Vật Lý 8 Bài 19: Các Chất được Cấu Tạo Như Thế Nào?
Có thể bạn quan tâm
Các chất được cấu tạo như thế nào?
Từ cách đây trên 2000 năm, người ta đã đặt ra câu hỏi này, và họ nghĩ rằng vật chất không liền một khối mà được cấu tạo từ các hạt riêng biệt rất nhỏ, mắt thường không thể nhìn thấy được. Tuy nhiên, người ta không tài nào chứng minh được ý nghĩ của mình là đúng. Mãi đến đầu thế kỷ XX, con người mới chứng minh được bằng thí nghiệm sự tồn tại của các hạt riêng biệt cấu tạo nên mọi vật.
Vậy thì các chất được cấu tạo từ đâu?
Chúng ta sẽ trả lời được câu hỏi này sau khi nghiên cứu nội dung bài học ngày hôm nay. Mời các em cùng nhau tìm hiểu nội dung của Bài 19: Các chất được cấu tạo như thế nào?
ATNETWORK YOMEDIA1. Video bài giảng
2. Tóm tắt lý thuyết
2.1. Các chất có được cấu tạo từ những hạt riêng biệt
2.2. Giữa các phân tử nguyên tử có khoảng cách
3. Bài tập minh hoạ
4. Luyện tập bài 19 Vật lý 8
4.1. Trắc nghiệm
4.2. Bài tập SGK & Nâng cao
5. Hỏi đáp Bài 19 Chương 2 Vật lý 8
Tóm tắt lý thuyết
2.1. Các chất có được cấu tạo từ những hạt riêng biệt không?
-
Vật chất không liền một khối mà các chất được cấu tạo từ những hạt riêng biệt gọi là nguyên tử, phân tử.
-
Nguyên tử, phân tử là những hạt vô cùng nhỏ bé, mắt thường không thể nhìn thấy được
-
Nguyên tử là hạt chất nhỏ nhất, phân tử là nhóm các nguyên tử
-
Nguyên tử Đồng (Cu) Phân tử muối ăn (NaCl)
- Người ta dùng kính hiển vi hiện đại để quan sát các nguyên tử, phân tử
2.2. Giữa các phân tử nguyên tử có khoảng cách hay không?
2.2.1. Thí nghiệm mô hình
-
Một thí nghiệm tương tự như thí nghiệm yêu cầu gọi là Thí nghiệm mô hình
-
C1: Đổ 50 \(cm^3\) cát vào bình đựng 50 \(cm^3\) ngô, lắc nhẹ. Nhận xét thể tích hỗn hợp sau khi trộn, so sánh với tổng thể tích ban đầu?
-
Nhận xét thí nghiệm: Trộn 50 \(cm^3\) ngô vào 50 \(cm^3\) cát, hỗn hợp thu được nhỏ hơn 100 \(cm^3\) . Vì giữa các hạt ngô có khoảng cách nên khi đổ cát vào ngô, các hạt cát đã xen vào những khoảng cách này làm cho thể tích của hỗn hợp nhỏ hơn tổng thể tích của ngô và cát.
2.2.2. Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách
-
C2: Liên hệ giải thích sự hụt thể tích của hỗn hợp rượu, nước ở trên?
-
Nhận xét thí nghiệm: Giữa các phân tử rượu, nước có khoảng cách cho nên khi đổ rượu vào nước các phân tử rượu, nước xen kẽ vào khoản cách của nhau nên hỗn hợp thu được có thể tích nhỏ hơn tổng thể tích của hai chất khi mang trộn.
-
Các hạt nguyên tử, phân tử vô cùng nhỏ bé mắt thường ta không nhìn thấy được nên Thí nghiệm trên là Thí nghiệm mô hình giúp ta hình dung về khoảng cách giữa các nguyên tử, phân tử.
Kết luận:
-
Giữa các nguyên tử, phân tử của bất kỳ chất nào cũng có khoảng cách.
Bài tập minh họa
Bài 1.
Hãy giải thích tại sao thả quả bóng cao su hoặc quả bóng bay bơm căng, dù có buộc chặt cũng cứ ngày một xẹp dần.
Hướng dẫn giải:
-
Thành bóng cao su được cấu tạo từ các phân tử cao su, giữa chúng có khoảng cách.
-
Các phân tử không khí ở trong bóng có thể chui qua các khoảng cách này mà ra ngoài làm cho bóng xẹp dần.
Bài 2.
Cá muốn sống được phải có không khí. Nhưng ta thây cá vẫn sống được trong nước? Hãy giải thích?
Hướng dẫn giải:
Vì các phân tử nước có khoảng cách nên các phân tử không khí có thể đứng xen vào khoảng cách đó, chính vì vậy mà cá có thể sống được trong nước.
