Về Hà Tĩnh Thăm Khu Di Tích Cố Tổng Bí Thư Hà Huy Tập
Có thể bạn quan tâm
Quần thể Khu di tích cố Tổng Bí thư Hà Huy Tập gồm khu mộ và khu lưu niệm. Khu mộ cố Tổng Bí thư Hà Huy Tập được đặt tại đồi Đồng Lem, diện tích hơn 1 ha, được xây dựng vào cuối năm 2009.
Đồng chí Hà Huy Tập sinh ngày 24/4/1906, trong một nhà nho nghèo yêu nước tại làng Kim Nặc, tổng Thổ Ngọa, nay thuộc xã Cẩm Hưng, huyện Cẩm Xuyên.
35 tuổi đời, trải qua gần 16 năm hoạt động cách mạng, trong đó có gần 2 năm giữ cương vị Tổng Bí thư của Đảng (tháng 7/1936 đến tháng 3/1938), với nhiều bí danh và tên gọi khác nhau, đồng chí Hà Huy Tập đã có nhiều chủ trương, quyết sách cùng với tập thể Ban Chấp hành Trung ương lãnh đạo cách mạng nước ta vượt qua nhiều khó khăn, thử thách; đặc biệt trong việc xây dựng đường lối và khôi phục tổ chức Đảng, tổ chức quần chúng từ Trung ương đến cơ sở.
Đồng chí Hà Huy Tập cũng có công lao to lớn trong việc xây dựng và phát triển phong trào cách mạng của Đảng thời kỳ Mặt trận Dân chủ. Trong giai đoạn này, với cương vị là Tổng Bí thư, đồng chí đã cùng Trung ương Đảng giải quyết đúng đắn nhiều vấn đề có tính chiến lược, sách lược của cách mạng, có vai trò quyết định tạo nên cao trào Dân chủ Đông Dương (1936-1939), tạo tiền đề quan trọng để dẫn tới thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945.
Sự nghiệp cách mạng của đồng chí để lại tấm gương sáng ngời về nhà lãnh đạo xuất sắc, người chiến sỹ cộng sản kiên trung, trọn đời chiến đấu, hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc, ấm no của Nhân dân. Công lao, sự nghiệp cách mạng của đồng chí Hà Huy Tập cũng như câu nói nổi tiếng của đồng chí trước kẻ thù: “Tôi chẳng có gì phải hối tiếc, nếu còn sống tôi sẽ tiếp tục hoạt động” đã thúc giục các thế hệ tiếp tục học tập và noi theo.
Thân phụ của đồng chí Hà Huy Tập là Hà Huy Tương, làm nghề dạy học và bốc thuốc, thân mẫu Nguyễn Thị Lộc làm nông. Hiện nay, phần mộ song thân cũng được đặt trong khuôn viên khu mộ cố Tổng Bí thư.
Cách khu mộ hơn 1 km về phía Đông là Khu lưu niệm cố Tổng Bí thư Hà Huy Tập với hệ thống nhà thờ, nhà trưng bày, gian nhà tranh và các cụm tượng đá trên khuôn viên rộng gần 1 ha tại thôn 8, xã Cẩm Hưng.
Khu lưu niệm được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia năm 2004.
Bên trong khu lưu niệm có 1 nhà trưng bày với hàng trăm hiện vật, tài liệu đang được lưu giữ đã tái hiện sinh động, rõ nét về thân thế và sự nghiệp cách mạng của đồng chí Hà Huy Tập.
Nơi đây đã trở thành địa chỉ giáo dục truyền thống cách mạng cho nhiều thế hệ.
Giấy đăng ký kết hôn giữa đồng chí Hà Huy Tập và bà Nguyễn Thị Giáo từ những năm 1928 cũng được lưu giữ cẩn trọng…
… cùng nhiều cổ vật liên quan đến cuộc đời của cố Tổng Bí thư.
Đặc biệt trong số đó có bút tích của đồng chí Hà Huy Tập trong bức thư cuối cùng trước khi bị tử hình viết gửi người em rể Nguyễn Đình Cương với lời nhắn giản dị: “Nếu tôi phải bị chết thì... gia đình và bạn hữu chớ xem tôi như là người chết mà phải buồn; trái lại, nên xem tôi như là người còn sống nhưng đi vắng một thời gian vô hạn... mà thôi!”.
