Vật Lý 6 Bài 21: Một Số ứng Dụng Của Sự Nở Vì Nhiệt - Hoc247

YOMEDIA NONE Trang chủ Vật Lý 6 Chương 2: Nhiệt Học Vật lý 6 Bài 21: Một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt ADMICRO Lý thuyết10 Trắc nghiệm10 BT SGK 306 FAQ

Sự nở vì nhiệt của các chất có rất nhiều ứng dụng trong đời sống và kĩ thuật. Trong bài học này sẽ giới thiệu một số ứng dụng thường gặp của sự nở vì nhiệt của chất rắn, giữa chúng có chung đặc điểm gì ? Nội dung bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta nghiên cứu sâu hơn vấn đề này .

Mời các em cùng tìm hiểu nội dung Bài 21: Một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt nhé. Chúc các em học tốt!

ATNETWORK

1. Video bài giảng

2. Tóm tắt lý thuyết

2.1. Lực xuất hiện trong sự co dãn vì nhiệt

2.2. Băng kép

3. Bài tập minh hoạ

4. Luyện tập bài 21 Vật lý 6

4.1. Trắc nghiệm

4.2. Bài tập SGK & Nâng cao

5. Hỏi đáp Bài 21 Chương 2 Vật lý 6

Tóm tắt lý thuyết

2.1. Lực xuất hiện trong sự co dãn vì nhiệt

2.1.1. Quan sát thí nghiệm

Thí nghiệm 1:

  • Dùng bông tẩm cồn đốt nóng thanh thép đã được lắp trên giá và chặn chốt ngang

  • Nhận xét:

    • Sau khi thanh thép đốt nóng, thép nở ra bẻ gãy chốt ngang

    • Thanh thép nở dài ra khi nóng lên.

    • Hiện tượng xảy ra chứng tỏ khi dãn nở vì nhiệt, nếu bị ngăn cản thanh thép có thể sinh ra một lực rất lớn

Thí nghiệm 2:

  • Lắp chốt ngang sang bên phải gờ chặn, dùng khăn lạnh làm nguội thanh thép

  • Nhận xét: Chốt ngang cũng bị bẻ gãy

2.1.3. Rút ra kết luận

a. Khi thanh thép nở ra vì nhiệt nó gây ra lực rất lớn.

b. Khi thanh thép co lại vì nhiệt nó cũng gây ra lực rất lớn

⇒ Sự co dãn vì nhiệt khi bị ngăn cản có thể gây ra những lực rất lớn.

2.2. Băng kép

2.2.1. Quan sát thí nghiệm

  • Băng kép gồm hai thanh kim loại khác nhau (VD: đồng và thép), được tán chặt vào nhau theo chiều dài của thanh tạo thành băng kép.

  • Giả sử hơ nóng băng kép trong trường hợp mặt đồng ở phía dưới.

  • Sau đó đổi cho mặt thép ở phía dưới, hơ nóng lại băng kép

2.2.2. Trả lời câu hỏi

  • Đồng và thép nở vì nhiệt như nhau hay khác nhau?

    • Đồng và thép nở vì nhiệt khác nhau

  • Khi hơ nóng, băng kép cong về phía nào? Tại sao?

    • Khi hơ nóng, băng kép cong về phía thanh đồng. Đồng dãn nở vì nhiệt nhiều hơn thép nên thanh đồng dài hơn nằm phía ngoài vòng cung

  • Băng kép đang thẳng, nếu làm nó lạnh đi thì nó có bị cong không? Nếu có thì nó cong về thanh thép hay thanh đồng? Tại sao?

    • Băng kép đang thẳng, nếu làm nó lạnh đi thì nó có bị cong về phía thanh thép. Đồng co lại vì nhiệt nhiều hơn thép nên thanh đồng ngắn hơn, thanh thép dài hơn sẽ nằm ngoài vòng cung.

Bài tập minh họa

Bài 1:

Tại sao chỗ tiếp nối hai đầu thanh ray đường tàu hỏa. Em có nhận xét gì? Tại sao người ta phải làm như thế?

Hướng dẫn giải:

Giữa hai đầu thanh ray có để một khe hở. Khi nhiệt độ tăng cao đường ray nở dài ra. Do đó nếu không để khe hở, sự nở vì nhiệt của đường ray bị ngăn cản sẽ gây ra lực rất lớn làm hỏng đường ray.

Bài 2:

Tại sao khi rót nước nóng vảo cốc thủy tinh dày thì cốc dễ vỡ hơn là rót vào cốc thủy tinh mỏng?

Hướng dẫn giải:

Khi rót nước vào cốc thuỷ tinh dày thì lớp thuý tinh bên trong tiếp xúc với nước, nóng lên trước và dãn nở, trong khi lớp thuỷ tinh bên ngoài chưa kịp nóng lên và chưa dãn nở.

