Vật Lý 6 Bài 9: Lực đàn Hồi
Có thể bạn quan tâm
VnDoc xin giới thiệu bài Lý thuyết Vật lý lớp 6 bài 9: Lực đàn hồi tổng hợp các kiến thức về lực đàn hồi cho các em học sinh tham khảo, củng cố kỹ năng giải bài tập Vật lý lớp 6 chương 1 bài 9, chuẩn bị cho các bài thi trong năm học. Mời các em học sinh tham khảo chi tiết nội dung bài Vật lý 6 bài 9.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết
Bài: Lực đàn hồi
- A. Lý thuyết Vật lý 6 bài 9
- 1. Biến dạng đàn hồi - Độ biến dạng
- 2. Lực đàn hồi
- 3. Những đặc điểm của lực đàn hồi
- 4. Ứng dụng thực tế
- 5. Phương pháp giải
- B. Trắc nghiệm Vật lý 6 bài 9
A. Lý thuyết Vật lý 6 bài 9
1. Biến dạng đàn hồi - Độ biến dạng
- Biến dạng đàn hồi: Khi chịu tác dụng của lực, hình dạng ban đầu của vật bị thay đổi thì vật đó bị biến dạng. Nếu khi không còn tác dụng của lực nữa, vật đó có thể trở về hình dạng ban đầu, ta nói biến dạng của vật là biến dạng đàn hồi. Vật có tính chất như vậy gọi là vật có tính đàn hồi.
- Độ biến dạng: Một lò xo một đầu được móc vào một cái giá.
+ Chiều dài ban đầu của nó là .
+ Sau khi treo vào đầu kia một quả nặng, chiều dài của nó là .
Thì độ biến dạng của lò xo khi đó:
2. Lực đàn hồi
Lực của vật có tính đàn hồi xuất hiện khi bị biến dạng tác dụng lên vật khác (vật mà nó tiếp xúc) được gọi là lực đàn hồi.
Ví dụ: Lực của lò xo tác dụng lên quả nặng ở trường hợp vừa nêu trên là lực đàn hồi.
3. Những đặc điểm của lực đàn hồi
- Độ lớn của lực đàn hồi phụ thuộc vào độ biến dạng của vật đàn hồi: Độ biến dạng càng lớn (trong giới hạn cho phép) thì độ lớn của lực đàn hồi càng lớn. Ngược lại, độ biến dạng càng nhỏ thì độ lớn của lực đàn hồi càng nhỏ.
Treo lần lượt các quả nặng vào đầu dưới của lò xo. Khi trọng lượng của quả nặng tăng ⇒ độ biến dạng của lò xo tăng. Mà cường độ lực đàn hồi của lò xo bằng cường độ của trọng lực ⇒ Khi độ biến dạng của lò xo tăng, lực đàn hồi của lò xo cũng tăng.
- Độ lớn của lực đàn hồi còn phụ thuộc vào bản chất của vật đàn hồi. Vật đàn hồi thường được làm bằng thép hoặc đồng thau, vì thép và đồng thau có tính đàn hồi rất tốt.
Lưu ý: Lò xo là vật có tính đàn hồi, khi ta kéo nó một lực lớn (quá giới hạn cho phép) thì lò xo giãn ra quá mức, khi đó nó không thể trở về hình dạng và kích thước ban đầu được, nó đã bị mất tính đàn hồi.
4. Ứng dụng thực tế
Bộ phận quan trọng của thiết bị này là chiếc lò xo. Khi đẩy cánh cửa mở ra, lò xo bị biến dạng. Khi đi ra xa khỏi cửa, lực đàn hồi của lò xo kéo cánh cửa tự động khép lại
5. Phương pháp giải
Cách xác định độ lớn của lực đàn hồi
- Dựa vào hiện tượng ta xác định lực cân bằng với lực đàn hồi.
- Xác định độ lớn của lực cân bằng đó.
