Về Bài Thơ "Chiều Hôm Nhớ Nhà" Của Bà Huyện Thanh Quan

OPTADS360 intTypePromotion=1 zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn tailieu.vn NÂNG CẤP Đăng Nhập | Đăng Ký Chủ đề »
  • Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa
  • Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lý
  • Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sử
    • Đề thi thử THPT Quốc gia môn GDCD
    • Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh
    • Đề thi thử THPT Quốc gia môn Văn
    • Đề thi thử THPT Quốc gia môn Anh
    • Đề thi thử THPT Quốc gia
    • Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán
    • Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa
    • Đề thi thử Đại học môn Hóa
    • Đề thi thử ĐH
  • HOT
    • CEO.27: Bộ Tài Liệu Dành Cho StartUp...
    • TL.01: Bộ Tiểu Luận Triết Học
    • CEO.29: Bộ Tài Liệu Hệ Thống Quản Trị...
    • LV.11: Bộ Luận Văn Tốt Nghiệp Chuyên...
    • FORM.07: Bộ 125+ Biểu Mẫu Báo Cáo...
    • LV.26: Bộ 320 Luận Văn Thạc Sĩ Y...
    • FORM.04: Bộ 240+ Biểu Mẫu Chứng Từ Kế...
    • CEO.24: Bộ 240+ Tài Liệu Quản Trị Rủi...
    • FORM.08: Bộ 130+ Biểu Mẫu Thống Kê...
    CMO.03: Bộ Tài Liệu Hệ Thống Quản Trị Marketing...
TUYỂN SINH YOMEDIA ADSENSE Trang Chủ » Tài Liệu Phổ Thông » Ôn thi ĐH-CĐ Về bài thơ "Chiều hôm nhớ nhà" của bà Huyện Thanh Quan

Chia sẻ: Ha Quynh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

Thêm vào BST Báo xấu 763 lượt xem 31 download Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo tài liệu 'về bài thơ "chiều hôm nhớ nhà" của bà huyện thanh quan', tài liệu phổ thông phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

AMBIENT/ Chủ đề:
  • giảng văn cấp 3
  • kiến thức văn học
  • tài liệu văn học Việt Nam
  • bài giảng văn cấp 3
  • Nguyễn Du

Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!

