Về Bản Háng Đề Đài - Chạm Mặt Cái Nghèo
Có thể bạn quan tâm
- Đường dây nóng: 024.3839.8987
- Thời sự
- Công tác Dân tộc
- Sắc màu 54
- Kinh tế
- Phóng sự
- Xã hội
- Gương sáng
- Pháp luật
- Khoa học - Công nghệ
- Giáo dục
- Sức khỏe
- Trang địa phương
- Chuyên đề
- Media
- Thể thao - Giải trí
Xã hội
- Nghề nghiệp - Việc làm
- Nhịp cầu nhân ái
Đến bản Háng Đề Đài, xã Khao Mang, huyện Mù Cang Chải (Yên Bái), để tận mắt chứng kiến một vùng đất còn quá nhiều khó khăn với địa hình chia cắt, đường sá đi lại khó khăn, không điện, điều kiện sống thiếu thốn trăm bề khiến 135 hộ đồng bào dân tộc Mông nơi đây quẩn quanh trong nghèo đói…
Tweet- 27-07-2020Phước Sơn (Quảng Nam): Điểm sáng trong xóa đói giảm nghèo
- 12-06-2020Bình Liêu (Quảng Ninh): Thay đổi nhận thức, tự tin vươn lên
Chạm mặt cái nghèo
Từ Thủ đô Hà Nội đến bản Háng Đề Đài hơn 300km, không quá gian nan, nhưng đoạn đường từ Trung tâm xã đến bản chỉ gần 10km gập ghềnh khúc khuỷu, dựng đứng. Đây chính là một trong những lý do khiến cái đói, cái nghèo đeo bám người dân nơi đây bao nhiêu năm nay.
Đến đầu bản, hình ảnh đầu tiên chúng tôi nhìn thấy là những ngôi nhà gỗ truyền thống của đồng bào Mông, nhưng hầu hết đã xập xệ, tạm bợ. Đón chúng tôi ngay đầu bản, ông Giàng A Sáu, Bí thư Chi bộ bản Háng Đề Đài hồ hởi, bởi lâu lâu mới có khách đến thăm bản. So với những hộ gia đình khác, ngôi nhà của ông Sáu trông khang trang, vững chãi hơn. Kể cho chúng tôi nghe đủ chuyện gần xa, vui buồn về cuộc sống của đồng bào nơi đây, nhưng ông Sáu trăn trở và buồn nhất là đến tận bây giờ bản của ông vẫn chưa có điện.
“Không có điện nên bà con cũng không thể sử dụng được máy móc, thiết bị trong sản xuất và sinh hoạt. Mọi việc đều được làm thủ công. Nhiều gia đình làm điện nước, nhưng chỉ sử dụng được một bóng điện nhỏ mờ mờ. Cuộc sống của chúng tôi cứ trôi qua trong tối tăm, mù mịt như vậy. Trong 135 hộ, thì chỉ có 16 hộ không nghèo, còn lại đều là hộ nghèo và cận nghèo”, ông Sáu thở dài.
Đưa chúng tôi đến thăm gia đình bà Chang Thị Khua, một trong những hộ nghèo nhất bản. Chồng bà Khua đã mất, một mình bà nuôi hai con khôn lớn. Gia cảnh khó khăn quá nên các con cũng phải bỏ học để lao động phụ giúp mẹ. Ngôi nhà của gia đình bà Khua cheo leo trên một con dốc, để đến được, chúng tôi phải bỏ dép, leo lên bằng chân đất cho khỏi ngã.
“Nghèo lắm, khổ lắm!”, bà Khua nắm chặt tay tôi, nói như vậy trong nước mắt. Trong căn nhà tạm bợ của gia đình bà chỉ có chiếc giường xập xệ, cái màn cũ đã rách nhiều chỗ và thứ quý giá nhất là hai chiếc nồi gang và mấy bao lúa.
Theo lời ông Sáu, trải qua bao đời, đồng bào Mông ở Háng Đề Đài vẫn miệt mài canh tác trên những thửa ruộng bậc thang. Giữa muôn trùng mây, lúa đã lên xanh, ngô trải dài sườn đồi, khe suối, nhưng cuộc sống của người dân nơi đây vẫn không đủ ăn, không lối thoát. Bởi lúa, ngô làm ra cũng chỉ đủ lương thực cho bữa ăn hằng ngày, vài nhà khá hơn thì có thêm con trâu, con lợn, đàn gà… nhưng không có sản phẩm nào có thể bán được tiền để trang trải cuộc sống.
