Vẻ đẹp Khí Phách Và Thiên Lương Của Huấn Cao Câu Hỏi 101678
Có thể bạn quan tâm
Tìm kiếm với hình ảnh
Vui lòng chỉ chọn một câu hỏi
Tìm đáp án- Đăng nhập
- |
- Đăng ký
Hoidap247.com Nhanh chóng, chính xác
Hãy đăng nhập hoặc tạo tài khoản miễn phí!
Đăng nhậpĐăng kýLưu vào
+
Danh mục mới
- hoangminhduc
- Chưa có nhóm
- Trả lời
247
- Điểm
2607
- Cảm ơn
180
- Ngữ văn
- Lớp 11
- 10 điểm
- hoangminhduc - 21:05:30 15/11/2019
- Hỏi chi tiết
- Báo vi phạm
Hãy luôn nhớ cảm ơn và vote 5* nếu câu trả lời hữu ích nhé!
TRẢ LỜI
- trangpham
- Hội nuôi cá
- Trả lời
15286
- Điểm
246524
- Cảm ơn
10836
- trangpham Quản trị viên của Hoidap247.com
- Câu trả lời hay nhất!
- 20/11/2019
Đây là câu trả lời đã được xác thực
Câu trả lời được xác thực chứa thông tin chính xác và đáng tin cậy, được xác nhận hoặc trả lời bởi các chuyên gia, giáo viên hàng đầu của chúng tôi.
** Bạn tham khảo dàn ý và bài viết dưới đây nhé **
* Dàn ý
A. Mở bài
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm
- Khái quát nội dung
- Giới thiệu nhân vật Huấn Cao
- Dẫn dắt vấn đề
B. Thân bài
1. Giới thiệu lai lịch Huấn Cao
- Huấn Cao là một người anh hùng đã lãnh đạo nhân dân chống lại triều đình.
- Huấn Cao bị kết án tử hình.
2. Vẻ đẹp tài hoa
- Huấn cao là một con người văn võ toàn tài .
- Huấn Cao là người có tài viết chữ rất nhanh và đẹp
3. Vẻ đẹp khí phách
-Huấn Cao là người có khí phách
- Huấn Cao là người ung dung làm chủ ngục tù
4. Vẻ đẹp thiên lương
- Thiên lương là bản tính lương thiện được trời phú bẩm ngay từ khi mới sinh ra.
- Bản thân Huấn Cao là người có thiên lương
+ Không màng danh lợi
+ Huấn Cao là con người kiêu bạc, tính ông vốn”Khoảnh” nhưng lại rất dễ mềm lòng trước những tấm lòng .
- Huấn cao muốn người khác cũng bừng sáng thiên lương
C. Kết bài
- Đánh giá chung
- Nêu cảm nghĩ của bản thân.
** Bài viết tham khảo
Nhà văn Nga M.Gorky có nói: " nghệ sĩ là con người biết khai thác những ấn tượng riêng - chủ quan - của mình, tìm thấy trong những ấn tượng đó cái có giá trị khái quát và biết làm cho những ấn tượng ấy có được hình thức riêng." Đúng vậy, như Nguyễn Tuân - ông là người suốt đời đi tìm và sáng tạo những cái đẹp. Trong tác phẩm " Chữ người tử tù" chính là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách sáng tác của Nguyễn Tuân trước CMT8.
Huấn Cao là một người anh hùng đã lãnh đạo nhân dân chống lại triều đình. Cuộc khởi nghĩa bị thất bại, Huấn Cao bị kết án tử hình. Trong lúc đang đợi ngày ra pháp trường, ông được đưa đến giam giữ ở một nhà ngục của tỉnh Sơn. Đọc tác phẩm người đọc thấy hình tượng nhân vật Huấn Cao như mang bong dáng của người anh hùng Cao Bá Quát.