Điểm nhấn tại Khu lưu niệm là ngôi nhà tranh 5 gian nằm im lìm dưới những tán cây xanh mát - nơi đồng chí Hà Huy Tập cất tiếng khóc chào đời. Đây là hiện vật gốc hết sức quý giá, vừa bảo lưu được nét kiến trúc truyền thống đặc trưng của người dân vùng quê Hà Tĩnh cách đây hơn một thế kỷ, vừa tái hiện lại nếp sinh hoạt hằng ngày của gia đình đồng chí Hà Huy Tập.
Năm 2004, ngôi nhà được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia.
Phía trong ngôi nhà lưu giữ nhiều hiện vật nguyên gốc như bộ bàn ghế, ấm chén, cũi đựng thức ăn, cối xay lúa, chum nước… gắn liền với cuộc sống ngày xưa của gia đình đồng chí Hà Huy Tập.
Phía trước ngôi nhà tranh là đền thờ cố Tổng Bí thư với bức tượng đồng bán thân của đồng chí Hà Huy Tập.
Đây là nơi linh thiêng để du khách dâng lên anh linh đồng chí cố Tổng Bí thư nén tâm nhang, tri ân những công lao to lớn của đồng chí Hà Huy Tập cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc.
Trong khuôn viên khu lưu niệm còn có 3 cụm tượng làm bằng đá xanh, được đặt tên là Cội nguồn, Nỗi đau mất nước và Chân lý cách mạng với ý nghĩa hình tượng hóa một thời kỳ phát triển của lịch sử dân tộc: Từ cuộc sống thanh bình đến nỗi đau mất nước và khí thế đấu tranh cách mạng hào hùng của Nhân dân để giành lấy độc lập, tự do. (Trong ảnh: cụm tượng Cội nguồn).
Cuối khuôn viên là nhà thờ song thân của đồng chí Hà Huy Tập.
Trong thời gian qua, hướng tới kỷ niệm 115 năm ngày sinh cố Tổng Bí thư Hà Huy Tập, Ban Quản lý Khu di tích đã tập trung chỉnh trang khuôn viên, tôn tạo một số hạng mục công trình...
... trồng mới hệ thống cây xanh, cây cảnh tại khu mộ và khu lưu niệm nhằm tạo cảnh quan khang trang, phục vụ tốt nhu cầu tham quan của du khách.
Từ đầu năm đến nay, khu di tích đã đón hơn 5.000 lượt du khách về tham quan, tìm hiểu về cuộc đời, thân thế, sự nghiệp đồng chí Hà Huy Tập. Để chuẩn bị tốt cho chuỗi các hoạt động trong dịp kỷ niệm, từ đầu tháng 4/2021, đơn vị đã tập trung 100% nhân lực phục vụ tất cả các ngày trong tuần nhằm đảm bảo công tác vệ sinh môi trường, đón tiếp, phục vụ các đoàn khách tham quan, dâng hương
Ông Ngô Đức An - Phó Trưởng ban phụ trách khu di tích
Từ khóa » Mộ Tổng Bí Thư Hà Huy Tập
-
Nơi An Nghỉ Của Cố Tổng Bí Thư Hà Huy Tập - VnExpress
-
Hà Huy Tập – Wikipedia Tiếng Việt
-
Hành Trình Tìm Mộ Cố Tổng Bí Thư Hà Huy Tập - Báo Tuổi Trẻ
-
Ngôi Mộ đặc Biệt Của Tổng Bí Thư Hà Huy Tập Tại Khu đồi Miếu ...
-
Lãnh đạo Hà Tĩnh Dâng Hương Tưởng Nhớ Cố Tổng Bí Thư Hà Huy Tập
-
Hà Tĩnh Dâng Hương Kỷ Niệm 116 Năm Ngày Sinh Cố Tổng Bí Thư Hà ...
-
Tổ Chức Truy điệu Cố Tổng Bí Thư Hà Huy Tập - Tỉnh Quảng Ninh
-
Hà Tĩnh: Tuổi Trẻ Thắp Nến Tri ân Cố Tổng Bí Thư Hà Huy Tập
-
Khu Di Tích Cố Tổng Bí Thư Hà Huy Tập - Du Lịch Hà Tĩnh
-
Dâng Hương Kỷ Niệm Ngày Sinh Cố Tổng Bí Thư Hà Huy Tập
-
Cuộc Tìm Kiếm Mộ Cố Tổng Bí Thư Hà Huy Tập (phần 3)
-
Về Thăm Khu Di Tích Cố Tổng Bí Thư Hà Huy Tập - Du Lịch Hà Tĩnh
-
Mùa Xuân Trên Quê Hương Tổng Bí Thư Hà Huy Tập - Tỉnh Ủy Hà Tĩnh