Điều cần nhất ở Háng Đề Đài
Tôi đã từng đi đến nhiều vùng đồng bào DTTS và miền núi, vùng cao nhưng đến Háng Đề Đài, lần đầu tiên tôi chứng kiến một con đường bê tông khá đặc biệt. Nó đặc biệt bởi, con đường này chiều ngang chỉ vài chục cm, chỉ đủ một xe máy đi, nếu có xe đi ngược chiều nhau thì rất khó tránh được.
Theo ông Sáu, Bí thư Chi bộ bản thì, con đường này mới được xây dựng từ nguồn tài trợ của một số tổ chức, cá nhân có tấm lòng hảo tâm, cùng sự đóng góp về ngày công, vật liệu của người dân, nhưng đến nay, mới hoàn thành được hơn 4km, do địa hình quá phức tạp, khó khăn chưa thể thi công. Để hoàn thành con đường đến cuối bản phải 4 - 5km nữa.
“Con đường “siêu nhỏ” vậy thôi, nhưng là ước mơ của người dân nơi đây bao đời qua. Đồng bào chỉ cần đi lại được vào mùa mưa, đỡ trơn trượt là tốt lắm rồi”, ông Sáu chia sẻ.
Không có điện, đường sá đi lại vất vả, địa hình chia cắt, sinh kế khó khăn nên nghèo đói cứ đeo đẳng mãi nơi vùng cao này. Một điều khiến chúng tôi băn khoăn là, qua tìm hiểu tiếp xúc với các hộ dân, thì thấy ý thức thoát nghèo của nhiều bà con vẫn chưa cao; thậm chí có các hộ còn thắc mắc lẫn nhau trong việc được thụ hưởng chính sách của Nhà nước… Trong các buổi họp bản, vấn đề người dân nơi đây kiến nghị nhiều nhất vẫn là, tại sao gia đình tôi không được hỗ trợ và gia đình kia lại được hỗ trợ? Việc xét hộ nghèo với một số tiêu chí chưa sát thực tiễn, nên cũng làm cho đồng bào chưa thực sự hiểu được ý nghĩa, mục đích là ngoài sự hỗ trợ của Nhà nước đồng bào cần phải vươn lên thoát nghèo.
Ví dụ như ở bản có gia đình đã thoát nghèo 5 năm nay, nhưng gia đình cho biết, họ cảm thấy thiệt thòi vì gia đình không nhận được sự hỗ trợ của Nhà nước. Còn các hộ khác thì được nhiều khoản hỗ trợ. Có lễ, đây cũng chính là một trong những lý do dẫn đến Háng Đề Đài mãi không thoát ra khỏi cái vòng luẩn quẩn của đói nghèo.
Rời Háng Đề Đài, day dứt với câu hỏi làm gì để vực dậy bản nghèo? Kéo điện lưới quốc gia, đầu tư cơ sở hạ tầng, tạo sinh kế… có lẽ cũng chưa đủ, mà điều quan trọng hơn cả là cần khơi thông tư tưởng, phát huy nội lực của chính người dân để vươn lên thoát nghèo. Bên cạnh đó, cũng cần căn cứ vào thực tế địa phương để quan tâm hỗ trợ những hộ đã thoát nghèo tiếp tục vươn lên trở thành hộ khá giả...