4. Luyện tập Bài 19 Vật lý 8
Qua bài giảng Các chất được cấu tạo như thế nào? này, các em cần hoàn thành 1 số mục tiêu mà bài đưa ra như :
-
Các chất được cấu tạo như thế nào?
-
Nêu các ví dụ thực tế chứng tỏ giữa các phân tử có khoảng cách.
-
Bước đầu nhận biết được thí nghiệm mô hình và chỉ ra sự tương tự giữa thí nghiệm mô hình và hiện tượng cần giả thích.
4.1. Trắc nghiệm
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 19 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
Câu 1:
Khi đổ 50 \(cm^3\) rượu vào 50 \(cm^3\) nước, ta thu được một hỗn hợp rượu - nước có thể tích bao nhiêu?
- A. Dưới 100cm3
- B. Đúng bằng 50cm3
- C. Đúng bằng 100cm3
- D. Trên 100cm3
-
Câu 2:
Tại sao quả bóng bay dù được buộc chặt lâu ngày vẫn bị xẹp?
- A. Vì khi mới thổi, không khí từ miệng vào bóng còn nóng, sau đó lạnh dần nên co lại.
- B. Vì cao su là chất đàn hồi nên sau bị thổi căng nó tự động co lại.
- C. Vì không khí nhẹ nên có thể chui qua chỗ buộc ra ngoài.
- D. Vì giữa các phân tử của chất làm vỏ bóng có khoảng cách nên các phân tử không khí có thể qua đó thoát ra ngoài.
-
Câu 3:
Chọn phát biểu đúng.
- A. Nguyên tử, phân tử là những hạt vô cùng nhỏ bé, mắt thường không thể nhìn thấy được
- B. Nguyên tử, phân tử là những hạt vô cùng nhỏ bé, tuy nhiên mắt thường vẫn có thể quan sát được
- C. Vì các nguyên tử, phân tử rất bé nên giữa chúng không có khoảng cách.
- D. Nguyên tử, phân tử của các chất đều giống nhau
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
4.2. Bài tập SGK và Nâng cao
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Vật lý 8 Bài 19 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Bài tập C1 trang 69 SGK Vật lý 8
Bài tập C2 trang 69 SGK Vật lý 8
Bài tập C3 trang 70 SGK Vật lý 8
Bài tập C4 trang 70 SGK Vật lý 8
Bài tập C5 trang 70 SGK Vật lý 8
Bài tập 19.1 trang 50 SBT Vật lý 8
Bài tập 19.2 trang 50 SBT Vật lý 8
Bài tập 19.3 trang 50 SBT Vật lý 8
Bài tập 19.4 trang 50 SBT Vật lý 8
Bài tập 19.5 trang 50 SBT Vật lý 8
Bài tập 19.6 trang 50 SBT Vật lý 8
Bài tập 19.7 trang 51 SBT Vật lý 8
Bài tập 19.8 trang 51 SBT Vật lý 8
Bài tập 19.9 trang 51 SBT Vật lý 8
Bài tập 19.10 trang 51 SBT Vật lý 8
Bài tập 19.11 trang 51 SBT Vật lý 8
Bài tập 19.12 trang 51 SBT Vật lý 8
Bài tập 19.13 trang 51 SBT Vật lý 8
Bài tập 19.14 trang 52 SBT Vật lý 8
Bài tập 19.15 trang 52 SBT Vật lý 8
5. Hỏi đáp Bài 19 Chương 2 Vật lý 8
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Vật lý HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!
-- Mod Vật Lý 8 HỌC247
NONEBài học cùng chương
Vật lý 8 Bài 20: Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên? Vật lý 8 Bài 21: Nhiệt năng Vật lý 8 Bài 22: Dẫn nhiệt Vật lý 8 Bài 23: Đối lưu - Bức xạ nhiệt Vật lý 8 Bài 24: Công thức tính nhiệt lượng Vật lý 8 Bài 25: Phương trình cân bằng nhiệt ADSENSE ADMICRO Bộ đề thi nổi bật UREKA AANETWORKXEM NHANH CHƯƠNG TRÌNH LỚP 8
Toán 8
Toán 8 Kết Nối Tri Thức
Toán 8 Chân Trời Sáng Tạo
Toán 8 Cánh Diều
Giải bài tập Toán 8 KNTT
Giải bài tập Toán 8 CTST
Giải bài tập Toán 8 Cánh Diều
Trắc nghiệm Toán 8