Đăng nhập để gửi bình luận! Lưu

Nội dung Text: Về bài thơ "Chiều hôm nhớ nhà" của bà Huyện Thanh Quan

  1. Về bài thơ "Chiều hôm nhớ nhà" của bà Huyện Thanh Quan Trong nền văn học Việt Nam trung đại, số nữ sĩ còn đứng lại với thời gian không phải là nhiều. Chúng ta thường nhắc đến 3 gương mặt tiêu biểu là Đoàn Thị Điểm, Hồ Xuân Hương và Bà huyện Thanh Quan. Ba nữ sĩ này, mỗi người một vẻ, mỗi người có một đóng góp riêng cho thơ văn nước nhà. Trong 3 nữ sĩ đó, Bà huyện Thanh Quan khiêm nhường đứng riêng một chiếu với chùm thơ khoảng 5 - 6 bài (có bài vẫn còn gây tranh cãi, bị xem là của nhà thơ khác) trong đó thường được nhắc đến hơn cả là bài thơ Chiều hôm nhớ nhà. Bài thơ Nôm Đường luật này diễn tả nỗi nhớ nhà của người nữ sĩ khi cô đơn thân gái dặm trường: Trời chiều bảng lảng bóng hoàng hôn Tiếng ốc xa đưa vẳng trống đồn Gác mái ngư ông về viễn phố Gõ sừng mục tử lại cô thôn Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi Dặm liễu sương sa khách bước dồn Kẻ chốn Chương Đài người lữ thứ Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn?
  2. Bài thơ đưa chúng ta vào một không - thời gian tưởng như cụ thể nhưng lại khá mơ hồ. Thời điểm “trời chiều” được cụ thể hoá trong sự “bảng lảng” của “bóng hoàng hôn” mang đến cho ta một buổi chiều như bao buổi chiều khác trong thơ ca xưa. Có nỗi nhớ của người con xa quê: Chiều chiều ra đứng ngõ sau Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều (Ca dao) Buồn trông cửa bề chiều hôm Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa (Truyện Kiều) Câu phá đề gợi cho ta một cảm giác mệt mỏi và chậm rãi của thời gian ban chiều, một thời điểm mang tính ám ảnh văn hoá trong thơ xưa. Câu thơ bắt đầu bằng “trời chiều” và khép lại bằng “bóng hoàng hôn” như muốn hắt cả ánh vàng của nắng chiều lên con người và cảnh vật. Thời điểm chiều hôm là lúc con người trở về sum họp, quây quần cùng gia đình nhưng dường như nhân vật trữ tình trong bài thơ vẫn tạm nghỉ chân trên hành trình xa xôi và vắng vẻ. Ở không gian đó con người có thể nghe thấy “tiếng ốc xa đưa” và tiếng “vẳng trống đồn”. Những âm thanh này vốn không xa lạ nhưng khi đặt vào khung cảnh đất khách quê người thì lại gợi lên sự bâng khuâng, se buồn trong lòng người lữ khách. Hai
  3. âm thanh đan quyện vào nhau như muốn báo hiệu sự vội vã của thời gian đang đổ dần về tối. Thời điểm “trời chiều” cùng sự báo hiệu của tiếng ốc và tiếng trống sẽ làm nền cho hai câu thực: Gác mái ngư ông về viễn phố Gõ sừng mục tử lại cô thôn Đến hai câu thơ này ta mới thấy hiện ra một cách rõ nét hơn những mã nghệ thuật của thơ ca nhà nho xưa (dù Nguyễn Thị Hinh có là một nữ sĩ nhưng khi sáng tác bà vẫn chịu ảnh hưởng của quan niệm văn học Nho gia). Xuân Diệu đã từng gọi bà là “Bà chúa hoàng hôn”. Đọc hai câu thực chúng ta sẽ cảm nhận rõ hơn lời khen ngợi của “nhà thơ mới nhất trong phong trào Thơ mới”. Vẫn là hình tượng quen thuộc của ngư ông và mục tử (trong bộ tứ “ngư - tiều - canh - mục”) trong thơ xưa, vẫn là động tác “gác mái”, “gõ sừng” ấy gắn liền với hai biểu tượng này. Nó nhắc ta nhớ tới những câu thơ như: Ngư lão buông câu ngồi mép bến Mục đồng té nước tắm đầu sông hay: Viễn tự chung thanh thôi khách bộ
  4. Mục đồng xung địch dẫn ngưu qui Nhà nho xưa quan niệm giống nhau về một cuộc sống thanh sạch gắn với nông thôn và thiên nhiên trong các nghề ngư - tiều - canh - mục. Đó là những hình ảnh đẹp mãi có sức cuốn hút đối với họ. Nó mang âm hưởng từ những vần thơ từ xa lắm, tận thời Đường ở bên Tàu với những: Cô chu soa lạp ông Độc điếu hàn giang tuyết (Liễu Tông Nguyên) hay: Tá vấn tửu gia hà xứ hữu Mục đồng dao chỉ Hạnh Hoa thôn (Đỗ Mục) Tuy nhiên giữa mảng lưới văn hoá đầy hình tượng, điển tích... đó cái còn lại của Thanh Quan là gì? Đó có phải là cách dùng những từ Hán Việt “ngư ông”, “viễn phố”, “mục đồng”, “cô thôn” tạo cho bài thơ sự trang trọng và cổ kính đầy hấp dẫn? Điều này chỉ đúng một phần. Cái còn lại của dòng thơ, dấu ấn của Thanh Quan chính là ở hai tiếng “cô”, “viễn” tưởng như vô tình nhà thơ đặt theo niêm luật đăng đối ở tiếng thứ 6 của hai câu thực. Nhà thơ đâu có biết “ngư ông” và “mục tử” nghĩ gì và cũng