Bản nghèo Ngài Chồ và vấn nạn tảo hôn Tweet bản Háng Đề ĐàinghèoMù Cang Chảiđồng bào Mông Ý kiến độc giả Gửi ý kiến độc giả Họ và tên Địa chỉ email Nội dung Mã bảo mật Nhập lạiGửi bình luận Có thể bạn quan tâm-
Sín Thầu phấn đấu về đích nông thôn mới
-
Niềm vui từ những lá đơn xin thoát nghèo
-
Xem Hộ nghèo là đối tác để phát triển: Tạo đột phá trong giảm nghèo bền vững
Vĩnh Châu (Sóc Trăng): Cơ hội để đồng bào vươn lên thoát nghèo
Với đặc thù là địa phương có đông đồng bào DTTS, trong đó hơn 52% là người Khmer và 17% người Hoa, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo còn khá cao, thị xã Vĩnh Châu (tỉnh Sóc Trăng) xác định, công tác dạy nghề và giải quyết việc làm là cứu cánh giúp bà con vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống. Trong đó, nguồn lực từ Tiểu dự án 3 - Dự án 5 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) sẽ là đòn bẩy giúp địa phương thực hiện mục tiêu này.Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Giang: Hỗ trợ người dân bị hỏa hoạn
Gần 18 tỷ đồng ủng hộ Chương trình "Tết Vì người nghèo - Xuân Ất Tỵ"
Xe đạp trợ lực điện – xu hướng di chuyển của người trẻ toàn cầu
Krông Ana: Thắm tình đoàn kết từ công tác kết nghĩa thôn buôn
Tin nổi bật trang chủ
Trách nhiệm và nghĩa vụ của HSSV, thanh niên DTTS là nỗ lực học tập, rèn luyện vì kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
“Trách nhiệm và nghĩa vụ của học sinh, sinh viên (HSSV), thanh niên DTTS là nỗ lực học tập, rèn luyện vì kỷ nguyên vươn mình của dân tộc” là mong muốn của Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh gửi tới các HSSV, thanh niên DTTS xuất sắc, tiêu biểu năm 2024, trong buổi gặp mặt được tổ chức chiều 27/12, tại Hà Nội.- Họp báo Lễ Tuyên dương HSSV, thanh niên DTTS xuất sắc, tiêu biểu năm 2024
- Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên, thanh niên DTTS xuất sắc, tiêu biểu năm 2024 sẽ diễn ra trong 2 ngày 27 và 28/12
Tiêu điểm
-
Hân hoan chào đón các em HSSV, thanh niên DTTS về dự lễ Tuyên dương HSSV, thanh niên DTTS xuất sắc, tiêu biểu lần thứ XI năm 2024
-
15 ngày xóa hơn 160 nhà tạm, nhà dột nát
-
Lễ Tuyên dương 2024: Nơi nghị lực ý chí và khát vọng vươn lên của thế hệ trẻ người DTTS tỏa sáng
-
Số hóa sắc phong
-
Tỷ phú trồng sầu riêng ở Đồi Rìu
-
Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên, thanh niên DTTS xuất sắc, tiêu biểu năm 2024 sẽ diễn ra trong 2 ngày 27 và 28/12
-
Đối tượng nào được miễn thi tốt nghiệp THPT 2025?
-
Thêu mùa Xuân lên áo
Ủy ban Dân tộc tổng kết công tác đảng, công tác cơ quan năm 2024
Krông Ana: Thắm tình đoàn kết từ công tác kết nghĩa thôn buôn
Kon Tum: Trình diễn, trưng bày nghề thủ công truyền thống của các DTTS
Đầu tư nguồn lực phát triển hệ thống trường dự bị đại học dân tộc nâng cao chất lượng giáo dục vùng DTTS
Giáo dục - Hà Anh - 22:17, 27/12/2024 Nhiều năm qua, hệ thống trường Dự bị đại học dân tộc trên phạm vi toàn quốc luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm đầu tư nguồn lực phát triển cả về con người và cơ sở vật chất nhằm đáp ứng tốt nhất nhiệm vụ đào tạo giảng dạy, tạo nguồn cán bộ đặc biệt là người DTTS. Trong đó, đặc biệt phải kể đến nguồn lực từ Tiểu dự án 2, thuộc Dự án 4, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn 1, từ 2021 -2025 đã dành riêng để đầu tư cơ sở vật chất các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực công tác dân tộc.Kiện toàn, nâng cao chất lượng tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về công tác dân tộc các cấp