Huấn cao là một con người văn võ toàn tài nhưng ở đây chúng ta chỉ đi sâu vào khía cạnh tài hoa nghệ sĩ của nhân vật. Ông là một nhà thư pháp lừng danh. Chữ Hán là chữ tượng hình hệ ô vuông ,người học chữ Hán phải nhớ được mặt chữ mới viết được. Vì là chữ tượng hình nên ẩn sâu trong chữ không chỉ là ý nghĩa mà còn là quan niệm về văn hóa, về triết lí nhân sinh, nó thể hiện mơ ước, khát vọng của người chơi chữ. Như vậy để viết được chữ Hán thì người viết phải có học vấn uyên bác. Vì là chữ tượng hình nên người viết phải thể hiện tài năng nghệ thuật,tài năng nghệ sĩ. Chữ thư pháp có bốn kiểu chính là trân,triện,thảo,lệ. Người viết chữ thư pháp có thể đẹp được là vô cùng khó. Chữ thư pháp mà đẹp nhìn vào sẽ giống như một bức tranh. Khi đó người viết chữ là nghệ sĩ . Người nghệ sĩ ấy mỗi lần cầm bút là một lần sáng tạo. Khả năng viết chữ của Huấn Cao đã được tôn vinh là nhà thư pháp tiếng tăm lừng lẫy.
Huấn Cao mới chỉ viết chữ có 3 lần để dành tặng cho ba người tri kỉ. Vậy mà tài thư pháp của ông đã nổi tiếng khắp vùng Tỉnh Sơn,bay vào tận chốn thâm sâu tăm tối, nơi tù ngục,nơi mà chỉ có cái ác,cái xấu ngự trị vậy mà chữ của ông đã khiến cho con người nơi đây phải ngưỡng mộ.Thế thì có thể nói chữ của Huấn Cao đẹp lắm. Huấn Cao viết chữ đẹp đến mức đã khiến cho quản ngục, một người đối lập với ông về mặt xã hội đã phải ao ước có được:” Ngay từ khi mới biết đọc vỡ chữ nghĩa chữ thánh hiền,quản ngục đã có một ao ước là một ngày được treo ở trong nhà riêng mình một câu đối do tay ông Huấn Cao viết. Như vậy, vẻ đẹp con chữ của Huấn Cao đã trở thành sở nguyện suất đời của viên quản ngục.
Qua cách đánh giá của viên quản ngục, chữ của Huấn Cao được coi như vật báu trên đời:” Chữ ông Huấn đẹp lắm, vuông lắm. Có được chữ ông Huấn mà treo là có một vật báu trên đời”. Qua những nhận xét trên của Quản Ngục cho thấy chữ của Huấn Cao đã trở thành sở nguyện mà giá trị của nó còn được vật chất hóa như vật báu ở đời. Để có được chữ của Huấn Cao, Quản ngục đã phải hạ mình, không chỉ thế quản ngục đã biệt đãi với Huấn Cao. Quan coi ngục mà lại đi cung kính biệt đãi tử tù thì đó là chuyện không bình thường, lại phạm vào điều cấm kị của triều đình, việc làm ấy nếu bị triều đình phát giác thì rất có thể phải trả giá bằng tính mạng. Quản ngục đường đường là viên quan triều đình, ông ta chắc hẳn phải hiểu điều đó hơn ai hết. Vậy mà để có được chữ cảu Huấn Cao, quản ngục sẵn sàng chấp nhận sự thiệt thòi về mình, sắn sàng bất chấp cả tính mạng.
