Về đặc Trưng Của Chủ Nghĩa Xã Hội Trong Dự Thảo Cương Lĩnh Xây ...

  • Tiếng Việt
  • English
  • Trang chủ
  • Chính quyền
    • Giới thiệu
      • Lịch sử hình thành
      • Điều kiện tự nhiên
      • Đơn vị hành chính
      • Dân số và lao động
      • Bản đồ hành chính
    • Bộ máy tổ chức
      • Tỉnh ủy
      • Ủy ban nhân dân tỉnh
      • Các sở, ban, ngành
      • UBND các huyện, thành phố
    • Hoạt động của Lãnh đạo
    • Thông tin chỉ đạo điều hành
  • Nhà đầu tư
  • Thủ tục hành chính
    • Hệ thống thông tin giải quyết TTHC
    • Dịch vụ công trực tuyến
    • Công khai thủ tục hành chính
  • Sản phẩm địa phương

Thứ 7, Ngày 21/12/2024 -

  • Hội nghị tổng kết công tác ngành Nội vụ năm 2024
  • Phấn đấu đến tháng 6 năm 2025, xóa bỏ 100% nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh
  • Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với các Trưởng Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài về tổng kết công tác ngoại giao kinh tế năm 2024
  • Lãnh đạo tỉnh thăm, chúc mừng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh và Sư đoàn 10 nhân Ngày truyền thống Quân đội nhân dân Việt Nam
  • Tiếp tục tăng cường các biện pháp phòng chống đói, rét cho đàn vật nuôi trên địa bàn tỉnh
Tin tức sự kiện Về đặc trưng của chủ nghĩa xã hội trong dự thảo Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung, phát triển năm 2011) Ngày đăng: 04/11/2010 07:03 Đọc tin bài Xem: 362838 In trang Mặc định Cỡ chữ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (tháng 6-1991) đã thông Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Cương lĩnh năm 1991). Đây là văn kiện lý luận chính trị quan trọng của Đảng ta, là ngọn cờ tập hợp sức mạnh toàn dân tộc trong sự nghiệp xây dựng đất nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

Qua các kỳ Đại hội VIII, IX và X, Đảng ta đều khẳng định vị trí, vai trò, giá trị to lớn của Cương lĩnh năm 1991 đối với cách mạng Việt Nam, đồng thời có những điều chỉnh, bổ sung một số nội dung cho phù hợp với từng giai đoạn cách mạng. Để đáp ứng yêu cầu giai đoạn cách mạng mới, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, trên cơ sở tổng kết 20 năm thực hiện Cương lĩnh năm 1991 sẽ thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011). Dự thảo Cương lĩnh đã được Ban Chấp hành Trung ương công bố rộng rãi cùng với các dự thảo văn kiện khác trình Đại hội XI để lấy ý kiến tham gia của đông đảo các tầng lớp nhân dân, đóng góp trí tuệ vào công việc chung của Đảng. Qua nghiên cứu dự thảo Cương lĩnh, bản thân rất tâm đắc và bày tỏ sự thống nhất cao với những nội dung được thể hiện trong dự thảo. Trong phạm vi bài viết này, xin trao đổi một vài vấn đề về đặc trưng của chủ nghĩa xã hội mà Đảng và nhân dân ta xây dựng.

