Về đặc Trưng Của Chủ Nghĩa Xã Hội Trong Dự Thảo Cương Lĩnh Xây ...
Có thể bạn quan tâm
- Tiếng Việt
- English
- Trang chủ
- Chính quyền
- Giới thiệu
- Lịch sử hình thành
- Điều kiện tự nhiên
- Đơn vị hành chính
- Dân số và lao động
- Bản đồ hành chính
- Bộ máy tổ chức
- Tỉnh ủy
- Ủy ban nhân dân tỉnh
- Các sở, ban, ngành
- UBND các huyện, thành phố
- Hoạt động của Lãnh đạo
- Thông tin chỉ đạo điều hành
- Giới thiệu
- Nhà đầu tư
- Thủ tục hành chính
- Hệ thống thông tin giải quyết TTHC
- Dịch vụ công trực tuyến
- Công khai thủ tục hành chính
- Sản phẩm địa phương
Thứ sáu, Ngày 29/11/2024 -
- Cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính một cách thực chất
- Giao ban công tác báo chí tháng 11/2024
- Sửa đổi, bổ sung một số nội dung Đề án cho vay tiêu dùng góp phần ngăn chặn, đẩy lùi hoạt động “tín dụng đen” trên địa bàn tỉnh
- Thông báo về việc đấu giá Quyền khai thác khoáng sản đối với 19 khu vực thuộc Kế hoạch đấu giá quyền khai thác khoáng sản năm 2024.
- Quy định về đường giao thông đảm bảo công tác chữa cháy nơi có nhà ở nhiều tầng nhiều căn hộ của cá nhân
Qua các kỳ Đại hội VIII, IX và X, Đảng ta đều khẳng định vị trí, vai trò, giá trị to lớn của Cương lĩnh năm 1991 đối với cách mạng Việt Nam, đồng thời có những điều chỉnh, bổ sung một số nội dung cho phù hợp với từng giai đoạn cách mạng. Để đáp ứng yêu cầu giai đoạn cách mạng mới, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, trên cơ sở tổng kết 20 năm thực hiện Cương lĩnh năm 1991 sẽ thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011). Dự thảo Cương lĩnh đã được Ban Chấp hành Trung ương công bố rộng rãi cùng với các dự thảo văn kiện khác trình Đại hội XI để lấy ý kiến tham gia của đông đảo các tầng lớp nhân dân, đóng góp trí tuệ vào công việc chung của Đảng. Qua nghiên cứu dự thảo Cương lĩnh, bản thân rất tâm đắc và bày tỏ sự thống nhất cao với những nội dung được thể hiện trong dự thảo. Trong phạm vi bài viết này, xin trao đổi một vài vấn đề về đặc trưng của chủ nghĩa xã hội mà Đảng và nhân dân ta xây dựng.
Dự thảo Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011) đã chỉ ra 8 đặc trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng, đó là một xã hội: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu; có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới. Việc xác định đặc trưng của chủ nghĩa xã hội là quá trình tìm tòi và bổ sung, phát triển qua các kỳ Đại hội Đảng và đến nay tương đối hoàn thiện, thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta đang hướng tới. Tuy nhiên, theo suy nghĩ của bản thân, cần bổ sung để nhấn mạnh nội dung quan trọng trong các đặc trưng sau: Về đặc trưng: “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”: Đây là đặc trưng bao quát những nội dung cơ bản nhất của xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng. Các đặc trưng khác chỉ là xác định những mặt, những lĩnh vực cụ thể của xã hội xã hội chủ nghĩa như: nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế, nền văn hoá, con người, vấn đề dân tộc, tôn giáo, nhà nước, quan hệ đối ngoại… trong xã hội xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, đặc trưng này cần phải thể hiện được sự khác biệt và tính ưu việt hơn hẳn của chủ nghĩa xã hội so với các chế độ xã hội trước đây. Trong dự thảo Cương lĩnh nêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” đã thể hiện khá rõ bản chất của chủ nghĩa xã hội mà nhân dân ta xây dựng, nhưng theo tôi cần bổ sung thêm “nhân ái” vào đặc trưng này làm nổi lên bản chất tốt đẹp của chủ nghĩa xã hội. Một xã hội mà nhân dân được làm chủ, được đối xử công bằng, được sống trong một môi trường văn minh nhưng thiếu tình yêu thương giữa con người với con người, thiếu lòng nhân ái vị tha, khoan dung, thiếu trách nhiệm với đồng loại, thiếu tình yêu đối với thiên nhiên… thì