Vay Tiền Online Không Trả Có Bị đi Tù Không? - LuatVietnam
Có thể bạn quan tâm
1. Vay tiền online, bùng nợ có được không?
Vay tiền online hay vay tại ngân hàng, công ty tài chính đều là hình thức vay tài sản được quy định tại Điều 463 Bộ luật Dân sự năm 2015. Cụ thể:
Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.
Bởi đây là giao dịch dân sự, được thực hiện dựa trên sự thoả thuận của các bên và chỉ khác về hình thức. Ví dụ, vay tiền trực tiếp tại ngân hàng, công ty tài chính thì hai bên sẽ thực hiện giao dịch vay tiền thông qua hợp đồng tín dụng, hợp đồng vay tiêu dùng...
Còn riêng việc vay tiền online, các bên ký kết hợp đồng thông qua dữ liệu số trên internet hoặc thông qua app. Do đó, khi thực hiện vay tiền online, các bên cũng đã ký kết một hợp đồng điện tử với nhau về việc vay tiền.
Theo đó, bên vay phải có nghĩa vụ trả nợ khi đến thời hạn thoả thuận, nợ bao gồm cả tiền gốc và tiền lãi (nếu có).
Hiện nay, nhiều ngân hàng và công ty tài chính hợp pháp đã triển khai việc vay tiền online nhằm tạo điều kiện cho người vay thực hiện thủ tục nhanh chóng, giải ngân tiền nhanh, đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn vay.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, không thiếu các app hoặc công ty tài chính "núp bóng" vay tiền online để trá hình cho vay nặng lãi với lãi suất "cắt cổ". Với những trường hợp này, người cho vay sẽ bị xử lý nghiêm về hành vi cho vay nặng lãi.
Như vậy, dù vay tiền online thì người vay nợ cũng buộc phải trả đủ số tiền đã vay theo khoản 1 Điều 466 Bộ luật Dân sự. Việc bùng nợ khi vay tiền online cũng chính là hành vi vi phạm pháp luật và sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
2. Cố tình không trả nợ khi vay tiền online, người vay có bị đi tù?
Như phân tích ở trên, khi vay tiền, người vay có nghĩa vụ phải trả nợ dù vay tiền trực tiếp hay vay tiền online qua app, qua website hay qua mạng xã hội. Nếu cố tình không trả nợ, người vay có thể bị xử lý như sau:
2.1 Phải trả lãi số tiền vay chưa thanh toán
Trong trường hợp người vay tiền online thực hiện vay tiền thông qua các app, trang web cho vay online của ngân hàng, công ty tài chính hợp pháp thì theo khoản 4 Điều 13 Thông tư 39/2016/TT-NHNN, khi đến hạn thanh toán mà khách hàng không trả/trả không đủ số nợ gốc và lãi (nếu có) thì sẽ phải trả lãi tiền vay:
- Lãi trên nợ gốc theo lãi suất cho vay đã thoả thuận tương ứng với thời gian chưa trả.
- Trả lãi chậm trả theo mức lãi suất thoả thuận trong hợp đồng tín dụng nhưng không vượt quá 10%/năm tính trên số dư lãi chậm trả tương ứng thời gian chậm trả.
- Nếu khoản nợ bị chuyển sang nhóm quá hạn, người vay phải trả lãi trên nợ gốc đã bị quá hạn với lãi suất không quá 150% lãi suất cho vay trong hạn tại thời điểm chuyển nợ quá hạn.
Đồng thời, nếu người vay tiền vay của các app, trang web do cá nhân, tổ chức sở hữu thì sẽ phải trả lãi theo quy định tại khoản 4, khoản 5 Điều 466 Bộ luật Dân sự năm 2015:
- Vay không có lãi: Bên cho vay được quyền yêu cầu bên vay trả lãi với mức lãi suất không quá 10%/năm của số tiền chậm trả tương ứng thời gian chậm trả.
- Vay có lãi suất: Bên vay phải trả lãi trên nợ gốc theo lãi suất thoả thuận trong hợp đồng tương ứng thời hạn vay đến hạn chưa trả; nếu quá hạn thì phải trả lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng thời gian chậm trả...
2.2 Bị cho vào nhóm nợ xấu
Trường hợp này áp dụng với người vay tiền online của các ngân hàng, công ty tài chính hợp pháp. Theo Điều 8 Thông tư 02/2013/TT-NHNN, các ngân hàng sẽ tự phân loại nợ và gửi kết quả này cho Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia Việt Nam CIC. Khi khách hàng vay vốn, các ngân hàng/công ty tài chính sẽ gửi yêu cầu về CIC để kiểm tra tình trạng tín dụng của khách hàng.
