VDI Là Gì? Đặc điểm Và Lợi ích Khi Sử Dụng Mạng VDI - Bizfly Cloud

  • Techblog
  • Kiến thức cơ bản
VDI là gì? Đặc điểm và lợi ích khi sử dụng mạng VDIBizfly Cloud214216-06-2021
VDI là gì? Đặc điểm và lợi ích khi sử dụng mạng VDI

Dưới tác động của đại dịch và làm việc từ xa đã trở thành một điều bình thường mới, để đáp ứng nhu cầu kinh doanh linh hoạt, các nhà lãnh đạo CNTT cần một cơ sở hạ tầng để duy trì hoạt động bộ máy vận hành của họ. Đây cũng là lúc nhu cầu thiết lập cơ sở hạ tầng máy tính ảo (hay VDI) trở nên ngày càng mạnh mẽ.

Không chỉ phục vụ làm việc từ xa, VDI còn đơn giản hóa việc quản lý máy tính và giải phóng các nhóm CNTT khỏi những rắc rối trong việc cài đặt, quản lý và nâng cấp máy tính cục bộ. Vậy VDI là gì? Những lợi ích của VDI đem lại ra sao? Hãy cùng Bizfly Cloud tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

VDI là gì?

VDI là viết tắt của Virtual Desktop Infrastructure – hạ tầng máy tính ảo. VDI sử dụng công nghệ máy ảo (virtual machine) để vận hành môi trường desktop ảo (virtual desktop) trên một máy chủ trung tâm và triển khai chúng đến người dùng cuối theo yêu cầu.

VDI có bản chất rất giống với DaaS – một công nghệ đã được chúng tôi giới thiệu trong một bài viết khác. Điểm phân biệt chính của hai công nghệ này là VDI thường được triển khai cho một tổ chức hoặc cá nhân nhất định với toàn quyền điểu khiển hệ thống trong khi DaaS được cung cấp bởi bên thứ ba và tài nguyên được phân phối cho nhiều đối tượng, tổ chức khác nhau. Để hiểu rõ hơn về VDI cùng Bizfly Cloud tìm hiểu ngay tại bài viết dưới đây.

VDI sử dụng công nghệ máy ảo để vận hành môi trường desktop ảo trên máy chủ trung tâm

VDI sử dụng công nghệ máy ảo để vận hành môi trường desktop ảo trên máy chủ trung tâm

Đặc điểm của VDI

Vận hành

Trong VDI, một phần mềm giám sát máy ảo (hypervisor) được sử dụng để phân đoạn máy chủ thành các máy ảo và vận hành các desktop ảo trên đó. Người sử dụng sử dụng các thiết bị của mình, được gọi là client, để truy cập và sử dụng từ xa các desktop ảo này cho công việc. Với một kết nối được cấp quyền và một thiết bị bất kỳ không yêu cầu cấu hình cao (thin client) là người dùng có thể sử dụng các desktop ảo từ bất cứ đâu, do mọi xử lý đều được hoàn thành trên máy chủ.

VDI cũng bao gồm tầng ngắt mạch (connection broker) – phầm mềm đóng vai trò trung gian giúp người dùng kết nối đến đúng desktop mà mình đăng ký sử dụng.

Đặc điểm của VDI

VDI giúp người dùng kết nối đến đúng desktop mà mình đăng ký sử dụng

Phân loại

VDI được chia thành hai loại: Persistent (VDI duy trì) và nonpersistent (VDI không duy trì).

Với persistent VDI, người sử dụng kết nối tới cùng một desktop ảo trong mỗi phiên kết nối và mọi thay đổi thiết lập, dữ liệu được sinh ra,… đều sẽ được lưu lại. Persistent VDI giúp người dùng tùy biến deesktop ảo theo nhu cầu công việc, cho trỉa nghiệm tương tự desktop vật lý.