Nếu trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du, nhà thơ đã xây dựng nhân vật Từ Hải thật hào hùng, đó là một con người, một anh hùng chói lọi “Đội trời đạp đất ở đời …Chọc trời khuấy nước mặc dầu/Dọc ngang nào hết trên đầu có ai”. Nhưng đến khi bị Hồ Tôn Hiến đánh lừa thì “ Hùm thiêng mức sa cơ cũng hèn”.Có thể nói Huấn Cao ở đây là một trang anh hùng với hoài bão tung hoành ở đời. Mộng lớn không thành, ông cũng rơi vào tình thể hổ sa cơ nhưng con người ấy vẫn dữ được cốt cách khí phách hiên ngang của mình. Khi đến nhà lao của quản ngục , Huấn Cao quay lại bảo với các bạn mình: “Dệt cắn tôi,đỏ cả cổ lên rồi.Phải dỗ gông đi”. Khi năm người thì sáu người đồng loạt theo lời Huấn Cao thực hiện dỗ gông thì bị tên lính áp giải bỡn cợt dọa nạt. Đứng dậy. Không ông lại phết cho mấy cái hòe bây giờ”. Trước sự dọa nạt đó”Huấn Cao lạnh lùng,trúc mũi gông nặng,khom mình thúc mạnh đầu thang gông xuống nền đá tảng,đánh thuỳnh một cái”Sự lạnh lùng của Huấn Cao ấy cho thấy khí phách hiên ngang ,không sợ cường quyền.Ông sẵn sàng bỏ ngoài tai những lời nói của kẻ tiểu nhân đang thị oai. Hành động ấy chứng tỏ khí phách của một tử tù mà vẫn hiên ngang thách đố ngục tù.
Lẽ thường trong cuộc sông nếu một người rơi vào hoàn cảnh của Huấn Cao , một tử tù đang chờ ngày lên đoạn đầu đài thì hẳn sẽ cảm thấy vô cùng buồn,dễ rơi vào tình cảnh lo lắng run sợ.Thế mà ở đây , khi nhận được rượu thịt, Huấn cao vẫn ung dung thưởng thức “Coi đó như một việc làm trong cái hứng sinh bình” của mình. Nói như nhà thơ, nhà giáo Phan Bội Châu thì nhà tù chỉ là nơi để nghỉ ngơi mà thôi”Chạy mỏi chân thì hãy ở tù”. Phải chăng khí phách đó cũng chính là khi phách của Huấn Cao ở đây? Một tử tù mà được quản ngục vào thăm thì thường sẽ cảm thấy vô cùng vinh dự hoặc vô cùng sợ sệt bởi đó là người nắm quyền sinh quyền sát ,nắm tính mạng của mình trong tay. Huấn cao nghĩ,quản ngục có thể là một kẻ tiểu nhân,hắn sẵn sàng dùng mọi mánh khóe nhà lao để tra tấn ,hành hạ ông khi ông tỏ ý bất phục .Vậy mà ông vẫn thẳng thừng đuổi quản ngục ra khỏi nhà giam”Ngươi hỏi ta muốn gì ,ta chỉ muốn một điều là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây”. Khi nói như vậy , Huấn Cao đã sẵn sàng chờ đợi một trận mưa đòn từ cơn thịnh nộ của quản ngục . Nhưng con người này đến cảnh chết chém còn không sợ, huống chi là cái trò tiểu nhân diễu võ dương oai.
Đêm cuối trước ngày ra pháp trường trong tư thể cổ đeo gông chân vướng xiềng , vậy mà Huấn Cao vẫn ung dung điểm tô bức thư pháp. Đó là những con chữ thể hiện hoài bão tung hoành ở đời mỗi người: Ngày hôm sau lên đoạn đầu đài, vậy mà ông vẫn ung dung dành cái đêm của cuộc đời mình, dành những thời khắc cuối cùng ấy để ung dung sáng tạo vẻ đep cho đời. Huấn Cao giống như một ngôi sao băng trước khi từ biệt vũ trụ vẫn để lại một vệt sáng cho đời, một luồng ánh sáng rạng rỡ tuyệt vời.
Không màng danh lợi: Huấn Cao là người có tài, ông hoàn toàn có quyền dùng tài năng ấy để phục vụ lợi ích cho mình, để tạo dựng cho mình có một cuộc sống sung túc đủ đầy. Song Huấn Cao lại là con người chính trực, không ham danh lợi: “Ta nhất dinh không vì vàng bạc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ”. Ông là người có tài tạo ra cái đẹp nhưng ông chỉ tặng cái đẹp của mình chứ không đánh đổi, không mua bán. Và ông chỉ tặng cái đẹp ấy cho những người tri kỉ, những người biết trân trọng cái đẹp. Cả đời sông mới chỉ viết hai bộ tứ bình và một bức trung đường cho ba người bạn tri kỉ. Qua đây cho thấy ông là người không ham danh lợi.