Đề thi giữa HK1 môn Toán 8
Ngữ văn 8
Ngữ Văn 8 Kết Nối Tri Thức
Ngữ Văn 8 Chân Trời Sáng Tạo
Ngữ Văn 8 Cánh Diều
Soạn Văn 8 Kết Nối Tri Thức
Soạn Văn 8 Chân Trời Sáng Tạo
Soạn Văn 8 Cánh Diều
Văn mẫu 8
Đề thi giữa HK1 môn Ngữ Văn 8
Tiếng Anh 8
Tiếng Anh 8 Kết Nối Tri Thức
Tiếng Anh 8 Chân Trời Sáng Tạo
Tiếng Anh 8 Cánh Diều
Trắc nghiệm Tiếng Anh 8 KNTT
Trắc nghiệm Tiếng Anh 8 CTST
Trắc nghiệm Tiếng Anh 8 Cánh Diều
Tài liệu Tiếng Anh 8
Đề thi giữa HK1 môn Tiếng Anh 8
Khoa học tự nhiên 8
Khoa học tự nhiên 8 KNTT
Khoa học tự nhiên 8 CTST
Khoa học tự nhiên 8 Cánh Diều
Giải bài tập KHTN 8 KNTT
Giải bài tập KHTN 8 CTST
Giải bài tập KHTN 8 Cánh Diều
Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 8
Lịch sử và Địa lý 8
Lịch sử & Địa lí 8 KNTT
Lịch sử & Địa lí 8 CTST
Lịch sử & Địa lí 8 Cánh Diều
Giải bài tập LS và ĐL 8 KNTT
Giải bài tập LS và ĐL 8 CTST
Giải bài tập LS và ĐL 8 Cánh Diều
Trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 8
GDCD 8
GDCD 8 Kết Nối Tri Thức
GDCD 8 Chân Trời Sáng Tạo
GDCD 8 Cánh Diều
Giải bài tập GDCD 8 KNTT
Giải bài tập GDCD 8 CTST
Giải bài tập GDCD 8 Cánh Diều
Trắc nghiệm GDCD 8
Công nghệ 8
Công Nghệ 8 KNTT
Công Nghệ 8 CTST
Công Nghệ 8 Cánh Diều
Trắc nghiệm Công Nghệ 8
Giải bài tập Công Nghệ 8 KNTT
Giải bài tập Công Nghệ 8 CTST
Giải bài tập Công Nghệ 8 CD
Đề thi giữa HK1 môn Công nghệ 8
Tin học 8
Tin Học 8 Kết Nối Tri Thức
Tin Học 8 Chân Trời Sáng Tạo
Trắc nghiệm Tin học 8
Giải bài tập Tin học 8 CD
Tin Học 8 Cánh Diều
Đề thi giữa HK1 môn Tin học 8
Cộng đồng
Hỏi đáp lớp 8
Tư liệu lớp 8
Xem nhiều nhất tuần
Đề thi HK2 lớp 8
Đề thi giữa HK1 lớp 8
Đề thi HK1 lớp 8
Đề thi giữa HK2 lớp 8
9 bài văn mẫu Cô bé bán diêm hay nhất
9 bài văn mẫu truyện Cô bé bán diêm
6 bài văn mẫu về đoạn trích Đánh nhau với cối xay gió
Tiếng Anh Lớp 8 Unit 6
Tiếng Anh Lớp 8 Unit 5
Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác
Video Toán Nâng cao lớp 8- HK1
Video Toán Nâng cao lớp 8- HK Hè
Video Toán Nâng cao lớp 8- HK2
YOMEDIA YOMEDIA ×Thông báo
Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này.
Bỏ qua Đăng nhập ×Thông báo
Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này.
Đồng ý ATNETWORK ON QC Bỏ qua >>Từ khóa » Soạn Lý 8 Bài 19
-
Giải Vật Lí 8 Bài 19: Các Chất được Cấu Tạo Như Thế Nào
-
Bài 19. Các Chất được Cấu Tạo Như Thế Nào?
-
Lý Thuyết Vật Lý Lớp 8 Bài 19 - Cấu Tạo Chất
-
Giải Bài Tập SGK Vật Lý Lớp 8 Bài 19: Các Chất được Cấu Tạo Như Thế ...
-
Lý Thuyết Vật Lý 8: Bài 19. Các Chất được Cấu Tạo Như Thế Nào?
-
Khoa Học Tự Nhiên 8 Bài 19 : Định Luật Về Công - Tech12h
-
Giải Bài 19 Vật Lí 8: Các Chất được Cấu Tạo Như Thế Nào ? - Tech12h
-
Giải Bài Tập Vật Lý 8 Trang 69, 70
-
Vật Lý Lớp 8 - Bài 19 - Các Chất được Cấu Tạo Như Thế Nào ? - YouTube
-
Giải Vật Lí 8 Bài 19: Các Chất được Cấu Tạo Như Thế Nào ?
-
Vật Lí 8 Bài 19: Các Chất được Cấu Tạo Như Thế Nào? - Haylamdo
-
Soạn Vật Lí 8 Bài 19: Các Chất được Cấu Tạo Như Thế Nào
-
Giải Sách Bài Tập Vật Lí 8 - Bài 19: Các Chất được Cấu Tạo Như Thế ...
-
Lý Thuyết Vật Lí 8 Bài 19: Các Chất được Cấu Tạo Như Thế Nào? Hay ...