Công tác Dân tộc - Trọng Bảo - 22:12, 27/12/2024 Đây là một trong các nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2025 được đưa ra tại Hội nghị tổng kết công tác dân tộc năm 2024, phương hướng nhiệm vụ năm 2025, do UBND tỉnh Lào Cai tổ chức, chiều 27/12.Điểm lại một số thành tựu nổi bật của ngành Nông nghiệp năm 2024
Kinh tế - Hoàng Minh - 22:09, 27/12/2024 Năm 2024, dù gặp nhiều khó khăn, nhưng ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vẫn khẳng định vai trò trụ đỡ, điểm tựa của nền kinh tế đất nước, bảo đảm an sinh xã hội quốc gia, góp phần bảo đảm an ninh lương thực toàn cầu và sẵn sàng phát huy lợi thế để cùng với đất nước bước vào kỉ nguyên mới.Kon Tum: Hội thi giao lưu sáng kiến truyền thông về thực hiện chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình
Trang địa phương - Ngọc Chí - 22:08, 27/12/2024 Sáng 27/12, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Kon Tum tổ chức Hội thi giao lưu sáng kiến truyền thông về thực hiện chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình năm 2024.Kon Tum: Tuyên dương những tấm gương khởi nghiệp thành công ở vùng đồng bào DTTS
Gương sáng - Ngọc Chí - 22:08, 27/12/2024 Sáng 27/12, Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum tổ chức Hội nghị biểu dương các thanh niên, học sinh, sinh viên, hội viên, Người có uy tín tiêu biểu và tấm gương khởi nghiệp thành công ở vùng đồng bào DTTS và miền núi.Video
15 ngày xóa hơn 160 nhà tạm, nhà dột nát
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 27/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Truyền dạy để lưu giữ, bảo tồn văn hóa các dân tộc. 15 ngày xóa hơn 160 nhà tạm, nhà dột nát . Người tiên phong ở bản Hà Lệt. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.Số hóa sắc phong
Tỷ phú trồng sầu riêng ở Đồi Rìu
Đi tàu “hoàng hậu” ngắm Đà Lạt mộng mơ
Bình Gia phát triển du lịch gắn với bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống
Cần Thơ: Nhiều kết quả tích cực trong thực hiện công tác dân tộc năm 2024
Công tác Dân tộc - Tào Đạt - 22:06, 27/12/2024 Ngày 27/12, Ban Dân tộc TP. Cần Thơ đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác dân tộc năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Ông Trần Việt Trường - Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ đã đến dự và chỉ đạo Hội nghị.Nghệ An: Tổng kết công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc năm 2024
Công tác Dân tộc - Việt Lê - 21:57, 27/12/2024 Chiều 27/12, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức Hội nghị tổng kết công tác dân tộc và chính sách dân tộc năm 2024, triển khai phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.Hân hoan chào đón các em HSSV, thanh niên DTTS về dự lễ Tuyên dương HSSV, thanh niên DTTS xuất sắc, tiêu biểu lần thứ XI năm 2024
Đường đến ước mơ - Văn Hoa - 21:55, 27/12/2024 Năm 2024 là năm thứ XI, Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp cùng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên (HSSV), thanh niên DTTS xuất sắc, tiêu biểu. Sáng ngày 27/12, tại Khách sạn Khăn Quang Đỏ, Ban Tổ chức Lễ Tuyên dương đã vui mừng đón các em về dự và tham gia các hoạt động trong khuôn khổ Lễ Tuyên dương diễn ra trong 2 ngày 27 - 28/12/2024.Cấm thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng: Giải pháp bảo vệ sức khỏe cộng đồng tại Việt Nam
Sức khỏe - PV - 20:55, 27/12/2024 Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá mới như thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng đã trở thành vấn đề gây tranh cãi trên toàn cầu. Một số quốc gia đã lựa chọn cấm hoàn toàn các sản phẩm này nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và Việt Nam đang cân nhắc đi theo hướng tương tự. Việc cấm toàn diện các sản phẩm thuốc lá mới tại Việt Nam mang nhiều ý nghĩa quan trọng cả về y tế, xã hội và kinh tế.Thủ tướng: Ngành Nông nghiệp phải tăng tốc, bứt phá, xuất khẩu 70 tỷ USD trong năm 2025