  5. đâu có biết họ đi về đâu. Với cái nhìn đầy màu sắc chủ quan, nhân vật trữ tình đã phổ cảm xúc của mình vào hai hình tượng đó. Con người lẻ loi trên hành trình thiên lý tự dưng lại cảm nhận về cảnh vật quanh mình như cảm nhận về thân phận của mình, thấy chúng cũng trở nên “cô”, “viễn” như thường. Chúng ta lại nhớ tới cảm xúc của người chinh phụ cô đơn ngồi trong đêm vắng tủi buồn với cả trăng - hoa vô tri, vô giác: Hoa giãi nguyệt nguyệt in một tấm Nguyệt lồng hoa hoa thắm từng bông Nguyệt hoa hoa nguyệt trùng trùng Trước hoa dưới nguyệt trong lòng xiết đau. Dấu ấn chủ quan của nhân vật trữ tình thoáng hiện ra rồi lại chìm khuất đi giữa mịt mù thiên nhiên: Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi Dặm liễu sương sa khách bước dồn Sự tương phản trong bức tranh thơ gợi lên mộtchút gì nhỏ nhoi mà yếu đuối của cánh chim và hình ảnh người khách giữa chiều tà. Vẫn là “ngàn mai” ấy, ngàn mai từng nở trắng trong thơ xưa (Tuyết mai trắng bãi, phù dung đỏ bờ - Chinh phụ ngâm) nhưng đặt cạnh hình ảnh “gió cuốn” đã gợi lên sự rộng lớn của không gian như muốn nuốt chìm cánh chim nhỏ
  6. nhoi vào trong đó, như cánh “chim hôm thoi thót về rừng” trong Truyện Kiều và xa hơn nữa là hình ảnh: Chúng điểu cao phi tận Cô vân độc khứ nhàn trong thơ Lí Bạch xưa. Con người luôn thấy nhỏ bé trước thiên nhiên. Đứng trước thiên nhiên, người xưa muốn mình là một tiểu vũ trụ cố gắng hoà hợp (và cả hoà tan) vào trong đại khối, đại vũ trụ vô cùng đang bao bọc quanh mình. Người “khách” đang “bước dồn” qua “dặm liễu” kia liệu lòng có còn thôi ám ảnh về: Tóc ai trao chửa bạc màu Liễu ai bẻ tặng bên cầu còn tươi (Nguyễn Bính) hay điển tích “Bá kiều chiết liễu” cùng hình ảnh “Hoa dương sầu sát độ giang nhân” (Trịnh Cốc) hay kí ức về: Sông Tần một dải xanh xanh Loi thoi bờ liễu mấy cành Dương quan ở chốn quê nhà, nơi ly biệt, lưu luyến người thân mà “Tiễn đưa một chén
  7. quan hà - Xuân đình thoắt đã dạo ra Cao đình” (Truyện Kiều). Con người - nhân vật trữ tình (hay là một dạng phân thân của hình tượng này: “khách”) - như muốn giấu mình đi. Đó là đặc trưng phi ngã, vô ngã của thơ ca trung đại. Con người không xuất hiện trong vai trò cá nhân. Nó chỉ thể hiện mình trong các mối quan hệ cộng đồng, làng xóm, họ mạc, gia đình. Con người có khi là “khách” trên chính quê hương mình như trong thơ Hạ Tri Chương: Nhi đồng tương kiến bất tương thức Tiếu vấn: Khách tòng hà xứ lai? hay trở thành “Càn khôn nhất hủ nho” hoặc “Giang Hán tư quy khách” trong thơ Đỗ Phủ. Sự đơn chiếc, cô lẻ đã thấm sâu trong nó một nỗi buồn khôn tả. Nhịp “bước dồn” chỉ là vẻ bề ngoài che đi nỗi lòng nặng trĩu ưu tư của nhân vật trữ tình. Tình cảm được dồn nén và bật ra thành câu hỏi: Kẻ chốn Chương Đài người lữ thứ Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn? Thơ ca nhà nho xưa thường hướng tới các vấn đề thế sự, đạo lý, hay than thở về thế đạo nhân tâm, tránh nói đến tình cảm cá nhân riêng tư trong đời sống thường ngày. Tuy nhiên thơ ca nửa cuối thế kỷ XVIII nửa đầu
  8. thế kỷ XIX mang trong nó sắc thái chủ tình rõ rệt, chủ trương bày tỏ những cảm xúc vốn bị đạo đức Nho giáo chế ngự bấy lâu nay. Có lẽ tiếng nói tiền khu mang tính tiên phong của Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm, Truyện Kiều, thơ Hồ Xuân Hương... đã là tiền đề cho hai câu kết này. Qua điển tích “Chương Đài” cùng cặp đại từ nhân xưng “người - kẻ” chúng ta có thể thấy người mà nhân vật trữ tình hướng tới là nửa kia của mình. Câu chuyện về bài thơ “Chương Đài liễu, Chương Đài liễu - Tích nhật thanh thanh kim tại phủ? - Túng sử trường điều tự cựu thuỳ - Giả ưng phan chiết tha nhân thủ” còn đó như minh chứng cho khao khát đoàn viên, sống trong hạnh phúc lứa đôi của người lữ thứ. Chính vì cảnh lữ thứ mà khát khao mong gặp người chia sẻ, “kể nỗi hàn ôn” càng da diết hơn. Nhu cầu sẻ chia đó vẫn thường trực trong mỗi con người tự ngàn xưa. Bài thơ gói gọn trong thể Đường luật thất ngôn bát cú nhưng nó đã nói được tiếng lòng của người nữ sĩ. Cảm giác nhớ nhà của con người khi “Lòng còn gửi áng mây vàng” (Truyện Kiều) là điều dễ hiểu. Trong không gian tha hương thời trung đại, con người thấy lẻ loi, yếu đuối khi bị bứt ra khỏi không gian quê nhà quen thuộc nên chỉ ra khỏi nhà mười dặm đã có cảm giác “lữ thứ, hoàng hoa” là thế. Đó không chỉ là một mã nghệ thuật mà còn phản ánh một phần sự thực của tâm trạng con người.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