Kết quả là lớp thuỷ tinh bên ngoài chịu lực tác dụng từ trong ra và cốc bị vỡ. Với cốc mỏng, thì lớp thuỷ tinh bên trong và bên ngoài nóng lên và dãn nở đồng thời nên cốc không bị vở.

Bài 3:

Chọn từ thích hợp: khác nhau, nhiều hơn, ít hơn, lực rất lớn, ngăn cản để điền vào chỗ trống của các câu sau: A. Các chất rắn khác nhau nơ vì nhiệt... B. Đồng nở vì nhiệt... sắt và ... nhôm. C. Khi dãn nở vì nhiệt nếu bị .... thanh thép có thế gây ra D. Khi co lại vì nhiệt nếu bị ... thanh thép có thể gây ra lực rất lớn.

Hướng dẫn giải:

A. Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. B. Đồng nở vì nhiệt nhiều hơn sắt và ít hơn nhôm. C. Khi dãn nở vì nhiệt nếu bị ngăn cản thanh thép có thể gây ra lực rất lớn. D. Khi co lại vì nhiệt nếu bị ngăn cản, thanh thép có thể gây ra lực rất lớn.

QUẢNG CÁO

4. Luyện tập Bài 21 Vật lý 6

Qua bài giảng Một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt​ này, các em cần hoàn thành 1 số mục tiêu mà bài đưa ra như:

  • Nêu được ví dụ về các vật khi nở vì nhiệt, nếu bị ngăn cản thì gây ra lực lớn.

  • Vận dụng kiến thức về sự nở vì nhiệt của chất rắn, nếu bị ngăn cản thì gây ra lực lớn để giải thích được một số hiện tượng và ứng dụng trong thực tế.

4.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Vật lý 6 Bài 21 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.

  • Câu 1:

    Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống : Khi co lại vì nhiệt , nếu bị ... thanh thép có thể gây ra lực rất lớn.

    • A. ngăn cản
    • B. khác nhau nhiều
    • C. khác nhau ít
    • D. lực tác dụng
  • Câu 2:

    Ba cốc thuỷ tinh giống nhau, ban đầu cốc A đựng nước đá, cốc B đựng nước nguội (ở nhiệt độ phòng), cốc c đựng nước nóng. Đổ hết nước và rót nước sôi vào cả ba cốc. Cốc nào dễ vỡ nhất? Hãy chọn câu trả lời đúng:

    • A. Cốc A dễ vỡ nhất
    • B. Cốc B dễ vỡ nhất
    • C. Cốc C dễ vỡ nhất
    • D. Không có cốc nào dễ vỡ
  • Câu 3:

    Băng kép đang thẳng. Nếu làm cho lạnh đi thì nó bị cong về phía thanh thép hay thanh đồng? Tại sao?

    • A. Cong về phía thanh đồng vì đồng co vì nhiệt ít hơn thanh thép.
    • B. Cong về phía thanh đồng vì đồng co vì nhiệt nhiều hơn thanh thép.
    • C. Cong về phía thanh đồng vì đồng nở vì nhiệt nhiều hơn thanh thép.
    • D. Cong về phía thanh thép vì đồng co vì nhiệt nhiều hơn thanh thép.

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

4.2. Bài tập SGK và Nâng cao

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Vật lý 6 Bài 21 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập C1 trang 65 SGK Vật lý 6

Bài tập C2 trang 65 SGK Vật lý 6

Bài tập C3 trang 65 SGK Vật lý 6

Bài tập C4 trang 65 SGK Vật lý 6

Bài tập C5 trang 66 SGK Vật lý 6

Bài tập C6 trang 66 SGK Vật lý 6

Bài tập C7 trang 66 SGK Vật lý 6

Bài tập C8 trang 66 SGK Vật lý 6

Bài tập C9 trang 67 SGK Vật lý 6

Bài tập C10 trang 67 SGK Vật lý 6

Bài tập 21.1 trang 66 SBT Vật lý 6

Bài tập 21.2 trang 66 SBT Vật lý 6

Bài tập 21.3 trang 66 SBT Vật lý 6

Bài tập 21.4 trang 66 SBT Vật lý 6

Bài tập 21.5 trang 66 SBT Vật lý 6

Bài tập 21.6 trang 67 SBT Vật lý 6

Bài tập 21.7 trang 67 SBT Vật lý 6

Bài tập 21.8 trang 67 SBT Vật lý 6

Bài tập 21.9 trang 67 SBT Vật lý 6

Bài tập 21.10 trang 68 SBT Vật lý 6

Bài tập 21.11 trang 68 SBT Vật lý 6

Bài tập 21.12 trang 68 SBT Vật lý 6

Bài tập 21.13 trang 68 SBT Vật lý 6

Bài tập 21.14 trang 68 SBT Vật lý 6

5. Hỏi đáp Bài 21 Chương 2 Vật lý 6

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Vật lý HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Vật Lý 6 HỌC247

NONE

Bài học cùng chương

Bài 18: Sự nở vì nhiệt của chất rắn Vật lý 6 Bài 18: Sự nở vì nhiệt của chất rắn Bài 19: Sự nở vì nhiệt của chất lỏng Vật lý 6 Bài 19: Sự nở vì nhiệt của chất lỏng Bài 20: Sự nở vì nhiệt của chất khí Vật lý 6 Bài 20: Sự nở vì nhiệt của chất khí Bài 22: Nhiệt kế - Nhiệt giai Vật lý 6 Bài 22: Nhiệt kế - Nhiệt giai Bài 23: Thực hành đo nhiệt độ Vật lý 6 Bài 23: Thực hành đo nhiệt độ Bài 24: Sự nóng chảy và sự đông đặc Vật lý 6 Bài 24: Sự nóng chảy và sự đông đặc ADSENSE ADMICRO Bộ đề thi nổi bật UREKA AANETWORK

XEM NHANH CHƯƠNG TRÌNH LỚP 6

Toán 6

Toán 6 Chân Trời Sáng Tạo

Toán 6 Kết Nối Tri Thức

Toán 6 Cánh Diều

Giải bài tập Toán 6 CTST

Giải bài tập Toán 6 KNTT

Giải bài tập Toán 6 Cánh Diều

Trắc nghiệm Toán 6

Ngữ văn 6

Ngữ Văn 6 CTST

Ngữ Văn 6 KNTT

Ngữ Văn 6 Cánh Diều

Soạn Văn 6 CTST

Soạn Văn 6 KNTT

Soạn Văn 6 Cánh Diều

Văn mẫu 6

Tiếng Anh 6

Giải Tiếng Anh 6 CTST

Giải Tiếng Anh 6 KNTT

Giải Tiếng Anh 6 Cánh Diều

Trắc nghiệm Tiếng Anh 6 CTST

Trắc nghiệm Tiếng Anh 6 KNTT

Trắc nghiệm Tiếng Anh 6 Cánh Diều

Giải Sách bài tập Tiếng Anh 6

Khoa học tự nhiên 6

Khoa học tự nhiên 6 CTST

Khoa học tự nhiên 6 KNTT

Khoa học tự nhiên 6 Cánh Diều

Giải bài tập KHTN 6 CTST

Giải bài tập KHTN 6 KNTT

Giải bài tập KHTN 6 Cánh Diều

Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6

Tin học 6

Tin học 6 CTST

Tin học 6 KNTT

Tin học 6 Cánh Diều

Giải bài tập Tin học 6 CTST

Giải bài tập Tin học 6 KNTT

Giải bài tập Tin học 6 Cánh Diều

Trắc nghiệm Tin học 6

Lịch sử và Địa lý 6

Lịch sử & Địa lí 6 CTST

Lịch sử & Địa lí 6 KNTT

Lịch sử & Địa lí 6 Cánh Diều

Giải bài tập LS và ĐL 6 CTST

Giải bài tập LS và ĐL 6 KNTT

Giải bài tập LS và ĐL 6 Cánh Diều

Trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 6

Công nghệ 6

Công Nghệ 6 CTST

Công Nghệ 6 KNTT

Công Nghệ 6 Cánh Diều

Giải bài tập Công Nghệ 6 CTST

Giải bài tập Công Nghệ 6 KNTT

Giải bài tập Công Nghệ 6 Cánh Diều

Trắc nghiệm Công nghệ 6

Cộng đồng

Hỏi đáp lớp 6

Tư liệu lớp 6

Đề thi

Đề thi giữa HK1 lớp 6

Đề thi giữa HK2 lớp 6

Đề thi HK1 lớp 6

Đề thi HK2 lớp 6

Xem nhiều nhất tuần

Video Toán nâng cao lớp 6

Đề cương HK1 lớp 6

Văn mẫu về Bức tranh của em gái tôi

Văn mẫu về Cô bé bán diêm

Văn mẫu về Bánh chưng, bánh giầy

Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức Bài 16: Hỗn hợp các chất

Lịch sử và Địa lí 6 Kết nối tri thức Bài 10: Hy Lạp và La Mã cổ đại

Tin học 6 Kết nối tri thức Bài 1: Thông tin và dữ liệu

YOMEDIA YOMEDIA ×

Thông báo

Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này.

Bỏ qua Đăng nhập ×

Thông báo

Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này.

Đồng ý ATNETWORK ON zunia.vn QC Bỏ qua >>

Từ khóa » C10 Bài 21 Vật Lý 6