- Dựa vào yếu tố của hai lực cân bằng ta xác định được độ lớn của lực đàn hồi đúng bằng độ lớn của lực cân bằng với nó.
B. Trắc nghiệm Vật lý 6 bài 9
Câu 1: Lực nào sau đây không phải lực đàn hồi?
A.Lực của lò xo bút bi tác dụng vào ngòi bút
B. Lực của quả bóng tác dụng vào tường khi quả bóng va chạm với tường
C. Lực của giảm xóc xe máy tác dụng vào khung xe máy
D. Lực tâng tác dụng vào cánh máy bay khi máy bay chuyển động
Câu 2: Phát biểu nào sau đây về lực đàn hồi của lò xo là đúng?
A. Trong hai trường hợp lò xo có chiều dài khác nhau: trường hợp nào lò xo dài hơn thì lực đàn hồi mạnh hơn
B. Độ biến dạng của lo xo càng nhỏ thì lực đàn hồi càng nhỏ
C. Chiều dài của lò xo khi bị kéo dãn càng lớn thì lực đàn hồi càng nhỏ
D. Chiều dài của lò xo khi bị nén càng nhỏ thì lực đàn hồi càng nhỏ
Câu 3: Đặt một lò xo trên nền nhà và sát tường. Lấy tay ép lò xo vào tường, lò xo bị biến dạng. Lực nào sau đây gây ra sự biến dang của lò xo
A.Lực của tay
B. Lực của tường
C. Lực của tay và tường
D. Lực của tay, tường và Trái đất
Câu 4: Dùng 1 quả nặng có khối lượng bằng 50g treo vào đầu lò xo, lò xo bị biến dang. Muốn lò xo dãn ra 3cm phải làm thế nào?
A.Treo thêm một quả nặng 50g
B. Thay quả nặng 50g bằng quả nặng 100g
C. Treo thêm quả nặng 100g
D. Cả 3 phương án trên đều sai
Câu 5: Lực nào dưới đây là lực đàn hồi?
A. Trọng lực của một quả nặng
B. Lực hút của một nam châm tác dụng lên một miếng sắt
C. Lực đẩy của lò xo dưới yên xe đạp
D. Lực kết dính giữa một tờ giấy dán trên bảng với mặt bảng
Câu 6: Biến dạng của vật nào dưới dây là biến dạng đàn hồi?
A. Cục đất sét
B. Sợi dây đồng
C. Sợi dây cao su
D. Quả ổi chín
Câu 7: Treo thẳng đứng một lò xo, đầu dưới gắn với một quả cân 10g thì lò xo có độ dài là 11cm; nếu thay bằng quả cân 200g thì lò xo có độ dài là 11,5cm. Hỏi nếu treo quả cân 500g thì lò xo có độ dài bao nhiêu?
A. 12cm
B. 12,5cm
C. 13cm
D. 13,5cm
Câu 8: Nếu treo quả cân 1kg vào một cái “cân lò xo”của cân có độ dài 10cm. Nếu treo quả cân 0,5kg thì lò xo có độ dài 6cm. Hỏi nếu treo quả cân 200g thì lò xo sẽ có độ dài bao nhiêu?
A. 7,6cm
B. 5cm
C. 3,6cm
D. 2,5cm
Câu 9: Nếu treo một quả cân 100g vào một sợi dây cao su thì khi đã đứng yên quả cân chịu tác dụng
A. Chỉ của trọng lực có độ lớn 1N
B. Chỉ của lực đàn hồi có độ lớn là 10N
C. Của trọng lực có độ lớn 1N và lực đàn hồi có độ lớn 1N
D. Của trọng lực có độ lớn 1N và lực đàn hồi có độ lớn 10N
Câu 10: Vật nào dưới đây không có tính chất đàn hồi:
A. Một quả bóng cao su
B. Một quả bóng bàn
C. Một hòn đá
D. Một chiếc lưỡi cưa
Câu 11: Vật nào dưới đây có tính chất đàn hồi:
A. Một cục đất sét
B. Một hòn đá
C. Một đoạn dây đồng nhỏ
D. Một quả bóng cao su
Câu 12: Điền từ thích hợp vào chỗ trống: Quả nặng đứng yên. Nó chịu tác dụng đổng thời của hai lực là lực đàn hổi và………………………..