Huấn Cao là con người kiêu bạc, tính ông vốn”Khoảnh” nhưng lại rất dễ mềm lòng trước những tấm lòng . Khi chưa hiểu về quản ngục thì tỏ ra khinh bạc đếm điều không cần giấu giếm nhưng đến khi hiểu về quản ngục, biết về cái sở thích cao quý của quản ngục thì thái độ Huấn Cao đã thay đổi hoàn toàn. Huấn Cao biết mình có lỗi đã công khai nhận lỗi, biết nhận lỗi là biểu hiện của người có lòng tự trọng. Một nhân cách thanh cao “Nào ta có biết đâu,một người như thầy quản đây lại có sở thích cao quý vậy. Thiếu chút nữa ta đã mất đi một tấm lòng thiên hạ”. Không chỉ nhận lỗi qua lời nói,Huấn cao còn sữa lỗi qua hành động . Đêm hôm đó,Huấn cao đã dành cả đêm tâm huyết của mình, dành cả thời khắc cuối cùng của đời mình để viết bức thư pháp dành tặng quản ngục. Nghĩa là Huấn cao là một con người có thiên lương tự tỏa sáng.
Khi Huấn Cao cho chữ quản ngục, ông đã khuyên bảo quản ngục, cho chữ quản ngục. Qua đó người đọc thấy được Huấn Cao mong muốn quản ngục từ bỏ chốn quan trường nghĩa là tránh xa cái nơi con người ta sống “Bằng lừa lọc ,bằng tàn nhẫn”là từ bỏ chốn bàn nhơ để về chốn thanh cao. Để giữ thiên lương cho lành vững. Điều đó cho thấy Huấn cao mong muốn quản ngục có thể giữ được bản tính lương thiện của mình ,làm tiền đề cho việc thưởng thức cái đẹp,thưởng thức thú chơi chữ đẹp. Qua lời khuyên ấy, quản ngục đã được Huấn Cao cảm hóa,quản ngục đã bái lính di huấn tinh thần của Huấn Cao ,quản ngục đã được khai sáng thiên lương. Huấn Cao lãnh đạo nhân dân chống lại triều đình là thể hiện khát vọng đem lại cuộc sống ấm no thái bình, hạnh phúc hơn cho nhân dân. Khi cuộc sống đã ấm lo, thì đạo đức con người cũng thực hiện tốt hơn. Huấn Cao không chỉ muốn bản thân mình hay những tri kỉ của mình mà ông còn muốn tất cả mọi người đều bừng sáng thiên lương.
Nguyễn Tuân thật tài tình khi đặt Huấn Cao vào tình huống éo le, một cuộc kì ngộ để tôn lên vẻ đẹp của Huấn Cao - người anh hùng nghệ sĩ. Nghệ thuật tương phản đối lập của bút pháp lãng mạn cùng ngôn ngữ trau truốt không lẫn với bất kì nhân vật nào cùng thời và sau này. Hình tượng Huấn Cao mãi mãi in dấu trong lòng người đọc.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
starstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstar5starstarstarstarstar2 voteGửiHủy
- Cảm ơn 1
- linhlinh6796
- Chưa có nhóm
- Trả lời
4900
- Điểm
71085
- Cảm ơn
5122
- linhlinh6796 Đây là một chuyên gia, câu trả lời của người này mang tính chính xác và tin cậy cao
- 20/11/2020
Đây là câu trả lời đã được xác thực
Câu trả lời được xác thực chứa thông tin chính xác và đáng tin cậy, được xác nhận hoặc trả lời bởi các chuyên gia, giáo viên hàng đầu của chúng tôi.
Chữ người tử tù là một ánh văn chương đặc sắc kết tinh lý tưởng thẩm mỹ và phong cách nghệ thuật tài hoa, uyên bác, độc đáo của Nguyễn Tuân. Đoạn văn tả cảnh cho chữ trong nhà giam là phần sáng tạo đặc sắc nhất trong thiên truyện này. Qua đây khí phách hiên ngang và thiên lương của Huấn Cao.
