Đăng nhập
Việt Nam Overnight Trang Chủ Diễn Đàn > E - CÁC CÂU LẠC BỘ > CLB Học Tập > Học Online > - Tặng tiền điện tử miễn phí
- Phát thẻ điện thoại miễn phí
- Những nhiệm vụ kiếm tiền
- Hướng dẫn kiếm tiền Binance
FR CV NV QC Vẻ đẹp trữ tình của sông Đà qua đoạn văn: Thuyền tôi trôi trên sông Đà
Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Thùy Minh, 19 Tháng năm 2021.
-
Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!
Bài viết: 2,024 Phân tích vẻ đẹp của sông Đà qua đoạn văn: Thuyền tôi trôi trên Sông Đà. Cảnh ven sông ở đây lặng tờ. Hình như từ đời Trần đời Lê, quãng sông này cũng lặng tờ đến thế mà thôi. Thuyền tôi trôi qua một nương ngô nhú lên mấy lá ngô non đầu mùa. Mà tinh không một bóng người. Cỏ gianh đồi núi đang ra những nõn búp. Một đàn hươu cúi đầu ngốn búp cỏ gianh đẫm sương đêm. Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa. Chao ôi, thấy thèm được giật mình vì một tiếng còi xúp-lê của một chuyến xe lửa đầu tiên đường sắt Phú Thọ - Yên Bái - Lai Châu. Con hươu thơ ngộ ngẩng đầu nhung khỏi áng cỏ sương, chăm chăm nhìn tôi không chớp mắt lừ lừ trôi trên một mũi đò. Hưu vểnh tai, nhìn tôi không chớp mắt mà như hỏi tôi bằng các tiếng nói riêng của con vật lành: "Hỡi ông khách Sông Đà, có phải ông cũng vừa nghe thấy một tiếng còi sương?". Đàn cá dầm xanh quẫy vọt lên mặt sông bung trắng như bạc rơi thoi. Tiếng cá đập nước sông đuổi mất đàn hươu vụt biến. Thuyền tôi trôi trên "Dải Sông Đà bọt nước lênh đênh – Bao nhiêu cảnh bấy nhiêu tình" của "một người tình nhân chưa quen biết" (Tản Đà). Dòng sông quãng này lững lờ như nhớ thương những hòn đá thác xa xôi để lại trên thượng nguồn Tây Bắc. Và con sông như đang lắng nghe những giọng nói êm êm của người xuôi, và con sông đang trôi những con đò mình nở chạy buồm vải nó khác hẳn những con đò đuôi én thắt mình dây cổ điển trên dòng trên. (Trích tùy bút "Người lái đò Sông Đà" - Nguyễn Tuân) Từ đó nhận xét ngắn gọn về nét độc đáo trong nghệ thuật miêu tả của Nguyễn Tuân. Nhận xét phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân, Anh Đức viết: "Không biết chừng nào mới lại có một nhà văn như thế, một nhà văn mà khi ta gọi là một bậc thầy của ngôn từ ta không hề thấy ngại miệng, một nhà văn độc đáo vô song mà mỗi dòng, mỗi chữ tuôn ra đầu ngọn bút đều như có đóng một dấu triện riêng". "Người lái đò sông Đà" có thể coi là một minh chứng sinh động cho nhận xét trên. Tác phẩm đã thể hiện những nét đặc sắc trong phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân khi viết về thiên nhiên và con người Tây Bắc. Là một con người yêu thiên nhiên tha thiết, lại đam mê kiếm tìm cái đẹp, ông viết về cảnh sắc sông Đà với những phát hiện hết sức tinh tế và độc đáo về núi và sông, về cỏ cây trên một vùng đất nước bao la, hùng vĩ và thơ mộng. Đoạn văn: "Thuyền tôi trôi trên sông Đà.. nó khác hẳn những con đò đuôi én thắt mình dây cổ điển trên dòng trên" không chỉ là một bức tranh đẹp về dòng sông Đà trữ tình được họa bằng ngôn từ mà còn thể hiện những nét tài hoa độc đáo trong nghệ thuật miêu tả của Nguyễn Tuân. Với ngòi bút biến hóa linh hoạt, con sông Đà trong trang văn Nguyễn Tuân mang trong nó vẻ đẹp vừa hung bạo, vừa trữ tình. Khi ở thượng nguồn, con sông dữ dội, hung bạo bao nhiêu với "nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm", với những cái hút nước xoáy tận đáy, với "nước thác nghe như oán trách, như van xin, giọng gằn mà chế nhạo", với thạch trận đá đầy hiểm nguy.. thì đến đoạn hạ nguồn, dòng sông lại thơ mộng trữ tình bấy nhiêu. "Sông Đà tuôn dài, tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc, chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bùng nở hoa ban, hoa gạo tháng hai". Màu sắc của sông Đà cũng biến đổi theo các mùa trong năm, mỗi mùa là một sắc riêng. Mùa xuân nước "xanh ngọc bích", còn mùa thu, nước sông Đà lại "lừ lừ chín đỏ".. Vẫn là dòng sông ấy, nhưng sau khi dòng sông "vặn mình vào một cái bến cát", khi những bọt nước cuối cùng của sóng gió thượng nguồn "xèo xèo tan trong trí nhớ", ngòi bút tài hoa của Nguyễn Tuân đã dẫn người đọc đến một sông Đà êm đềm như một giấc mơ, dịu hiền như một miền cổ tích: "Thuyền tôi trôi trên sông Đà" - câu văn chỉ toàn thanh bằng đã đưa con thuyền, nhà văn và người đọc vào cõi mơ êm đềm, yên ả, cõi hoang sơ vắng lặng như chưa hề có dấu vết của con người: "Cảnh ven sông ở đây lặng tờ. Hình như từ đời Lí đời Trần đời Lê, quãng sông này cũng lặng tờ đến thế mà thôi". Tính từ "lặng tờ" lặp lại tới hai lần tạo ấn tượng về sự hoang sơ, "nguyên thủy" của sông Đà. Cái hoang sơ, "nguyên thủy" như bao trùm không gian và trải dài theo thời gian. Cảnh như chưa từng có sự tác động của con người, nó gợi ta nhớ đến những khung cảnh huyền ảo, thơ mộng trong các câu chuyện cổ tích xa xưa. Dõi ánh mắt ra xa, người khách sông Đà như đắm chìm trong những xúc cảm đầy thi vị khi thu vào tầm mắt là màu xanh đầy sức sống của "một nương ngô vừa nhú lên mấy lá ngô non đầu mùa". Vậy ra, cảnh vật nơi đây cũng có dấu ấn của con người in trên màu xanh mỡ màng ấy, nhưng thật vô cùng ngạc nhiên, nơi đây tịnh "không một bóng người". Chỉ có những búp nõn của đồi gianh đang trở mình vươn lên trùng điệp, nối tiếp. Hình ảnh đàn hươu xuất hiện "cúi đầu ngốn búp cỏ gianh đẫm sương đêm" trên màu xanh bát ngát của bờ bãi là một nét vẽ tài hoa làm cho bức tranh thiên nhiên sông Đà đượm màu "hoang dại" và "cổ tích". So với dòng sông khúc thượng nguồn, bờ bãi sông Đà quãng này thật yên bình, êm ả biết bao. Ngòi bút Nguyễn Tuân cũng giàu chất thơ, chất hội họa biết bao. Hai câu văn tiếp theo ngỡ như những lời thơ đậm chất trữ tình: "Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa". Với biện pháp tu từ nhân hóa, so sánh và việc sử dụng từ ngữ một cách tinh thế tài hoa: "Bờ tiền sử", "nỗi niềm cổ tích tuổi xưa" – Nguyễn Tuân đã thơ mộng hóa, trừu tượng hóa cảnh vật, tạo ấn tượng trong lòng người đọc về bờ bãi Đà giang nguyên sơ, thuần khiết, yên bình. Nét độc đáo của Nguyễn Tuân là ông không dựa vào trực giác để so sánh vẻ đẹp đôi bờ sông Đà với những hình ảnh hữu hình cụ thể mà ông đã dùng tưởng tượng để tạo nên những liên tưởng, những so sánh giàu cảm xúc, giàu chất thơ nơi người đọc. Nào ai biết "bờ tiền sử" là bờ nào, "nỗi niềm cổ tích" là nỗi niềm gì? Sự liên hệ đúng là chỉ có ở Nguyễn Tuân - một người vốn ưa những câu chữ "độc lạ". Cảnh vật hoang dại và tĩnh lặng quá khiến người khách sông Đà bỗng "thấy thèm được giật mình một tiếng còi xúp lê của một chuyến xe lửa đầu tiên đường sắt Phú Thọ – Yên Bái- Lai Châu" . Chi tiết này làm tăng lên cảm giác ảo giác như nhà văn đang lạc vào một cõi trong trẻo, an lành, không có thực của thế giới cổ tích. Ảo giác mạnh tới mức nhà văn bỗng thèm một âm thanh của cuộc sống hiện tại giúp nhà văn nhận ra rằng mình vẫn đang ở thế giới hiện thực, là con người trong nền văn minh hiện đại. Ông khách "thèm" một thanh âm rộn rã điểm tô cho khung cảnh yên bình này, và cũng là "thèm" về ánh sáng của thời đại chiếu rọi đôi bờ Đà Giang, đưa người đọc cùng ông bay lên cùng "ngọn gió ngày mai thổi lại..". Khát vọng về một Tây Bắc phát triển đi lên hòa nhịp cùng thời đại mới của Nguyễn Tuân kín đáo gửi gắm nơi những dòng văn đầy chất thơ, chất lãng mạn này. Hình ảnh chú hươu "ngẩng đầu nhung khỏi áng cỏ sương, chăm chăm nhìn tôi lừ lừ trôi trên một mũi đò" mà không hề giật mình sợ hãi vụt chạy đi.. vừa gợi lên vẻ đẹp thuần khiết, vừa tô đậm nét hoang sơ, yên bình của cảnh vật. Không những thế, nhà văn còn khéo léo vận dụng hiệu quả của nghệ thuật nhân hóa để tưởng tượng ra cuộc đối thoại hồn nhiên, trong trẻo giữa ông khách sông Đà và chú hươu thơ ngộ: Hươu vểnh tai, nhìn tôi không chớp mắt mà như hỏi tôi bằng cái tiếng nói riêng của con vật lành: "Hỡi ông khách Sông Đà, có phải ông cũng thấy một tiếng còi sương?" . Một giả định vừa thực vừa mộng ảo, siêu thực mà lãng mạn. Có thể nói những nét vẽ của Nguyễn Tuân về đàn hươu núi là những nét vẽ tài hoa, độc đáo, đã gợi tả cái vẻ đẹp hồn nhiên hoang dại của đôi bờ sông Đà, đã tạo nên chất thơ, chất mộng ảo, dào dạt trong lòng người và thiên nhiên tạo vật. Câu chữ rất có duyên gợi lên cái hồn của cảnh vật: "Con hươu thơ ngộ", "ngẩng đầu nhung", "áng cỏ sương", "chăm chăm nhìn", "con vật lành", "tiếng còi sương..". Nguyễn Tuân đã nhìn thiên nhiên với cái nhìn phát hiện ở những chi tiết, dáng vẻ mang tính thẩm mĩ tài