Ngược lại, nonpersistent VDI không lưu các thay đổi hay dữ liệu của người dùng trong phiên kết nối. Mỗi lần kết nối người dùng sẽ được dẫn tới mội desktop ảo với các thành phần cơ bản nhất. Do tính chất không duy trì nên nonpersistent VDI thường rẻ và dễ triển khai hơn persistent VDI, phù hợp với các tác vụ lặp lại và không cần tùy biến môi trường, giao diện.

Lợi ích sử dụng mạng VDI

Linh hoạt

Điểm linh hoạt đầu tiên mà VDI đem lại là khả năng sử dụng từ nhiều loại thiết bị. Do những xử lý thực sự đều diễn ra trên server tập trung, các thiết bị khách không cần thiết phải có cấu hình mạnh để sử dụng VDI. Các công ty có thể tận dụng lại các máy tính đời cũ hoặc cấu hình thấp để kết nối tới VDI cho nhân viên làm việc, giúp cắt giảm rất nhiều chi phí đầu tư phần cứng mới. Thậm chí các thiết bị cá nhân khác như tablet, smartphone cũng có thể được sử dụng như client nếu có phần mềm tương thích, giúp người sử dụng linh hoạt hơn trong lựa chọn làm việc của mình.

Một điểm nổi bật khác của VDI mà desktop truyền thống không có được là khả năng tùy biến cấu hình dễ dàng cho từng desktop ảo. Do việc phân đoạn máy chủ thành các máy ảo được thực hiện bởi phần mềm, quản trị viên có thể tùy biến thông số cho từng máy ảo dựa trên yêu cầu của vị trí công việc, miễn là không vượt quá khả năng đáp ứng của máy chủ. Khả năng này cho phép tạo ra những máy ảo rất mạnh cho tác vụ chuyên dụng cũng như những cấu hình cơ bản cho tác vụ cơ bản, giúp tối ưu chi phí hơn nhiều so với đầu tư các bộ máy tính với cấu hình khó thay đổi.

Lợi ích sử dụng mạng VDI

Điểm linh hoạt đầu tiên mà VDI đem lại là khả năng sử dụng từ nhiều loại thiết bị

Khả năng mở rộng

Dễ thấy, nâng cấp hệ thống VDI dễ dàng hơn nhiều so với hàng trăm, hàng ngàn máy tính vật lý trong doanh nghiệp. Mở rộng khả năng đáp ứng của VDI chỉ cần tăng quy mô máy chủ và để phần mềm xử lý phần còn lại, trong khi nâng cấp và bảo trì hệ thống máy tính truyền thống cần rất nhiều thời gian, nhân sự và tiền bạc.

Tăng cường bảo mật

VDI lưu trữ mọi thứ trên máy chủ tập trung, giúp giảm nguy cơ lộ lọt dữ liệu từ các thiết bị khách. Các bản vá bảo mật và cập nhật phần mềm cũng có thể được triển khai nhanh chóng hơn trên một server so với trên từng thiết bị vật lý đơn lẻ.

VDI cũng đi kèm với các giải pháp sao lưu và khôi phục dữ liệu giúp đảm bảo dữ liệu luôn an toàn và sẵn sàng truy cập. Với máy tính vật lý, người sử dụng sẽ phải tự xử lý dự phòng rủi ro vốn là công việc phức tạp và tốn kém.

Tối ưu chi phí

Tất cả những lợi ích kể trên đều dẫn đến sự giảm thiểu chi phí của VDI so với hệ thống máy tính truyền thống. Không cần quản lý triển khai, bảo trì số lượng lớn phần cứng, không cần quá nhiều nhân sự cho bộ phận IT và năng lực tính toán được phân bổ tối ưu theo nhu cầu cho từng vị trí và giai đoạn.

Ứng dụng giải pháp VDI trong doanh nghiệp

VDI có thể được ứng dụng cho một số loại công việc sau:

  • Các doanh nghiệp sử dụng nhân sự với các tác vụ đơn giản và làm việc với số lượng nhỏ công cụ, phần mềm như trung tâm hỗ trợ khách hàng
  • Nhân lực thuê ngoài, làm việc thời vụ với yêu cầu kiểm soát và bảo mật thông tin nội bộ nhờ tính tập trung dữ liệu của VDI
  • Viện nghiên cứu, công việc yêu cầu tính toán hiệu năng cao sẽ được đáp ứng nhu cầu nhờ khả năng phân phối tài nguyên máy chủ linh hoạt
  • Ngân hàng, tài chính với nhiều chi nhánh và yêu cầu cao về bảo mật và quản trị tập trung

Giải pháp VDI phù hợp với doanh nghiệp nào?

