Vật Lý Trị Liệu Vỗ Rung Lấy Đờm Cho Trẻ Sơ Sinh - Thuốc Dân Tộc

Vật lý trị liệu lấy đờm cho trẻ sơ sinh là gì?

Vật lý trị liệu vỗ rung lấy đờm cho trẻ sơ sinh

Vật lý trị liệu vỗ rung lấy đờm cho trẻ sơ sinh

Đặt lịch

Vật lý trị liệu lấy đờm cho trẻ sơ sinh thường được áp dụng là liệu pháp vỗ rung. Vỗ rung long đờm giúp cải thiện các bệnh lý đường hô hấp cho trẻ mà không cần can thiệp sử dụng quá nhiều thuốc kháng sinh. 

Vật lý trị liệu lấy đờm cho trẻ sơ sinh là gì?

Vật lý trị liệu lấy đờm cho trẻ sơ sinh thường được bác sĩ áp dụng cho các bé đang gặp vấn đề về hô hấp. Điển hình là biện pháp vỗ rung long đờm cho trẻ. Thông qua thực hiện phương pháp này, trẻ sơ sinh sẽ cải thiện những vấn đề ảnh hưởng đến đường hô hấp mà không cần sử dụng nhiều thuốc kháng sinh.

Vật lý trị liệu lấy đờm cho trẻ sơ sinh là gì?
Vật lý trị liệu lấy đờm cho trẻ sơ sinh là gì?

Trên thực tế, vật lý trị liệu vỗ rung lấy đờm cho trẻ sơ sinh là sử dụng lực của tay tác động đến ngực của trẻ để loại bỏ đờm khỏi khí quản. Một số trường hợp có thể sử dụng kết hợp với dụng cụ hỗ trợ để thực hiện biện pháp này. 

Dưới tác động vỗ rung, phổi của trẻ sơ sinh sẽ giãn nở, nhờ đó mà hoạt động hô hấp được tăng cường, nhanh chóng bài trừ đờm nhớt ra khỏi khí quản. Trẻ sơ sinh sẽ trở lại nhịp thở bình thường do đường thở đã được thông thoáng, cải thiện tình trạng khó chịu cho trẻ khi gặp vấn đề về hô hấp.

Theo các chuyên gia, phương pháp vỗ rung long đờm hoạt động trên tính chất vật lý của khí. Thao tác gây tác động lên phổi của trẻ giúp đường khí thở ra từ phổi tăng lên. Đồng thời, khi đó áp suất trong đường dẫn khí sẽ thay đổi dựa theo nhịp thở của trẻ. Nhờ thế mà các bé giảm khò khè, bú và ăn ngon hơn, bớt khó chịu.

Trên thực tế, vật lý trị liệu lấy đờm cho trẻ sơ sinh bằng biện pháp vỗ rung long đờm có thể thực hiện cho trẻ ở mọi độ tuổi. Đối với trẻ sơ sinh, bố mẹ nên thực hiện động tác phù hợp, tránh tác động mạnh làm đau trẻ. 

Khi nào nên thực hiện vật lý trị liệu lấy đờm cho trẻ sơ sinh?

Vật lý trị liệu vỗ rung đờm cho trẻ sơ sinh được tiến hành khi bạn nhận thấy trẻ có những biểu hiện:

  • Trẻ ho có đờm, thở khò khè.
  • Bé mắc bệnh viêm phổi, viêm phế quản hoặc các bệnh hô hấp mãn tính có hiện tượng mắc kẹt đờm nhớt trong cổ họng.
  • Những bé bị đờm sau khi thực hiện phẫu thuật điều trị bệnh.
  • Trẻ mắc kẹt đờm nhớt trong cổ họng nhưng không tự khạc ra được.
    Khi nào nên thực hiện vật lý trị liệu lấy đờm cho trẻ sơ sinh?
    Thực hiện biện pháp vỗ rung lấy đờm cho trẻ khi con có các biểu hiện khó thở, khò khè, có đờm vướng ở cổ họng,…

Biện pháp vật lý trị liệu này được đánh giá là một trong những phương pháp vỗ đờm hiệu quả cho trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, không phải bé nào cũng có thể áp dụng. Trường hợp trẻ sơ sinh gặp chấn thương lồng ngực, bệnh tim, tràn dịch – tràn khí màng phổi, dị tật bẩm sinh ở đường thở hoặc mắc ung thư phổi không phù hợp để thực hiện vật lý trị liệu vỗ rung long đờm.

XEM THÊM: Trẻ bị ho khan – Nguyên nhân và cách trị nhanh nhất

Thực hiện vật lý trị liệu vỗ rung lấy đờm cho trẻ sơ sinh

Tình trạng ứ đọng đờm nhớt trong khí quản ở trẻ sơ sinh sẽ gia tăng sau một đêm. Vì thế, nhiều trẻ khi vừa thức dậy có hiện tượng ho liên tục, đặc biệt là lúc sáng sớm. Bố mẹ có thể thực hiện vật lý trị liệu vỗ rung long đờm cho các bé vào thời điểm này hoặc trước khi trẻ đi ngủ để loại bỏ đờm nhớt khỏi khí quản.