Tại đây, CIC sẽ gửi danh sách khách hàng theo các nhóm nợ có mức độ rủi ro cao nhất về cho các ngân hàng. Khi khách hàng có nợ quá hạn từ 91 - trên 360 ngày theo quy định tại khoản 5 Điều 1 Thông tư 09/2014/TT-NHNN thì sẽ bị phân vào nhóm nợ xấu (nhóm nợ 3, 4 và 5) và nhiều khả năng sau này muốn vay tiền tại các ngân hàng và công ty tài chính khác sẽ rất khó khăn, thậm chí không thể vay được.
Xem thêm...
2.3 Bị người cho vay gọi điện giục nợ
Nếu người vay không trả nợ, ngân hàng, công ty tài chính hay bên app sẽ thực hiện nhiều biện pháp đòi nợ khác nhau như nhắn tin, gọi điện, gửi mail...
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, khoản 7 Điều 1 Thông tư 18/2019/TT-NHNN nêu rõ, công ty tài chính không được nhắc nợ tối đa 05 lần/ngày trong khung giờ từ 07 - 21 giờ, không gọi điện, nhắc nợ, đòi nợ với người không có nghĩa vụ trả nợ...
Xem thêm: Bị công ty tài chính khủng bố điện thoại, phải làm gì?
2.4 Bị phạt hành chính
Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, nếu một người đến hạn trả nợ tiền vay của người khác, mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả thì sẽ bị phạt tiền từ 02 - 03 triệu đồng.
Trước đây, tại Nghị định 167/2013/NĐ-CP không đề cập đến quy định này.
Ngoài ra, đây cũng là mức phạt nếu không trả nợ cho người khác do đã dùng số tiền này vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả nợ.
2.5 Phải chịu trách nhiệm hình sự
Ngoài bị xử phạt hành chính, căn cứ vào tính chất, mức độ của hành vi trốn nợ khi vay tiền online, người vay còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại khoản 35 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hình sự năm 2017. Cụ thể:
STT | Hành vi | Mức phạt |
1 | Vay tiền từ 04 - dưới 50 triệu đồng hoặc dưới 04 triệu đồng nhưng đã bị phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản... chưa được xoá án tích mà còn vi phạm của người khác rồi dùng thủ đoạn gian dối/bỏ trốn để chiếm đoạt số tiền đó hoặc đến hạn mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả | Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng - 03 năm |
2 | - Có tổ chức; - Có tính chất chuyên nghiệp; - Số tiền chiếm đoạt từ 50 - dưới 200 triệu đồng; - Lợi dụng chức vụ, quyền hạn/danh nghĩa cơ quan, tổ chức để chiếm đoạt tài sản; - Dùng thủ đoạn xảo quyệt; - Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; - Tái phạm nguy hiểm. | 02 - 07 năm tù |
3 | Số tiền bị chiếm đoạt từ 200 - dưới 500 triệu đồng | 05 - 12 năm tù |
4 | Số tiền bị chiếm đoạt trên 500 triệu đồng | 12 - 20 năm tù |
Như vậy, nếu người vay cố tình trốn nợ mà bị định Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản thì có thể phải chịu trách nhiệm với mức phạt tù cao nhất đến 20 năm.
Trên đây là quy định về việc vay tiền online không trả có bị đi tù không? Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6199 để được hỗ trợ, giải đáp.
>> Bên vay chây ỳ không trả nợ, gửi đơn kiện đòi tiền ở đâu?
Từ khóa » Bùng App Vay Tiền Có Sao Không
-
Bùng Nợ App Vay Tiền Có Sao Không - HackMD
-
Rủ Nhau “bùng” Nợ Khi Vay Tiền Qua App - VietNamNet
-
Bùng Nợ App Vay Tiền Online: Nên Hay Không Nên? - VayOnline247
-
Rủ Nhau Bùng Nợ Vay Qua App Bất Chấp Hệ Lụy - Báo Thanh Niên
-
Cách Bùng App Vay Tiền Không Bị Khủng Bố, Không Khởi Kiện
-
Vay Tiền Qua App Rồi Quỵt Nợ: Kẻ Cắp Gặp Bà Già?!
-
“Bùng” Tiền Vay Online: Coi Chừng Hệ Lụy Về Pháp Lý - Báo Thái Nguyên
-
Hội Nhóm Dạy “Bùng” Tiền Vay Qua App Trực Tuyến | ANVCS | ANTV
-
Hoidap_DKDAUTU: Cách Thoát Khỏi App Vay Tiền Nhanh Chóng Nhất
-
Rủ Nhau "bùng" Nợ Vay Qua App Bất Chấp Hệ Lụy - Tuổi Trẻ Thủ Đô
-
Bùng Nợ App Vay Tiền Có Sao Không? Sự Thật Quá "Rùng Mình!"
-
Sự Thật Về Hội Bùng Tiền App Vay Online. Bùng Nợ App Vay Có Sao ...
-
“Nghề” Bùng Nợ Các ứng Dụng Cho Vay Tiền - Báo Lao động
-
(Review) Bùng Nợ App Vay Tiền Có Sao Không?