Vật Tư Là Gì? Nhiệm Vụ Của Kế Toán Vật Tư Trong Doanh Nghiệp
Có thể bạn quan tâm
1. Khái niệm về các loại tư liệu sản xuất nguyên liệu, vật liệu và vật tư
1.1. Nguyên liệu là gì?
Nguyên liệu là những vật chất tự nhiên chưa qua chế biến và cần được lao động, máy móc, kỹ thuật biến hóa mới thành sản phẩm. Ví dụ: Lúa mạch là nguyên liệu của DN sản xuất bia
Nguyên liệu bao gồm:
- Nguyên liệu chính: Là nguyên liệu tạo nên thành phần chính của sản phẩm
- Nguyên liệu phụ: Là nguyên liệu không phải thành phần chính của sản phẩm mà chỉ tham gia tạo nên sản phẩm gia công
1.2. Vật liệu là gì?
Vật liệu là những vật chất từ tự nhiên hoặc đã qua chế biến để có thể sử dụng trong sản xuất. Vật liệu rộng hơn, bao gồm nhiều tư liệu sản xuất hơn nguyên liệu. Những tư liệu đầu vào của một quá trình sản xuất hoặc chế tạo đều là vật liệu sản xuất. Riêng đối với ngành công nghiệp, vật liệu là những sản phẩm chưa hoàn thiện và thường được dùng để làm ra sản phẩm cao cấp hơn phục vụ trong cuộc sống
Ví dụ: Thép là vật liệu dùng trong các công trình xây dựng, sợi là vật liệu dùng trong sản xuất vải,…
1.3. Vật tư là gì?
Vật tư là các loại vật liệu (có thể là vật liệu đã thành sản phẩm hoặc là bán thành phẩm) cần thiết sử dụng trong quy trình sản xuất để tạo ra sản phẩm nhưng không trực tiếp cấu thành sản phẩm. Chẳng hạn vật tư là bao bì hoặc vật liệu làm bao bì chứa sản phẩm, là túi nilon, túi giấy hay là thùng carton để đóng gói sản phẩm.
2. Một số thông tin liên quan đến vật tư
2.1. Phân loại vật tư
Vật tư được cấu tạo nên bởi 02 từ “vật” và “tư”. “Vật” trong từ vật liệu còn “tư” trong tư liệu sản xuất, dùng để chỉ các công cụ, dụng cụ và máy móc thiết bị sử dụng. Ngoài khái niệm “vật tư” nêu trên, vật tư còn là bộ phận cơ bản trong toàn bộ quá trình sản xuất bao gồm rộng hơn cả nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ và máy móc thiết bị. Tuy nhiên để kế toán dễ dàng xử lý số liệu, hạch toán và báo cáo tài chính, người ta thường tách phần tài sản cố định trong đó có máy móc thiết bị thành 1 phần riêng và vật tư từ đó được phân làm 02 nhóm chính là nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ.
- Nguyên vật liệu hay còn gọi là vật tư tiêu hao tức là những loại vật tư được sử dụng theo thời gian có xu hướng giảm đi cho đến khi hết, bao gồm:
+ Nguyên liệu, vật liệu chính: là đối tượng lao động cấu thành trực tiếp sản phẩm hay cấu tạo nên bộ phận chính của sản phẩm. Ví dụ: Thép, xi măng, … dùng trong các công trình xây dựng. Chi phí mua và sử dụng nguyên vật liệu chính dùng trong sản xuất sản phẩm hình thành nên chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Khái niệm nêu trên không hoàn toàn chính xác nếu áp dụng để mô tả chính xác nguyên vật liệu chính bởi thực tế có rất nhiều vật liệu vừa là vật liệu chính trong hoạt động sử dụng này nhưng lại là vật liệu phụ trong hoạt động khác. Vì vật khái niệm trên chỉ mang tính tương đối
+ Nguyên vật liệu phụ: Là đối tượng lao động chỉ có tác dụng hỗ trợ hoạt động sản xuất đi kèm với nguyên vật liệu chính làm tăng chất lượng sản phẩm. Chẳng hạn khi một ngôi nhà được hoàn thành, người thợ nề dùng sơn để phủ sắc ngôi nhà thì sơn ở đây chính là vật liệu phụ giúp sản phẩm được hoàn thành đúng kế hoạch.