Trường hợp nhận thấy đờm trong cổ họng trẻ quá nhiều, bố mẹ có thể áp dụng thêm vào buổi trưa. Nếu thực hiện đúng phương pháp, tình trạng đờm nhớt sẽ được giảm thiếu đáng kể. Đồng thời, em bé của bạn cũng sẽ thoải mái hơn, giúp trẻ ăn ngon và ngủ ngoan.

Chuẩn bị trước khi thực hiện

Đầu tiên, bố mẹ hãy chọn một tư thế phù hợp nhất trước khi thực hiện vật lý trị liệu vỗ rung đờm cho trẻ sơ sinh. Tốt nhất là bạn nên dựa vào cân nặng và số tháng tuổi của con. Cụ thể như:

  • Trẻ từ 2 tháng tuổi trở xuống mẹ có thể để bé ở trên cánh tay. Đỡ ngực bé bằng bàn tay, cho phần đầu hơi cúi xuống giúp việc đẩy đờm ra ngoài thuận tiện hơn. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý rằng không áp dụng tư thế này cho các bé lớn hơn vì nguy cơ tay không chịu nổi cân nặng của trẻ dễ khiến bé té ngã.
  • Trẻ đã ngồi vững thì nên để trẻ nằm nghiêng sẽ thuận tiện cho việc vỗ rung lấy đờm. Với tư thế này, bạn cũng sẽ đảm bảo hạn chế tình trạng bé bị sặc.

Ngoài hai tư thế cho bé nằm trên cánh tay và đặt bé nằm nghiêng ở mặt phẳng cố định. Bố mẹ có thể vác bé lên vai, để cằm bé tựa trên vai khi thực hiện vỗ rung long đờm. Trong quá trình thực hiện, bố mẹ có thể tùy chỉnh linh hoạt sao cho con nằm thoải mái, tránh làm bé khó thở.

Thực hiện vật lý trị liệu vỗ rung lấy đờm cho trẻ sơ sinh
Lựa chọn tư thế nằm phù hợp cho trẻ, thực hiện vỗ rung lấy đờm theo sự hướng dẫn của bác sĩ hoặc nhân viên kỹ thuật

Ngoài ra, bố mẹ nên theo dõi sát các biểu hiện của con. Nếu thấy con khó thở nên điều chỉnh lại cho phù hợp. Tránh tình trạng phát hiện chậm trễ khiến con tím tái người nguy hiểm.

Thực hiện vỗ rung long đờm cho trẻ sơ sinh

Sau khi đã lựa chọn tư thế phù hợp nhất cho con, bố mẹ sẽ tiếp tục thực hiện biện pháp vật lý trị liệu vỗ rung long đờm với từng thao tác sau:

  • Khum bàn tay lại, đảm bảo giữa các ngón không còn kẽ hở. Thực hiện đúng kỹ thuật này sẽ tránh tác động mạnh khiến bé khó chịu, giảm tổn thương đến xương khớp của trẻ. Đồng thời, thông qua đó, trẻ cũng loại bỏ dễ dàng đờm nhớt ra ngoài hơn.
  • Trong quá trình vỗ lấy đờm, bố mẹ chú ý chỉ sử dụng lực được thực hiện từ cổ tay. Tránh không cử động cánh tay, thay vào đó chỉ sử dụng duy nhất lực tác động được phát ra ở cổ tay. Không dễ dàng gì để thực hiện động tác này, do đó bố mẹ cần tập luyện rất nhiều trước khi tiến hành cho con. 
  • Vỗ tay từ dưới lên trên để loại bỏ đờm nhớt ra khỏi cơ thể trẻ. Tốt hơn hết, bố mẹ nên thực hiện từ vị trí gần phổi sau đó từ từ lên tới nách. Nhẹ nhàng thực hiện không nên tác động lực mạnh khiến con bị đau.
  • Thực hiện vật lý trị liệu vỗ rung lấy đờm cho trẻ sơ sinh nên tiến hành ở cả hai bên. Thời gian thực hiện có thể kéo dài từ 5 cho đến 10 phút một lần. 

Cách mỗi 3 phút bạn nên bế lại trẻ trên tay trong tư thế an toàn nhất. Song song đó tác động nhẹ vào cổ bé để kích thích cơn ho của trẻ bằng cách ray nhẹ ngón tay. Thông qua đó sẽ giúp bé bật đờm ra ngoài dễ dàng hơn, mau chóng khai thông đường thở.  