hoa. Thật là chưa trọn vẹn nếu miêu tả sự tĩnh lặng của cảnh vật mà không tô điểm vào đó một vài thanh âm theo bút pháp "lấy động tả tĩnh" của thơ trung đại. Nguyễn Tuân đã rất tinh tế khi "tính toán" đến khía cạnh này. Bởi vậy, không phải ngẫu nhiên mà ông lại miêu tả chi tiết: "Đàn cá dầm xanh quẫy vọt lên mặt sông bụng trắng như bạc rơi thoi. Tiếng cá đập nước sông đuổi mất đàn hươu vụt biến" . Có lẽ không một sự miêu tả trực tiếp nào lại khiến sự lặng tờ hoang dại của dòng sông hiện lên rõ nét đến thế. Chỉ tiếng cá đập nước thôi cũng đủ để đàn hươu giật mình! Và ông khách cũng như giật mình bước ra khỏi cõi mộng, trở về thực tại với con đò trôi xuôi, êm ái, lặng tờ. Càng về hạ nguồn, không gian sông Đà càng rộng thêm ra, dòng sông mênh mông hơn, êm nhẹ hơn: "Dải sông Đà bọt nước lênh đênh – Bao nhiêu cảnh bấy nhiêu tình" (Tản Đà). Việc dẫn thơ của Tản Đà không chỉ mang lại chất trữ tình cho trang văn Nguyễn Tuân mà còn góp phần tô đậm vẻ đẹp yên bình và có phần kì vĩ của dòng sông những quãng xuôi chèo êm ả. Nhìn dòng sông nước chảy "lững lờ", nhà văn như cảm nhận được tâm trạng của dòng sông. Ông cảm thấy nó vừa "như nhớ thương những hòn đá thác xa xôi để lại trên thượng nguồn Tây Bắc" lại vừa "như đang lắng nghe những giọng nói êm êm của người xuôi, và con sông đang trôi những con đò mình nở chạy buồm vải nó khác hẳn những con đò đuôi én thắt mình dây cổ điển trên dòng trên" . "Con đò mình nở chạy buồm vải", "con đò đuôi én thắt mình dây cổ điển", là nhận xét, là cách tả, là cách dùng từ rất độc đáo của Nguyễn Tuân. Ngay đến những con đò "phụ họa" trong bức vẽ Đà giang cũng được tạo hình một cách chi tiết, cụ thể đến thế khiến ta phải nể phục cho bút lực và sự công phu trong sáng tạo nghệ thuật của tác giả. Bạn đăng kí tài khoản miễn phí tại LINK và like bài để đọc nội dung ẩn nhé! Nội dung HOT bị ẩn: Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
Phần văn bản trích trên đây chỉ là một đoạn ngắn trong bài tùy bút "Người lái đò Sông Đà". Đoạn văn tái hiện vẻ đẹp thơ mộng trong trạng thái tĩnh lặng, yên bình của cảnh sông nước Đà giang khúc hạ nguồn. Tuy vậy, ta vẫn cảm được cái hay, cái đẹp trong cách miêu tả cảnh vật của văn phong Nguyễn Tuân. Đoạn văn ghi nhận những nét độc đáo trong ngòi bút miêu tả nhiều khám phá, sáng tạo và kiến tạo trong tạo hình, dựng cảnh, trong dùng từ ngữ độc lạ, cách kiến tạo câu văn khi co khi duỗi nhịp nhàng. Ngòi bút Nguyễn Tuân còn biến hóa liên tục với những hình ảnh nhân hóa, so sánh, những liên tưởng độc đáo thú vị.. Chất thơ, chất họa, chất văn chương hòa quyện, giao thoa.. chuyển đến người đọc những cảm giác mới lạ. Có thể nói, từng câu, từng chữ mà ông đặt lên trang giấy là cả một quá trình sáng tạo công phu, cẩn trọng và thiêng liêng. Nguyễn Tuân thích sáng