Dự thảo Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011) đã chỉ ra 8 đặc trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng, đó là một xã hội: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu; có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới.   Việc xác định đặc trưng của chủ nghĩa xã hội là quá trình tìm tòi và bổ sung, phát triển qua các kỳ Đại hội Đảng và đến nay tương đối hoàn thiện, thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta đang hướng tới. Tuy nhiên, theo suy nghĩ của bản thân, cần bổ sung để nhấn mạnh nội dung quan trọng trong các đặc trưng sau:   Về đặc trưng: “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”: Đây là đặc trưng bao quát những nội dung cơ bản nhất của xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng. Các đặc trưng khác chỉ là xác định những mặt, những lĩnh vực cụ thể của xã hội xã hội chủ nghĩa như: nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế, nền văn hoá, con người, vấn đề dân tộc, tôn giáo, nhà nước, quan hệ đối ngoại… trong xã hội xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, đặc trưng này cần phải thể hiện được sự khác biệt và tính ưu việt hơn hẳn của chủ nghĩa xã hội so với các chế độ xã hội trước đây. Trong dự thảo Cương lĩnh nêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” đã thể hiện khá rõ bản chất của chủ nghĩa xã hội mà nhân dân ta xây dựng, nhưng theo tôi cần bổ sung thêm “nhân ái” vào đặc trưng này làm nổi lên bản chất tốt đẹp của chủ nghĩa xã hội. Một xã hội mà nhân dân được làm chủ, được đối xử công bằng, được sống trong một môi trường văn minh nhưng thiếu tình yêu thương giữa con người với con người, thiếu lòng nhân ái vị tha, khoan dung, thiếu trách nhiệm với đồng loại, thiếu tình yêu đối với thiên nhiên… thì chưa phải là xã hội xã hội chủ nghĩa. Các khái niệm: dân chủ, công bằng, văn minh mặc dù ở khía cạnh nào đó đã thể hiện được những nội dung trên nhưng không thể thay thế được khái niệm “nhân ái”, bởi vì chủ nghĩa nhân đạo, lòng nhân ái đó là nội dung cốt lõi, là ước mơ hàng ngàn đời của nhân loại được thể hiện trong tư tưởng, học thuyết của các nhà tư tưởng tiến bộ, các nhà xã hội chủ nghĩa không tưởng từ thời cổ đại đến cận đại và được Mác, Ăngghen, Lênin kế thừa, chọn lọc, tiếp thu xây dựng thành học thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học, trong đó điều cốt lõi của chủ nghĩa Mác-Lênin như Bác Hồ kính yêu đã lĩnh hội được và chỉ dạy cho cán bộ, đảng viên: “Hiểu chủ nghĩa Mác-Lênin là phải sống với nhau có tình, có nghĩa. Nếu thuộc bao nhiêu sách mà sống với nhau không có tình, có nghĩa thì sao gọi là hiểu chủ nghĩa Mác-Lênin được”. Vì vậy, cần phải bổ sung khái niệm “nhân ái” để nhấn mạnh đặc trưng bao trùm của chủ nghĩa xã hội thành mục tiêu mà Đảng và nhân dân ta hướng tới.   Về đặc trưng: “Có nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”: Đặc trưng này thể hiện mặt đời sống tinh thần của chủ nghĩa xã hội; thể hiện mối quan hệ biện chứng, sự kết hợp hài hoà giữa cái truyền thống và cái hiện đại, giữa giá trị bản sắc dân tộc với những giá trị văn hoá tinh hoa, tinh tuý của nhân loại trong nền văn hoá xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, đặc trưng cốt lõi của chủ nghĩa xã hội là xã hội nhân đạo, vì con người, lấy giải phóng con người là mục tiêu của chủ nghĩa xã hội. Vì vậy nền văn hoá xã hội chủ nghĩa ngoài những đặc trưng tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc thì cần phải nhấn mạnh một đặc trưng rất nhân đạo, rất chủ nghĩa xã hội đó là nền văn hoá thấm đậm tính nhân văn (bản thân khái niệm tiên tiến khía cạnh nào đó đã bao hàm nhân văn, nhưng không phải cái gì tiên tiến cũng là nhân văn; bản sắc dân tộc cũng bao hàm tính nhân văn nhưng không bao quát hết và không thay thế được khái niệm nhân văn). Như vậy theo tôi, cần bổ sung và diễn đạt lại đặc trưng này thành: “Có một nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và thấm đậm tính nhân văn”.   Về đặc trưng: “Con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện”: Đặc trưng này thể hiện về tiêu chí con người trong chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên trong đặc trưng này mới chỉ thể hiện được những điều kiện để con người phát triển như: có cuộc sống ấm no, được tự do, có hạnh phúc và các điều kiện khác để phát triển toàn diện. Trong đặc trưng này chưa phác hoạ được những đặc trưng bản chất của con người trong chủ nghĩa xã hội như thế nào. Trong quá trình cách mạng Việt Nam, vấn đề xây dựng con người xã hội chủ nghĩa được đặt ra từ rất sớm. Bác Hồ kính yêu đã nhiều lần chỉ dạy: “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì phải có con người xã hội chủ nghĩa. Con người xã hội chủ nghĩa là phải đi đến hoàn toàn không có chủ nghĩa cá nhân. Trong đầu óc mọi người đều có sự đấu tranh giữa cái “thiện” và cái “ác”, hoặc nói theo cách mới là đấu tranh giữa tư tưởng cộng sản và tư tưởng cá nhân”. Trong đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng đã khẳng định vấn đề xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa và đã nêu lên một số đặc trưng của con người mới…. Vì vậy trong Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011) lần này cần bổ sung thêm đặc trưng bản chất của con người xã hội chủ nghĩa để lấy đó làm chuẩn giá trị, làm mục tiêu để xây dựng con người mới trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Theo tôi, con người xã hội chủ nghĩa phải là con người có ý chí vươn lên, ý thức tự giác, có tấm lòng vị tha, khoan dung, nhân hậu, có tinh thần trách nhiệm cao với cộng đồng, với Tổ quốc, đặt lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân, của cộng đồng lên trên lợi ích cá nhân-có nghĩa là bản thân con người xã hội chủ nghĩa đã gột sạch chủ nghĩa cá nhân. Nói tóm lại là: có ý thức tự giác, tính nhân đạo, tinh thần trách nhiệm cao, hết lòng vì cộng đồng.     Từ những ý nêu trên, bản thân xin diễn đạt lại đặc trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng như sau: Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng, đó là một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, nhân ái, văn minh: do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu; có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và thấm đậm tính nhân văn; con người có ý thức tự giác, tính nhân đạo, tinh thần trách nhiệm cao, hết lòng vì cộng đồng, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới.   Mạnh Hồng Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Kon Tum Ảnh: Tôn Bảo Về trang trước Gửi email