Lưu ý khi thực hiện vật lý trị liệu lấy đờm cho trẻ sơ sinh

Để đảm bảo an toàn, khi thực hiện vật lý trị liệu vỗ rung lấy đờm cho trẻ sơ sinh bạn nên lưu ý:

Lưu ý khi thực hiện vật lý trị liệu lấy đờm cho trẻ sơ sinh
Tác động lực vừa phải tránh gây đau, tổn thương trẻ, tháo phụ kiện, tráng sức trước khi thực hiện, chú ý vấn đề vệ sinh,….
  • Thực hiện vỗ rung lấy đờm khi trẻ đang ở trạng thái đói, không thực hiện khi bé vừa ăn no. Bởi nguy cơ cao có thể làm bé bị nôn hoặc ói toàn bộ thức ăn ra ngoài.
  • Bố mẹ nên tháo hết những phụ kiện hoặc trang sức đang đeo như đồng hồ, lắc tay, nhẫn,…trước khi thực hiện vỗ rung cho con. Tránh những phụ kiện tác động làm tổn thương da của trẻ.
  • Chú ý vấn đề vệ sinh trước khi thực hiện và sau khi thực hiện vỗ rung lấy đờm cho trẻ sơ sinh.

Trên thực tế, phương pháp vật lý trị liệu vỗ rung lấy đờm khá khó thực hiện. Do đó, bố mẹ chỉ áp dụng khi đã được hướng dẫn, chỉ đạo của bác sĩ hoặc kỹ thuật viên chuyên môn.

Trường hợp bố mẹ chưa có kinh nghiệm, chưa được hướng dẫn hoặc thiếu tự tin để thực hiện loại bỏ đờm nhớt cho bé, bố mẹ không nên áp dụng tại nhà. Thay vào đó, bạn có thể đưa con đến cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ điều trị.

Nhất là khi bạn nhận thấy con có những biểu hiện bất thường như thở khó khăn, thở nghe khò khè, cổ họng có đờm nhớt,…nên nhanh chóng đưa con đi thăm khám. Thông qua kiểm tra, chẩn đoán, bác sĩ sẽ đưa ra giải pháp an toàn giúp bé cải thiện các vấn đề ở đường hô hấp.

Phòng tránh các vấn đề ảnh hưởng hô hấp của trẻ sơ sinh

Bên cạnh biện pháp vật lý trị liệu vỗ rung lấy đờm cho trẻ sơ sinh kể trên, bố mẹ cũng nên lưu ý một số vấn đề sau đây để bảo vệ sức khỏe, phòng tránh nguy cơ cho con:

  • Bổ sung nước đối với những em bé trên 6 tháng tuổi. Cho bé sử dụng nước ấm, không cho bé uống nước lạnh. Đối với những em bé dưới 6 tháng, nên cho con bú nhiều hơn để làm loãng đờm, xoa dịu khó chịu ở cổ họng của trẻ.
  • Thường xuyên vệ sinh mũi và họng cho trẻ. Bố mẹ có thể sử dụng dung dịch muối sinh lý để loại bỏ đờm. Thực hiện trước khi bé ăn hay thời điểm trước khi trẻ đi ngủ để giúp con ăn ngon, ngủ ngon hơn.
    Phòng tránh các vấn đề ảnh hưởng hô hấp của trẻ sơ sinh
    Bố mẹ thực hiện theo sự hướng dẫn của bác sĩ hoặc nhân viên y tế để đảm bảo an toàn sức khỏe cho trẻ nhỏ
  • Lựa chọn giấy lau mũi cho bé loại sử dụng một lần. Tránh sử dụng khăn sữa nhiều lần khiến mũi bé bị viêm nhiễm nặng nề hơn.
  • Đặt bé ngủ với tư thế nghiêng hoặc kê thêm gối nâng đầu bé cao hơn, thông qua đó giúp bé giảm cảm giác khó chịu ở đường thở.
  • Tránh việc hút mũi cho con bằng miệng bởi những vi khuẩn có trong khoang miệng của mẹ hoàn toàn có khả năng gây viêm nhiễm cho con.
  • Tuyệt đối không sử dụng thuốc kháng sinh tùy tiện cho trẻ nhỏ nhằm cải thiện tình trạng ho, thở khò khè,…Chỉ nên sử dụng nếu được bác sĩ chuyên khoa chỉ định và thực hiện dưới sự giám sát của bác sĩ để phòng tránh các rủi ro đáng tiếc.

Vật lý trị liệu lấy đờm cho trẻ sơ sinh, cụ thể là vỗ rung long đờm mang lại hiệu quả tích cực, giúp bé thở dễ dàng, giảm khó chịu. Tuy nhiên, bạn nên áp dụng khi được bác sĩ hoặc chuyên viên hướng dẫn rõ ràng, cụ thể. Tránh tự ý áp dụng tại nhà nếu chưa nắm rõ nguyên lý thực hiện. Nên đưa con đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế uy tín để được thăm khám, xác định tình trạng bệnh hô hấp và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

  • Trẻ bị ho nên ăn gì, kiêng gì tốt? Hướng dẫn thực đơn A-Z
  • Trẻ bị ho nôn trớ nhiều  và cách khắc phục nhanh

Từ khóa » Cách Vỗ đờm Cho Trẻ Sơ Sinh