Thời sự - PV - 19:20, 27/12/2024 Năm 2025, Thủ tướng yêu cầu phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP toàn ngành Nông nghiệp đạt 3,5 - 4%, tổng kim ngạch xuất khẩu 70 tỷ USD, để góp phần vào mục tiêu tăng trưởng GDP ít nhất trên 8% và phấn đấu đạt tăng trưởng 2 con số trong năm 2025. Xem thêm- Tìm từ khóa
- Tìm tác giả
Đọc nhiều
-
Đầu tư nguồn lực phát triển hệ thống trường dự bị đại học dân tộc nâng cao chất lượng giáo dục vùng DTTS
-
Kiện toàn, nâng cao chất lượng tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về công tác dân tộc các cấp
-
Điểm lại một số thành tựu nổi bật của ngành Nông nghiệp năm 2024
-
Kon Tum: Hội thi giao lưu sáng kiến truyền thông về thực hiện chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình
-
Kon Tum: Tuyên dương những tấm gương khởi nghiệp thành công ở vùng đồng bào DTTS
-
Cần Thơ: Nhiều kết quả tích cực trong thực hiện công tác dân tộc năm 2024
-
Trách nhiệm và nghĩa vụ của HSSV, thanh niên DTTS là nỗ lực học tập, rèn luyện vì kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
-
Nghệ An: Tổng kết công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc năm 2024
-
Hân hoan chào đón các em HSSV, thanh niên DTTS về dự lễ Tuyên dương HSSV, thanh niên DTTS xuất sắc, tiêu biểu lần thứ XI năm 2024
-
Cấm thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng: Giải pháp bảo vệ sức khỏe cộng đồng tại Việt Nam
- Thời sự
- Công tác Dân tộc
- Sắc màu 54
- Kinh tế
- Phóng sự
- Xã hội
- Gương sáng
- Pháp luật
- Khoa học - Công nghệ
- Giáo dục
- Sức khỏe
- Trang địa phương
- Chuyên đề
- Media
- Thể thao - Giải trí
BÁO DÂN TỘC VÀ PHÁT TRIỂN
Diễn đàn của đồng bào các dân tộc Việt Nam - Diễn đàn của đồng bào các dân tộc Việt Nam Giấy phép xuất bản báo chí điện tử số 468/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 26/10/2020.
Tổng Biên tập: Lê Công Bình Phó Tổng Biên tập: Nguyễn Văn Phong, Bùi Thị Hạ
Tòa soạn: Số 349 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội Điện thoại: 0243.839.8987 - Fax: 024.3767.4765 Liên hệ quảng cáo: 0911.249.766
Văn phòng thường trú
Tây Bắc: Số 581 Hoàng Liên, phường Kim Tân, TP. Lào Cai - Điện thoại: 020.382.3665. Tây Nguyên: Số135 Lê Thánh Tông, TP. Buôn Mê Thuột, Đăk Lăk. Tây Nam bộ: Số 18 Nguyễn Đình Chiểu, phường Tân An, quận Ninh Kiều, TP.Cần Thơ - Điện thoại: 0292.381.9293. Tây Duyên hải - Miền Trung: Số 220 Huỳnh Thúc Kháng, TP. Quy Nhơn, Bình Định - Điện thoại: 0931.613.868. Đông Bắc: Số 58, tổ 84, khu 8, phường Hà Khẩu, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh - Điện thoại: 0904.552.567.
© Ghi rõ nguồn “baodantoc.vn” khi sử dụng lại thông tin từ trang nàyTừ khóa » Hình ảnh Ngôi Nhà Nghèo
-
Ngôi Nhà Nghèo Bức ảnh Sẵn Có - IStock
-
Ngôi Nhà Nghèo Hình ảnh Sẵn Có - Tải Xuống Hình ảnh Ngay Bây ...
-
400.000+ ảnh đẹp Nhất Về Nhà Nghèo - Pexels
-
Hình ảnh Nhà Nghèo PNG Và Vector, Tải Xuống Miễn Phí - Pngtree
-
Cận Cảnh Những Ngôi Nhà Của "hộ Cận Nghèo" ở Xứ Thanh - Dân Việt
-
Ngôi Nhà Nhìn Tưởng Nghèo Nhưng Kiến Trúc, Nội Thất Tuyệt đẹp ở Sài ...
-
Top 19 ảnh Nhà Quê Nghèo Mới Nhất 2021
-
Khảo Sát Thực Trạng Khó Khăn Về Nhà ở Cho Hộ Nghèo, Cận Nghèo Và ...
-
Ngôi Nhà đơn Sơ ở Vùng Quê Nghèo Lạng Sơn. - Pinterest
-
11 điểm Trong Nhà Bóc Mẽ Chủ Nhân Là Người Nghèo, đại Gia Thật ...
-
Những Ngôi Nhà Nghèo Nàn Trang Chủ - Ảnh Miễn Phí Trên Pixabay
-
Nhà Kiên Cố Cho Người Nghèo Huyện Yên Hưng: Niềm Hạnh Phúc ...
-
Nhiều Hộ Nghèo ở Ninh Thuận Có Nhà Mới