+ Nhiên liệu: Cũng là vật liệu nhưng được sử dụng để vận hàng các thiết bị công nghệ sản xuất ra sản phẩm, kinh doanh. Công nghệ ở đây là phương tiện vận tải, máy móc thiết bị phục vụ cho công việc của người công nhân. Ví dụ: Xăng dầu để chạy máy, khí ga hoặc than củi khi đốt lên cũng là nhiên liệu,…
+ Phụ tùng thay thế: Là các chi tiết trong máy móc thiết bị sản xuất hay các phương tiện vận tải (thứ 2) dùng để thay thế, sửa chữa khi thiết bị tương tự được lắp ghép trong máy móc bị hư hại không thể khắc phục để tiếp tục hoạt động cần phải thay mới.
+ Các loại vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản khác bao gồm các loại vật liệu và thiết bị, phương tiện lắp đặt vào các công trình xây dựng như điều hòa, TV, máy bơm,… lắp vào công trình phục vụ cho người sử dụng sau khi công trình đã hoàn thành.
+ Vật liệu khác: Là các loại vật liệu còn lại được xem xét gồm phế liệu thu hồi từ thanh lý tài sản cố định, từ sản xuất kinh doanh
+ Phế liệu: Là những vật liệu tận dụng được sau quá trình sản xuất được dùng để thanh lý, bán ra ngoài, chẳng hạn như bao xi măng, sắt thép thừa không còn tận dụng vào sản xuất.
- Công cụ dụng cụ hay còn gọi là vật tư luân chuyển không bị tiêu hào mà chỉ bị hao mòn giảm tính năng sử dụng theo thời gian. Thời gian sử dụng ngắn hoặc thấp tùy thuộc vào số lần sử dụng và điều kiện bảo quản. Giá trị sử dụng và thời gian sử dụng của công cụ, dụng cụ không đủ điều kiện để xét vào loại tài sản cố định. Công cụ dụng cụ được chia ra thành 2 loại:
+ Công cụ, dụng cụ được phân bổ 1 lần: Là những công cụ, dụng cụ có thời gian sử dụng ngắn và giá trị nhỏ. Ví dụ: xẻng, búa, xe lôi, dụng cụ bảo hộ lao động,…
+ Công cụ, dụng cụ phân bổ nhiều lần: Là những công cụ, dụng cụ có giá trị lớn và phân bổ dần như giàn giáo, cốt pha,…
2.2. Vật tư kỹ thuật
Vật tư kỹ thuật bao gồm các sản phẩm của lao động dùng để sản xuất, đó là nguyên, nhiên, vật liệu, điện lực, bán thành phẩm, dụng cụ phụ tùng và cả thiết bị máy móc,… Vật tư kỹ thuật dùng để chỉ chung:
- Những vật có chức năng làm tư liệu sản xuất và cả những tư liệu sản xuất ở có khả năng được sử dụng
- Những vật đang được sử dụng làm tư liệu sản xuất
Từ đó có thể định nghĩa vật tư kỹ thuật là những vật có chức năng làm tư liệu sản xuất, đang trong quá trình vận động từ sản xuất đến tiêu dùng sản xuất chưa bước vào tiêu dùng sản xuất trực tiếp được phân loại theo những tiêu chuẩn sau:
- Phân loại vật tư kỹ thuật theo công dụng sản xuất:
+ Vật tư dùng làm đối tượng lao động
+ Vật tư dùng làm tư liệu lao động
- Phân loại theo tính chất sử dụng
+ Vật tư thông dụng
+ Vật tư chuyên dụng
Mọi vật tư kỹ thuật đều là tư liệu sản xuất, nhưng mọi tư liệu sản xuất lại không phải là vật tư mà tư liệu sản xuất có thể là nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu,….
2.3. Công tác quản lý vật tư là gì?
Quản lý vật tư là quy trình bao gồm lập kế hoạch chuỗi cung ứng và khả năng thực hiện chuỗi cung ứng tức là trong công ty trong hoạt động kinh doanh sản xuất lập kế hoạch lên danh sách rồi đặt vật tư. Các yêu cầu vật tư này sẽ được công ty đặt mua hoặc nhờ các chức năng khác để tìm nguồn cung ứng. Trách nhiệm của quản lý vật tư là xác định lượng nguyên liệu sẽ được triển khai tại mỗi địa điểm trong chuỗi cung ứng hoặc thiết lập kế hoạch bổ sung nguyên liệu, xác định mức tồn kho để có kế hoạch bổ sung kịp thời đáp ứng yêu cầu vật chất trong suốt chuỗi cung ứng mở rộng.
Quản lý vật tư bao gồm: Quản lý nguyên vật liệu, Quản lý kiểm soát hàng tồn kho, Phân tích kho, Hoạch định vật liệu,… nhằm đảm bảo cung cấp nguyên liệu, mức tồn kho tối đa phục vụ nhu cầu sản xuất, giữa mức lệch ở mức tối thiểu giữa kết quả thực tế và kế hoạch triển khai.