Truyện được dựng trên một tình huống oái ăm, đầy kịch tính đó là cuộc tương phùng kỳ ngộ của những liên tài tri kí giữa chốn ngục tù xoay quanh việc xin chữ và cho chữ của tử tù, quản ngục và thây thơ lại. Là người nắm giữ quyền lực nơi để lao tăm tối, quản ngục và thầy thơ lại lại rất yêu cái đẹp, trong cái tài. Là người có tài viết chữ đẹp mà cả đời quản ngục ngưỡng mộ nhưng cầm đầu cuộc khởi nghĩa chống lại triều đình đã bao lần "Bẻ khoá vượt ngục", Huấn Cao xuất hiện giữa để lao trong vai một tử tù đang chờ ngày lĩnh án. Cuộc gặp gỡ của những nhân cách cao đẹp này trở thành cuộc đối đầu giữa tử tù và cai ngục. Thư pháp vốn là một môn nghệ thuật cao sang. Lẽ thường không bao giờ có cánh thưởng thức nghệ thuật ấy ở nơi chết chóc, tối tăm, bẩn thỉu. Vậy mà việc cho chữ của Huấn Cao lại diễn ra vào đêm cuối cùng của cuộc đời tại nhà ngục như thế Về thời gian: cảnh cho chữ không diễn ra giữa thanh thiên bạch nhật mà lại diễn ra ở nhà tùáp khẳng định sự chiến thắng của ánh sáng với bóng tối, của cái đẹp, cái cao thượng, đối với sự phàm tục nhơ bẩn. Không phải ngẫu nhiên mà Nguyễn Tuân miêu tả hai lần cái "ánh sáng đỏ rực", "cái lửa đám cháy rừng rực"... Ánh sáng ấy đã xua tan đẩy lùi bóng tối dày đặc trong phòng giam buổi đêm, ánh sáng của lương tri, thiên lương đã xua tan đẩy lùi bóng tối của bạo tàn chính tại nơi ngục tù này. Anh sáng ấy đã khai tâm, cảm hoá những con người lầm đường trở về với cuộc sống lương thiên.
Huấn cao là một con người văn võ toàn tài. Nổi bật trên nền thời gian, không gian, ánh sáng đặc biệt ấy là hình ảnh tử tù "cổ đeo gông, chân vướng xiềng đang dậm tô từng nét chữ" như đang dồn hết sinh lực để cho ra đời những con chữ "vuông tươi tắn, nó nói lên hoài bão tung hoành của một đời con người"... Rồi còn dõng dạc khuyên bảo, răn dạy đạo lý, cách sống với ngục quan. Đó là tư thế làm chủ, tự tin, đường hoàng của một nghệ sĩ tài hoa đang chuyển giao cái đẹp, bất tử hoá cái Đẹp. Việc Huấn Cao tặng chữ quản ngục vào đêm cuối cùng trước ngày ra pháp trường không chỉ để đền đáp một tấm lòng "biệt nhỡn liên tài" mà còn là hành động lưu giữ bảo tồn truyền thống văn hoá đồng thời truyền bá khát vọng tự do, chuyển giao nhân cách tự do. Tương phản với tư thế, hành động ấy viên quản ngục thì "khúm núm" cất từng đồng tiền kẽm đánh dấu Ô chữ đặt trên phiến lụa óng, còn thầy thơ lại "run run bưng chậu mực". Sau khi nghe lời khuyên chân tình "tìm chỗ khác mà ở... để giữ lấy thiên lượng cho lành vững... kẻo nhem nhuốc đi cái đời lương thiện..." của Huấn Cao, ngục quan cảm động vái tử tù một vái, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào "Kẻ mê muội này xin bái lĩnh!" Đúng là một cảnh thọ giáo thiêng liêng giữa người cho chữ và người nhận chữ với sự chuyển hoá quyền lực rõ rệt. Quyền lực không thuộc về kẻ nắm giữ xiềng gông mà thuộc về cái Đẹp và người sáng tạo ra cái Đẹp. Từ sự chuyển giao quyền lực này - Tài hoa - Khí phách - Thiên lương của Huấn Cao cứ rực sánLời khuyên dạy đĩnh đạc của Huấn Cao nơi cuối truyện có khác gì một chúc thư về lẽ sống trước khi ông đi vào cõi bất tử! Đó cũng chính là lời nhắn nhủ của Nguyễn Tuân với bạn đọc: Cái Đẹp có thể sản sinh nơi tội ác ngự trị nhưng cái Đẹp không thể sống chung với cái Ác; Muốn thưởng thức cái đẹp phải có thiện lương. Lơid khuyên đấy đã cho thấy được một tâm hồn lương thiện của Huấn Cao.