A. Trọng lực
B. Lực đàn hồi
C. Dãn ra
D. Cân bằng lẫn nhau
Câu 13: Lực nào dưới đây là lực đàn hồi?
A. Trọng lực của một quả nặng.
B. Lực hút của nam châm lên tấm sắt.
C. Lực đẩy của lò xo dưới yên xe đạp.
D. Lực kết dính của tờ giấy dán trên bảng.
Câu 14: Điền vào chỗ trống trong các câu sau: Cánh cung là một vật có tính chất đàn hồi. Khi nó bị ..., nó sẽ tác dụng vào hai đầu dây cung hai lực đàn hồi. Hai lực này cùng tác dụng vào dây cung, chúng có cùng phương, ngược chiều và là hai lực cân bằng.
A. Trọng lượng
B. Lực cân bằng
C. Biến dạng
D. Vật có tính chất đàn hồi
Câu 15: Điền vào chỗ trống trong câu sau:
Một người ngồi trên một chiếc xe đạp. Dưới tác dụng của ... của người, lò xo ở yên xe bị nén xuống. Nó đã bị biến dạng.
A. Lực đàn hồi
B. Lực cân bằng
C. Khối lượng
D. Trọng lượng
Đáp án
1. D | 2. C | 3. C | 4. C | 5. C | 6. C | 7. C | 8. C |
9. C | 10. C | 11. D | 12. A | 13. C | 14. C | 15. D |
----------------------------------------
Với nội dung bài Vật lý 6 bài 9: Lực đàn hồi các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về khái niệm, đặc điểm và vai trò của lực đàn hồi...
Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Lý thuyết Vật lý 6 bài 9: Lực đàn hồi. Để có kết quả cao hơn trong học tập, chúng tôi xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Lý thuyết Vật lí 6, Giải bài tập Vật Lí 6, Giải SBT Lý 6, Trắc nghiệm Vật lý 6, Bài tập Vật lý 6, Tài liệu học tập lớp 6 mà VnDoc tổng hợp và giới thiệu tới các bạn đọc
Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 6, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 6 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 6. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.
Từ khóa » Công Thức Lực đàn Hồi Lớp 6
-
Vật Lý 6 Bài 9: Lực đàn Hồi - Hoc247
-
Lực đàn Hồi Tính Bằng Công Thức Nào ? - Nguyễn Hoài Thương
-
Giải Bài Tập Vật Lý 6 Bài 9: Lực đàn Hồi
-
Lý Thuyết Lực đàn Hồi | SGK Vật Lí Lớp 6
-
Công Thức Tính Lực đàn Hồi Lớp 6
-
Công Thức Tính Lực đàn Hồi Của Lò Xo, định Luật Húc Có Bài Tập Từ A - Z
-
Lý Thuyết Vật Lí 6 Bài 9: Lực đàn Hồi Hay, Chi Tiết
-
Công Thức Lực đàn Hồi Cực đại Và Cực Tiểu Của Lò Xo? - TopLoigiai
-
Giải Vở Bài Tập Vật Lí 6 - Bài 9: Lực đàn Hồi
-
Công Thức Tính Lực đàn Hồi Của Lò Xo, định Luật Húc
-
Soạn Lý 6 Bài 9 Lực đàn Hồi Chi Tiết Nhất
-
Cách Tính Lực đàn Hồi Của Con Lắc Lò Xo, Công Thức Định Luật Húc ...
-
Công Thức Tính độ Biến Dạng Của Lò Xo - Mobitool