3. Việc làm kế toán vật tư trong doanh nghiệp
3.1. Nhiệm vụ của kế toán vật tư
- Ghi chép, theo dõi tình hình nhập, xuất đồng thời đảm bảo số hàng tồn trong kho theo quy định của doanh nghiệp để kịp thời đáp ứng hoạt động sản xuất
- Đánh giá tình hình hàng hóa, nguyên vật liệu bằng cách làm việc thường xuyên với những kế toán viên quản lý hoạt động khác để thu thập thông tin
- Thực hiện công việc một cách chính xác bao gồm những phương pháp hạch toán vật liệu, các nguyên tắc, thủ tục nhập, xuất kho vật liệu
- Giám sát hàng hóa, kiểm tra số liệu thực tế với số lượng tồn thường xuyên để tránh thất thoát
- Kiểm tra hàng hóa để kịp thời xử lý số lượng thừa, thiếu vật liệu, loại bỏ và đổi trả những vật liệu kém chất lượng để đảm bảo hoạt động sản xuất trong doanh nghiệp hiệu quả nhất
- Thực hiện lập báo cáo kế toán về vật liệu để thông tin cho quản lý nắm rõ tình hình vật liệu.
Việc làm kế toán vật tư
3.2. Vai trò của kế toán vật tư
Kế toán vật tư giúp doanh nghiệp quản lý các nguồn nguyên vật liệu vì vật họ có vai trò vô cùng quan trọng. Nếu kế toán có năng lực quản lý tốt nguyên vật liệu sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được rất nhiều chi phí. Đồng thời với việc nắm rõ thông tin số liệu, kế toán vật tư còn tham vấn cho doanh nghiệp các hướng giải quyết hợp lý những tình huống rủi ro xảy ra với nguyên vật liệu. Bên cạnh đó còn giúp doanh nghiệp quản lý chặt chẽ hàng hóa tránh tình trạng thất thoát.
Với vai trò quan trọng như vậy, nhà tuyển dụng thường yêu cầu kế toán vật tư phải là người tỉ mỉ, có trách nhiệm với công việc và biết sắp xếp, trình bày sổ sách đảm bảo thường xuyên ghi chép số lượng, tình trạng hàng hóa tại doanh nghiệp. Do tính chất công việc nên kế toán vật tư còn phải rất cẩn thận, kiên trì mới đảm bảo hoàn thành tốt công việc.
Với những thông tin tìm hiểu về “vật tư là gì?” trên đây, hy vọng Timviec365.vn đã giúp độc giả đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới, cũng như giúp độc giả có nền tảng cơ bản để định hướng công việc trong tương lai.
Timviec365.vn luôn là website tìm việc làm uy tín hỗ trợ ứng viên mọi lúc, mọi nơi những thông tin tuyển dụng chất lượng. Nếu bạn đang tìm kiếm việc làm kế toán vật tư, hãy thường xuyên truy cập trang web, cập nhật các thông tin việc làm kế toán tphcm và tất cả các tỉnh thành mới nhất vẫn luôn được “update” mỗi ngày để không bỏ lỡ những cơ hội việc làm tốt nhất nhé.
Từ khóa » Hệ Số Vật Tư Là Gì
-
Hệ Số Vật Tư Là Gì
-
Hướng Dẫn Nhập Hệ Số Vật Tư - Phần Mềm Dự Toán F1
-
Các Hệ Số định Mức Cần Phải Biết áp Dụng Khi Lập Dự Toán (phần 1)
-
Vật Tư Là Gì? Yêu Cầu, Nhiệm Vụ Của Một Kế Toán Vật Tư Là Gì?
-
Định Mức Là Gì? Phương Pháp Xây Dựng định Mức - Cyber Real
-
Áp Dụng định Mức Sử Dụng Vật Liệu Trong Xây Dựng (QĐ Số 1329/QĐ ...
-
Phương Pháp Lập Dự Toán Bù Chênh Lệch Giá Vật Liệu - Cửa Nhôm
-
Hệ Số Vật Liệu - Nhân Công - Máy Thi Công Ngoài Hải đạo
-
Định Mức Là Gì? Các Loại định Mức Và Phương Pháp Xây Dựng
-
Hệ Số Chi Phí Trong Dự Toán Xây Dựng Công Trình | Duy Dự Toán
-
Về Việc Áp Dụng Hệ Số Chuyển đổi Từ đất Rời, Xốp
-
Hệ Thống Tài Khoản - 152. Nguyên Liệu, Vật Liệu. - Báo Cáo Tài Chính
-
[PDF] ĐỊNH MỨC DỰ TOÁN LẮP ĐẶT HỆ THỐNG KỸ THUẬT CỦA CÔNG ...