VDI đang trở thành một công nghệ quan trọng đối với mọi doanh nghiệp trong các ngành. Báo cáo nghiên cứu của Capgemini cho biết rằng 63% tổ chức đã ghi nhận năng suất cải thiện hơn bằng cách áp dụng ảo hóa - mang lại sự linh hoạt khi làm việc tại nhà cho nhân viên.

Như chúng ta có thể thấy, VDI là sự lựa chọn hàng đầu cho các doanh nghiệp muốn triển khai văn hóa làm việc kết hợp giữa sự linh hoạt và hợp tác. Nhờ tính linh hoạt, VDI mang lại không gian làm việc số hoá được cá nhân hóa trên các loại hình triển khai khác nhau. Bằng cách này, các doanh nghiệp có thể cấp quyền truy cập an toàn vào các tài nguyên của công ty bất kể vị trí địa lý. Chúng ta hãy xem xét một số use case sử dụng thực tế hơn của VDI.

1. BPO

Các BPO hoặc call center có thị trường cạnh tranh lớn, trong đó họ có một lực lượng lao động khổng lồ truy cập vào các công cụ hoặc ứng dụng tương tự. Và họ cần quyền truy cập suốt ngày đêm vào các ứng dụng và dữ liệu quan trọng. Do đó, việc quản lý và cài đặt nhiều ứng dụng trên các hệ thống khác nhau trở nên khó khăn. VDI giúp quản lý tập trung dễ dàng hơn và giảm độ phức tạp. Hơn nữa, với khả năng bảo mật được tăng cường, mối lo mất dữ liệu bí mật không còn.

2. Chăm sóc sức khỏe

Các bác sĩ luôn di chuyển từ khu này sang khu khác và họ cần quyền truy cập từ xa vào các ứng dụng và dữ liệu bệnh nhân giống nhau trong khuôn viên bệnh viện (và đôi khi thậm chí ra bên ngoài để thăm khám khẩn cấp). Công nghệ VDI cho phép họ có quyền truy cập mọi lúc mọi nơi với các tiêu chuẩn bảo mật và kiểm soát truy cập nghiêm ngặt, các thông tin nhạy cảm được bảo mật an toàn.

3. Công nghệ thông tin

Đối với một công ty CNTT, việc vận hành toàn bộ nhóm thiết bị đầu cuối tại nơi làm việc là điều quan trọng hơn bao giờ hết. Ngoài nhu cầu bảo mật và di động của nhân viên, công ty CNTT cũng cần đáp ứng nhu cầu kinh doanh linh hoạt. Giải pháp VDI cho phép nhân viên truy cập dữ liệu từ xa để làm việc hiệu quả từ mạng gia đình, đảm bảo tính liên tục trong kinh doanh mà vẫn an toàn bảo mật.

4. Công nghiệp sản xuất

Ngành công nghiệp sản xuất liên quan đến một lực lượng lao động lớn bao gồm các kỹ sư, chuyên gia kỹ thuật, nhà thiết kế, kiến trúc sư, nhà thầu hoặc nhà xây dựng và giám đốc điều hành. Các giải pháp VDI cho phép bạn cung cấp máy tính ảo cho các nhà thầu và đối tác để họ có thể làm việc trên mọi thiết bị từ mọi nơi và có trải nghiệm nhất quán.

