Lỏng Khí - TopLoigiai
-
Hãy Nêu Một Số ứng Dụng Của Sự Nở Vì Nhiệt Của Chất Khí - TopLoigiai
-
Các Chất Khí Khác Nhau Nở Vì Nhiệt Như Thế Nào
-
Giải Bài Tập Sự Nở Vì Nhiệt Của Chất Khí
-
SGK Vật Lí 6 - Bài 20. Sự Nở Vì Nhiệt Của Chất Khí
-
Cách Giải Bài Tập Sự Giãn Nở Vì Nhiệt Của Chất Khí Cực Hay