  • Bài 8: Qua Đèo Ngang - Giáo án Ngữ văn 7 - GV: Lê Thị Hạnh

    doc 15 p | 927 | 57

  • Miền quê

    pdf 1 p | 180 | 11

  • Khóc Mẹ

    pdf 3 p | 129 | 11

  • Bài 7: Luyện tập làm văn biểu cảm - Giáo án Ngữ văn 7 - GV: Lê Thị Hạnh

    doc 15 p | 209 | 10

  • Trời xanh và mây trắng

    pdf 3 p | 154 | 9

  • Bài 7: Quan hệ từ - Giáo án Ngữ văn 7 - GV: Lê Thị Hạnh

    doc 15 p | 368 | 9

  • Giữa Ngày Xa Cách

    pdf 2 p | 85 | 7

  • "Việt Bắc" tiêu biểu cho giọng thơ tâm tình ngọt ngào tha thiết của Tố Hữu

    doc 6 p | 102 | 3

  • Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS 19.8, Bắc Trà My

    doc 13 p | 2 | 0

Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn: Đồng ý Thêm vào bộ sưu tập mới: *Tên bộ sưu tập Mô Tả: *Từ Khóa: Tạo mới Báo xấu
  • Hãy cho chúng tôi biết lý do bạn muốn thông báo. Chúng tôi sẽ khắc phục vấn đề này trong thời gian ngắn nhất.
  • Không hoạt động
  • Có nội dung khiêu dâm
  • Có nội dung chính trị, phản động.
  • Spam
  • Vi phạm bản quyền.
  • Nội dung không đúng tiêu đề.
Hoặc bạn có thể nhập những lý do khác vào ô bên dưới (100 ký tự): Vui lòng nhập mã xác nhận vào ô bên dưới. Nếu bạn không đọc được, hãy Chọn mã xác nhận khác.. Đồng ý LAVA AANETWORK THÔNG TIN
  • Về chúng tôi
  • Quy định bảo mật
  • Thỏa thuận sử dụng
  • Quy chế hoạt động
TRỢ GIÚP
  • Hướng dẫn sử dụng
  • Upload tài liệu
  • Hỏi và đáp
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
  • Liên hệ
  • Hỗ trợ trực tuyến
  • Liên hệ quảng cáo
Theo dõi chúng tôi

Chịu trách nhiệm nội dung:

Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA

LIÊN HỆ

Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM

Hotline: 093 303 0098

Email: support@tailieu.vn

Giấy phép Mạng Xã Hội số: 670/GP-BTTTT cấp ngày 30/11/2015 Copyright © 2022-2032 TaiLieu.VN. All rights reserved.

Đang xử lý... Đồng bộ tài khoản Login thành công! AMBIENT

Từ khóa » Chiều Tà Bảng Lảng Bóng Hoàng Hôn