tạo, độc đáo cả trong đời thực lẫn trong văn chương. Nhà nghệ sĩ lớn ấy đi săn tìm cái đẹp suốt cả cuộc đời để rồi mang lại cho ta "chất vàng mười" của thiên nhiên Tây Bắc. Đọc "Người lái đò sông Đà" của Nguyễn Tuân, chúng ta thực sự bị cuốn hút vào dòng thác của cuồn cuộn của sông chữ, sông đời; thực sự như bị lạc vào "bờ sông hoang dại như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa". Xem thêm: Phân tích vẻ đẹp sông đà qua đoạn: Hùng vĩ của sông đà không chỉ có thác đá
Anhtran20222809, 2711Phamdang, wiine và 99 người khác thích bài này. Chỉnh sửa cuối: 10 Tháng năm 2023 Thùy Minh, 19 Tháng năm 2021 #1 Đăng kí tài khoản miễn phí tại LINK để đọc nội dung ẩn và chia sẻ bài viết -
-
phuongthaont.55
Bài viết: 1 Cô Thùy Minh ơi! Post tiếp phần phân tích hình tượng ông lái đò qua các đoạn trích đi ạ! Đọc đi đọc lại các bài của cô về hình tượng con Sông Đà hay quá ạ! Cảm ơn cô nhiều lắm!
Dana Lê, ThuyTrang, Tiên Nhi và 3 người khác thích bài này. phuongthaont.55, 27 Tháng mười hai 2021 #2 -
Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!
Bài viết: 2,024 phuongthaont. 55 nói: ↑ Cô Thùy Minh ơi! Post tiếp phần phân tích hình tượng ông lái đò qua các đoạn trích đi ạ! Đọc đi đọc lại các bài của cô về hình tượng con Sông Đà hay quá ạ! Cảm ơn cô nhiều lắm!Bấm vào để xem thêm..
Hình tượng người lái đò được khắc họa tập trung nhất trong đoạn ông đò vượt thác, đoạn này cho ra hàng ngàn kết quả khi search Google, và nhiều bài viết rất hay rồi, nên "cô giáo" lười viết. P/s: À mà hình như tác giả của bình luận trên đã quá tuổi học "Người lái đò.." rồi thì phải.
Dana Lê, ThuyTrang, Tiên Nhi và 3 người khác thích bài này. Thùy Minh, 27 Tháng mười hai 2021 #3 Đăng kí tài khoản miễn phí tại LINK để đọc nội dung ẩn và chia sẻ bài viết
Từ Khóa:
- ngữ văn 12
- người lái đò sông đà
- nguyễn tuân
- phân tích
- văn học
- van12
Trả lời qua Facebook
- Login with Facebook
- Log in with Google
Tên tài khoản hoặc địa chỉ Email: Bạn đã có tài khoản rồi?
- Tích vào đây để đăng ký
- Vâng, Mật khẩu của tôi là:
- Bạn đã quên mật khẩu?
Duy trì đăng nhập Đăng ký!
Đề tài cần chú ý
- Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc... Ột Éc replied 7 Tháng mười một 2024
- Nội quy box học online Sói replied 1 Tháng tám 2023
Đang tải... Xem nhiều nhất tuần
- Phân tích nét đặc sắc về chủ đề... Hoàng T Minh Hải posted 4 Tháng mười hai 2024
- Phân tích MQH biện chứng giữa... Bát Bảo Muội Muội posted 10 Tháng mười hai 2024
Đang tải... Bạn thường chơi game trên đâu?
- PC 43 phiếu
- Smartphone 109 phiếu
- Xbox 1 phiếu
- Play Station 0 phiếu
- Nintendo Switch 1 phiếu
- NES 2 phiếu
- Thiết bị khác 10 phiếu
Hướng dẫn cách kiếm tiền trên Binance
Việt Nam Overnight Trang Chủ Diễn Đàn > E - CÁC CÂU LẠC BỘ > CLB Học Tập > Học Online > Đang tải...