5. Tài chính

Tương tự như các vấn đề với ngành chăm sóc sức khỏe, các doanh nghiệp tài chính cũng cần củng cố tính linh hoạt và các vấn đề bảo mật liên quan đến làm việc từ xa. Vì dữ liệu tài chính của họ rất dễ bị vi phạm dữ liệu và lừa đảo, các nhà cung cấp dịch vụ VDI thực hiện các chính sách bảo mật nghiêm ngặt như xác thực đa yếu tố, mã hóa dữ liệu, giám sát dữ liệu AI, v.v. Ngay cả khi làm việc từ các địa điểm từ xa cũng khả thi để CA và CPA hoạt động hiệu quả hơn.

6. Giáo dục

Hệ thống giáo dục ngày nay cần sự linh hoạt với mức độ tương tác cao. Vì vậy, để đảm bảo rằng kiến thức được cung cấp một cách hiệu quả cho sinh viên trên toàn cầu, bạn thực sự cần một giải pháp VDI hiệu suất cao. VDI cho phép lưu trữ tất cả dữ liệu học tập quý giá một cách tập trung và an toàn. Học sinh có thể truy cập ở mọi lúc mọi nơi một cách thuận tiện.

Hi vọng bài viết đã giúp bạn biết thêm những thông tin hữu ích về công nghệ VDI. Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi với những nội dung cập nhật khác trong thời gian sắp tới.

Bizfly Cloud là nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây với chi phí thấp, được vận hành bởi VCCorp.

Bizfly Cloud là một trong 4 doanh nghiệp nòng cốt trong "Chiến dịch thúc đẩy chuyển đổi số bằng công nghệ điện toán đám mây Việt Nam" của Bộ TT&TT; đáp ứng đầy đủ toàn bộ tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật của nền tảng điện toán đám mây phục vụ Chính phủ điện tử/chính quyền điện tử.

Độc giả quan tâm đến các giải pháp của Bizfly Cloud có thể truy cập tại đây.