Đêm cuối trước ngày ra pháp trường trong tư thể cổ đeo gông chân vướng xiềng , vậy mà Huấn Cao vẫn ung dung điểm tô bức thư pháp. Đó là những con chữ thể hiện hoài bão tung hoành ở đời mỗi người: Ngày hôm sau lên đoạn đầu đài, vậy mà ông vẫn ung dung dành cái đêm của cuộc đời mình, dành những thời khắc cuối cùng ấy để ung dung sáng tạo vẻ đep cho đời. Huấn Cao giống như một ngôi sao băng trước khi từ biệt vũ trụ vẫn để lại một vệt sáng cho đời, một luồng ánh sáng rạng rỡ tuyệt vời.
Huấn Cao chính là người đại diện cho cái đẹp và thiên lương trong sáng. Chính con người ông đã cho chúng ta thấy rằng cái đẹp luôn tồn tại trong mọi hoàn cảnh. Và tâm hồn của bạn sẽ không bao giừo bị ô uế nếu bạn không cho phép.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
starstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstar5starstarstarstarstar1 voteGửiHủy- Cảm ơn 1
Bạn muốn hỏi điều gì?
Đặt câu hỏiTham Gia Group Dành Cho 2K8 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí
Bảng tin
Bạn muốn hỏi điều gì?
Đặt câu hỏiLý do báo cáo vi phạm?
Gửi yêu cầu Hủy
Cơ quan chủ quản: Công ty Cổ phần Công nghệ Giáo dục Thành Phát
Tải ứng dụng
- Hướng dẫn sử dụng
- Điều khoản sử dụng
- Nội quy hoidap247
- Góp ý
- Inbox: m.me/hoidap247online
- Trụ sở: Tầng 7, Tòa Intracom, số 82 Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
Từ khóa » Dẫn Chứng Thiên Lương Của Huấn Cao
-
Phân Tích Vẻ đẹp Thiên Lương Của Huấn Cao Trong Tác Phẩm Chữ ...
-
Phân Tích Nhân Vật Huấn Cao đạt điểm Cao Với 5 Bài Mẫu đặc Sắc Nhất
-
Thiên Lương Trong Sáng Của Huấn Cao - Thả Rông
-
Vẻ đẹp Thiên Lương, Trong Sáng Trong Tác Phẩm Chữ Người Tử Tù Của ...
-
TOP 19 Bài Phân Tích Nhân Vật Huấn Cao Hay Nhất - Văn 11
-
Hỏi đáp 24/7 – Giải Bài Tập Cùng Thủ Khoa
-
VỀ NHÂN VẬT HUẤN CAO TRONG TRUYỆN NGẮN “CHỮ NGƯỜI ...
-
Đặc điểm Của Nhân Vật Huấn Cao Trong Tác Phẩm Chữ Người Tử Tù
-
Phân Tích Vẻ đẹp Của Huấn Cao Trong Truyện Ngắn Chữ Người Tử Tù
-
Dàn ý Vẻ đẹp Hình Tượng Nhân Vật Huấn Cao - Học Tốt
-
Nhưng Chi Tiết Chứng Mình Huấn Cao Có Tâm Hồn Trong Sáng, Cao đẹp
-
Cảm Nhận Về Thiên Lương Trong Sáng Của Huấn Cao
-
Phân Tích Vẻ đẹp Của Huấn Cao Trong Truyện Ngắn Chữ Người Tử Tù
-
5 Bài Văn Phân Tích Vẻ đẹp Của Huấn Cao Trong Truyện Ngắn Chữ ...