Tin tức liên quan

  • Hội nghị tổng kết công tác ngành Nội vụ năm 2024 (21/12/2024)
  • Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với các Trưởng Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài về tổng kết công tác ngoại giao kinh tế năm 2024 (20/12/2024)
  • Lãnh đạo tỉnh thăm, chúc mừng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh và Sư đoàn 10 nhân Ngày truyền thống Quân đội nhân dân Việt Nam (20/12/2024)
  • Tổng kết công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng năm 2024 (19/12/2024)
  • Lãnh đạo tỉnh thăm các cơ sở tôn giáo, chức sắc tôn giáo nhân dịp Lễ Giáng sinh năm 2024 (19/12/2024)
Giới thiệu
  • Lịch sử hình thành
  • Điều kiện tự nhiên
  • Đơn vị hành chính
  • Dân số và lao động
  • Bản đồ hành chính
Bộ máy tổ chức
  • Tỉnh ủy
  • Ủy ban nhân dân tỉnh
  • Các sở, ban, ngành
  • UBND các huyện, thành phố
Chính quyền số
  • Hệ thống theo dõi CĐĐH
  • Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính
  • Hệ thống đánh giá Bộ chỉ số phục vụ người dân và doanh nghiệp.
  • Hệ thống quản lý VB&ĐH
  • Văn bản chỉ đạo điều hành
  • Thư điện tử công vụ
  • Lịch công tác UBND tỉnh
  • Tài liệu họp
Thông tin báo cáo thống kê
  • Báo cáo hiện trạng môi trường và Bộ chỉ thị môi trường
  • Báo cáo kinh tế - xã hội
Dự án đầu tư
  • Dự án hoàn thành
  • Dự án đang triển khai
  • Dự án chuẩn bị đầu tư
  • Dự án kêu gọi đầu tư
  • Đấu thầu, mua sắm công
Quy hoạch & Phát triển
  • Quy hoạch xây dựng, đô thị
  • Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
  • Quy hoạch thu gom, tái chế, xử lý chất thải
Chương trình & Đề tài
  • Chương trình, đề tài khoa học
  • Kết quả nghiệm thu
  • Đề tài/Dự án đã đăng ký thực hiện nhiệm vụ KH&CN
Liên kết website Website Tỉnh, Thành phố Tỉnh An Giang Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Tỉnh Bạc Liêu Tỉnh Bắc Giang Tỉnh Bắc Ninh Tỉnh Bến Tre Tỉnh Bình Dương Tỉnh Bình Định Tỉnh Bình Phước Tỉnh Bình Thuận Tỉnh Cà Mau Tỉnh Cao Bằng Thành phố Hà Nội Thành phố Hải phòng Thành phố Hồ Chí Minh Website Bộ, Ngành Bộ Công thương Bộ Giao thông Vận tải Bộ Khoa học và Công nghệ Bộ Nội vụ Bộ Quốc phòng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Thanh Tra Chính phủ Ủy ban Dân tộc Văn phòng Chính phủ Liên kết khác Tạp chí Cộng sản Đảng cộng sản Việt Nam Quốc hội Chính phủ
  • Trang chủ
  • Liên hệ
  • Góp ý
  • Sơ đồ cổng
  • RSS

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH KON TUM Giấy phép số 08/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Kon Tum cấp ngày 20/12/2019 Quản lý kỹ thuật: Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Kon Tum, số 70 Lê Hồng Phong, phường Quyết Thắng, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum. Chịu trách nhiệm chính: Ông Nguyễn Đăng Trình - Chánh Văn phòng UBND tỉnh. Điện thoại hỗ trợ: 0260.3797799; Email: bbtcongttdt@kontum.gov.vn

Đang truy cập: 102 . Tổng lượng truy cập: 98.510.568

Chung nhan Tin Nhiem Mang ipv6 ready

Từ khóa » Các đặc Trưng Cơ Bản Của Cnxh ở Việt Nam