DÙNG THỬ MIỄN PHÍ và NHẬN ƯU ĐÃI 3 THÁNG tại: Manage.bizflycloud

TAGS: VDISHAREFacebookTwitter
Bizfly Cloud

Bài viết liên quan

Ứng Dụng LMS Trong Đào Tạo Nhân Sự Ngành Làm Đẹp Và Thẩm Mỹ: Thách Thức Và Giải Pháp
Ứng Dụng LMS Trong Đào Tạo Nhân Sự Ngành Làm Đẹp Và Thẩm Mỹ:...
ArgoCD là gì? Thông tin chi tiết về ArgoCD
ArgoCD là gì? Thông tin chi tiết về ArgoCD
Vmmem là gì? Vai trò và cách sử dụng để tối ưu hóa hệ thống
Vmmem là gì? Vai trò và cách sử dụng để tối ưu hóa hệ...
Kibana là gì? Khái niệm, lợi ích và cách sử dụng hiệu quả
Kibana là gì? Khái niệm, lợi ích và cách sử dụng hiệu quả
DDL là gì? Hướng dẫn cách sử dụng các câu lệnh trong SQL
DDL là gì? Hướng dẫn cách sử dụng các câu lệnh trong SQL
Node mạng là gì? Khái niệm, phân loại và kiến trúc
Node mạng là gì? Khái niệm, phân loại và kiến trúc
CAA Record là gì? Tác dụng và cách cấu hình chi tiết
CAA Record là gì? Tác dụng và cách cấu hình chi tiết
LogRotate là gì? Hướng dẫn cài đặt và cấu hình hiệu quả nhất
LogRotate là gì? Hướng dẫn cài đặt và cấu hình hiệu quả nhất
Markdown là gì? Tại sao nên dùng cũng như cách sử dụng hiệu quả
Markdown là gì? Tại sao nên dùng cũng như cách sử dụng hiệu quả
SPF Record là gì? Khái niệm và cách hoạt động
SPF Record là gì? Khái niệm và cách hoạt động
OpenTelemetry là gì? Cách hoạt động và sử dụng
OpenTelemetry là gì? Cách hoạt động và sử dụng
DSS là gì? Khái niệm, cách hoạt động và lợi ích mang lại
DSS là gì? Khái niệm, cách hoạt động và lợi ích mang lại
IXP là gì? Khái niệm, cách hoạt động và lợi ích mang lại
IXP là gì? Khái niệm, cách hoạt động và lợi ích mang lại
Global Server Load Balancing (GSLB) là gì? Khái niệm và cách hoạt động
Global Server Load Balancing (GSLB) là gì? Khái niệm và cách hoạt động
C&C Server là gì? Khái niệm, cách hoạt động và ngăn chặn tấn công
C&C Server là gì? Khái niệm, cách hoạt động và ngăn chặn tấn công
Jump Server là gì? Khái niệm, cách hoạt động và ưu nhược điểm
Jump Server là gì? Khái niệm, cách hoạt động và ưu nhược điểm
Vuex là gì? Mục đích sử dụng và tại sao chúng ta lại cần đến nó
Vuex là gì? Mục đích sử dụng và tại sao chúng ta lại cần...
WebGL là gì? Những thông tin cơ bản cần biết về WebGL
WebGL là gì? Những thông tin cơ bản cần biết về WebGL
Multi-Tenant là gì? Cách hoạt động và ưu nhược điểm cần nắm rõ
Multi-Tenant là gì? Cách hoạt động và ưu nhược điểm cần nắm rõ
SQLite là gì? Những tính năng nổi bật và cách sử dụng
SQLite là gì? Những tính năng nổi bật và cách sử dụng
File .BAT là gì? Hướng dẫn tạo và sử dụng file batch đúng cách
File .BAT là gì? Hướng dẫn tạo và sử dụng file batch đúng cách
Sprint backlog là gì? Vai trò và cách sử dụng hiệu quả
Sprint backlog là gì? Vai trò và cách sử dụng hiệu quả
CIDR là gì? Khái niệm và cách hoạt động của CIDR?
CIDR là gì? Khái niệm và cách hoạt động của CIDR?
Categorical data là gì? Khái niệm, tính năng và ví dụ minh họa
Categorical data là gì? Khái niệm, tính năng và ví dụ minh họa
Makefile là gì? Hướng dẫn sử dụng Makefile một cách hiệu quả
Makefile là gì? Hướng dẫn sử dụng Makefile một cách hiệu quả
RTMP là gì? RTMP server là gì? Cách thiết lập máy chủ phát Video
RTMP là gì? RTMP server là gì? Cách thiết lập máy chủ phát Video
15 Lỗi thường gặp ở Server và cách khắc phục chúng
15 Lỗi thường gặp ở Server và cách khắc phục chúng
GPO là gì? Tìm hiểu chi tiết về Group Policy Object
GPO là gì? Tìm hiểu chi tiết về Group Policy Object
Nmap là gì? Các tính năng và cách sử dụng hiệu quả
Nmap là gì? Các tính năng và cách sử dụng hiệu quả
Redux Toolkit là gì? Tất tần tật kiến thức cho người mới bắt đầu
Redux Toolkit là gì? Tất tần tật kiến thức cho người mới bắt đầu Danh mục
  • Kiến thức cơ bản
  • Tin công nghệ
  • Dịch vụ Cloud Computing
    • Cloud Server
    • CDN
    • Load Balancer
    • Auto Scaling
    • Container Registry
    • Kubernetes
    • Call Center
    • Business Email
    • Simple Storage
    • VOD
    • VPN
    • Traffic Manager
    • Cloud VPS
    • Videos
  • Tin Tức
  • Security
  • Development
  • Q&A cùng Bizfly Cloud
    • Q&A về Bizfly Cloud Server
      • Thao tác kết nối tới server
      • Videos
    • Q&A về Bizfly Business Email
    • Videos
  • Case Study
  • Sys-Ops
  • Infographic
  • Thủ thuật
  • Tool support
  • Giải pháp doanh nghiệp
  • Chuyển đổi số
  • Software Engineering
  • Tính năng và sản phẩm mới 0
  • Videos
Hotline(024) 7302 8888-(028) 7302 8888Hỗ trợ kỹ thuậtsupport@bizflycloud.vnKinh doanh, CSKHsales@bizflycloud.vn

Từ khóa » Thiết Bị Vdi