chưa phải là xã hội xã hội chủ nghĩa. Các khái niệm: dân chủ, công bằng, văn minh mặc dù ở khía cạnh nào đó đã thể hiện được những nội dung trên nhưng không thể thay thế được khái niệm “nhân ái”, bởi vì chủ nghĩa nhân đạo, lòng nhân ái đó là nội dung cốt lõi, là ước mơ hàng ngàn đời của nhân loại được thể hiện trong tư tưởng, học thuyết của các nhà tư tưởng tiến bộ, các nhà xã hội chủ nghĩa không tưởng từ thời cổ đại đến cận đại và được Mác, Ăngghen, Lênin kế thừa, chọn lọc, tiếp thu xây dựng thành học thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học, trong đó điều cốt lõi của chủ nghĩa Mác-Lênin như Bác Hồ kính yêu đã lĩnh hội được và chỉ dạy cho cán bộ, đảng viên: “Hiểu chủ nghĩa Mác-Lênin là phải sống với nhau có tình, có nghĩa. Nếu thuộc bao nhiêu sách mà sống với nhau không có tình, có nghĩa thì sao gọi là hiểu chủ nghĩa Mác-Lênin được”. Vì vậy, cần phải bổ sung khái niệm “nhân ái” để nhấn mạnh đặc trưng bao trùm của chủ nghĩa xã hội thành mục tiêu mà Đảng và nhân dân ta hướng tới. Về đặc trưng: “Có nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”: Đặc trưng này thể hiện mặt đời sống tinh thần của chủ nghĩa xã hội; thể hiện mối quan hệ biện chứng, sự kết hợp hài hoà giữa cái truyền thống và cái hiện đại, giữa giá trị bản sắc dân tộc với những giá trị văn hoá tinh hoa, tinh tuý của nhân loại trong nền văn hoá xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, đặc trưng cốt lõi của chủ nghĩa xã hội là xã hội nhân đạo, vì con người, lấy giải phóng con người là mục tiêu của chủ nghĩa xã hội. Vì vậy nền văn hoá xã hội chủ nghĩa ngoài những đặc trưng tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc thì cần phải nhấn mạnh một đặc trưng rất nhân đạo, rất chủ nghĩa xã hội đó là nền văn hoá thấm đậm tính nhân văn (bản thân khái niệm tiên tiến khía cạnh nào đó đã bao hàm nhân văn, nhưng không phải cái gì tiên tiến cũng là nhân văn; bản sắc dân tộc cũng bao hàm tính nhân văn nhưng không bao quát hết và không thay thế được khái niệm nhân văn). Như vậy theo tôi, cần bổ sung và diễn đạt lại đặc trưng này thành: “Có một nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và thấm đậm tính nhân văn”. Về đặc trưng: “Con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện”: Đặc trưng này thể hiện về tiêu chí con người trong chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên trong đặc trưng này mới chỉ thể hiện được những điều kiện để con người phát triển như: có cuộc sống ấm no, được tự do, có hạnh phúc và các điều kiện khác để phát triển toàn diện. Trong đặc trưng này chưa phác hoạ được những đặc trưng bản chất của con người trong chủ nghĩa xã hội như thế nào. Trong quá trình cách mạng Việt Nam, vấn đề xây dựng con người xã hội chủ nghĩa được đặt ra từ rất sớm. Bác Hồ kính yêu đã nhiều lần chỉ dạy: “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì phải có con người xã hội chủ nghĩa. Con người xã hội chủ nghĩa là phải đi đến hoàn toàn không có chủ nghĩa cá nhân. Trong đầu óc mọi người đều có sự đấu tranh giữa cái “thiện” và cái “ác”, hoặc nói theo cách mới là đấu tranh giữa tư tưởng cộng sản và tư tưởng cá nhân”. Trong đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng đã khẳng định vấn đề xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa và đã nêu lên một số đặc trưng của con người mới…. Vì vậy trong Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011) lần này cần bổ sung thêm đặc trưng bản chất của con người xã hội chủ nghĩa để lấy đó làm chuẩn giá trị, làm mục tiêu để xây dựng con người mới trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Theo tôi, con người xã hội chủ nghĩa phải là con người có ý chí vươn lên, ý thức tự giác, có tấm lòng vị tha, khoan dung, nhân hậu, có tinh thần trách nhiệm cao với cộng đồng, với Tổ quốc, đặt lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân, của cộng đồng lên trên lợi ích cá nhân-có nghĩa là bản thân con người xã hội chủ nghĩa đã gột sạch chủ nghĩa cá nhân. Nói tóm lại là: có ý thức tự giác, tính nhân đạo, tinh thần trách nhiệm cao, hết lòng vì cộng đồng. Từ những ý nêu trên, bản thân xin diễn đạt lại đặc trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng như sau: Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng, đó là một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, nhân ái, văn minh: do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu; có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và thấm đậm tính nhân văn; con người có ý thức tự giác, tính nhân đạo, tinh thần trách nhiệm cao, hết lòng vì cộng đồng, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới. Mạnh Hồng Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Kon Tum Ảnh: Tôn Bảo Về trang trước Gửi emailTin tức liên quan
- Đại hội đại biểu Hội luật gia tỉnh Kon Tum lần thứ V, nhiệm kỳ 2024-2029 (29/11/2024)
- Tổng kết công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng năm 2024 (27/11/2024)
- Đánh giá kết quả thực hiện Bản ghi nhớ về hợp tác trong công tác Mặt trận giữa tỉnh Kon Tum (Việt Nam) và tỉnh Ratanakiri (Campuchia) (27/11/2024)
- Đại hội thành lập Hội Người cao tuổi tỉnh, nhiệm kỳ 2021-2026 (27/11/2024)
- Lễ tôn vinh người hiến máu tiêu biểu tỉnh Kon Tum năm 2024 (27/11/2024)
- Lịch sử hình thành
- Điều kiện tự nhiên
- Đơn vị hành chính
- Dân số và lao động
- Bản đồ hành chính
- Tỉnh ủy
- Ủy ban nhân dân tỉnh
- Các sở, ban, ngành
- UBND các huyện, thành phố
- Hệ thống theo dõi CĐĐH
- Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính
- Hệ thống đánh giá Bộ chỉ số phục vụ người dân và doanh nghiệp.
- Hệ thống quản lý VB&ĐH
- Văn bản chỉ đạo điều hành
- Thư điện tử công vụ
- Lịch công tác UBND tỉnh
- Tài liệu họp
- Báo cáo hiện trạng môi trường và Bộ chỉ thị môi trường
- Báo cáo kinh tế - xã hội
- Dự án hoàn thành
- Dự án đang triển khai
- Dự án chuẩn bị đầu tư
- Dự án kêu gọi đầu tư
- Đấu thầu, mua sắm công
- Quy hoạch xây dựng, đô thị
- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
- Quy hoạch thu gom, tái chế, xử lý chất thải
- Chương trình, đề tài khoa học
- Kết quả nghiệm thu
- Đề tài/Dự án đã đăng ký thực hiện nhiệm vụ KH&CN
- Trang chủ
- Liên hệ
- Góp ý
- Sơ đồ cổng
- RSS
CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH KON TUM Giấy phép số 08/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Kon Tum cấp ngày 20/12/2019 Quản lý kỹ thuật: Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Kon Tum, số 70 Lê Hồng Phong, phường Quyết Thắng, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum. Chịu trách nhiệm chính: Ông Nguyễn Đăng Trình - Chánh Văn phòng UBND tỉnh. Điện thoại hỗ trợ: 0260.3797799; Email: bbtcongttdt@kontum.gov.vn
Đang truy cập: 95 . Tổng lượng truy cập: 98.478.070
Từ khóa » Trong Chủ Nghĩa Xã Hội Là Gì
-
Chủ Nghĩa Xã Hội – Wikipedia Tiếng Việt
-
Chủ Nghĩa Xã Hội Là Gì? Đặc Trưng Và Con đường Lên CNXH?
-
Chủ Nghĩa Xã Hội Là Gì? - Luật Hoàng Phi
-
[PDF] Chủ Nghĩa Xã Hội Và Thời Kỳ Quá độ
-
Một Số Vấn đề Lý Luận Và Thực Tiễn Về Chủ Nghĩa Xã Hội Và Con đường ...
-
Bàn Luận Về Bản Chất Của Chủ Nghĩa Xã Hội Qua Bài Viết Của Tổng Bí ...
-
Đặc Trưng Cơ Bản Của Xã Hội Xã Hội Chủ Nghĩa ở Việt Nam Theo Tinh ...
-
Chủ Nghĩa Xã Hội Và Con Người Xã Hội Chủ Nghĩa | Tạp Chí Tuyên Giáo
-
Bài Viết Trả Lời Các Câu Hỏi “chủ Nghĩa Xã Hội Là Gì?” Và “tại Sao Việt ...
-
Tư Tưởng Hồ Chí Minh Về Chủ Nghĩa Xã Hội Và định Hướng Xây ...
-
“MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHỦ NGHĨA XÃ ...
-
Mục Tiêu Của Chủ Nghĩa Xã Hội Theo Tư Tưởng Hồ Chí Minh
-
Kiểu Nhà Nước Xã Hội Chủ Nghĩa Là Gì ? Tìm Hiểu ... - Luật Minh Khuê
-
Đảng Cộng Sản Việt Nam Nhận Thức Về Chủ Nghĩa Xã Hội Và Con ...