Về Khám, Chữa Bệnh, Viện Phí, Y đức - Cổng Thông Tin - Bộ Y Tế
Có thể bạn quan tâm
A. Khám chữa bệnh:
I. Nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh
Nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh là mục tiêu được Bộ Y tế đặc biệt quan tâm. Trong thời gian qua, Bộ Y tế đã triển khai đồng loạt rất nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh:
1. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về cơ chế, chính sách khám chữa bệnh nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về khám bệnh, chữa bệnh, quản lý chất lượng khám bệnh, chữa bệnh, trong đó Bộ Y tế đã ban hành theo thẩm quyền các văn bản:
- Chỉ thị 06/2007/CT-BYT và Chỉ thị số 05/CT-BYT về việc tăng cường thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh sau khi điều chỉnh giá dịch vụ y tế, Chỉ thị 03/CT-BYT ngày 01/4/2013 về việc tăng cường các giải pháp thực hiện tốt quy tắc ứng xử, nâng cao đạo đức nghề nghiệp.
- Thông tư 19/2013/TT-BYT ngày 12/7/2013 Hướng dẫn thực hiện quản lý chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh tại bệnh viện, Thông tư 07/2014/TT-BYT quy định về quy tắc ứng xử của cán bộ công chức, viên chức, người lao động tại các đơn vị sự nghiệp y tế công lập.
- Quyết định số 4858/QĐ-BYT ngày 03/12/2013 về áp dụng Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện, gồm 83 tiêu chí để đo lường mức độ hoàn thành và chất lượng các hoạt động trong bệnh viện, Quyết định 1313/QĐ-BYT ngày 22/4/2013 về Hướng dẫn quy trình khám bệnh tại khoa khăm bệnh của bệnh viện.
2. Giải pháp về cơ chế tài chính nhằm tháo gỡ bất hợp lý trong bệnh viện:
Tiếp tục đẩy mạnh Thực hiện Nghị định 85/2012/NĐ-CP về đổi mới cơ chế tài chính của các cơ sở y tế công lập; Thực hiện Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-BYT-BTC ban hành mức tối đa khung giá một số dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước; Tập trung và tăng cường hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước và các nguồn thu để nâng cao chất lượng các dịch vụ khám chữa bệnh, có các giải pháp để sử dụng có hiệu quả cơ sở hạ tầng, trang thiết bị của các cơ sở y tế, đặc biệt là các bệnh viện tuyến huyện, bệnh viện khu vực đã và đang được đầu tư trong thời gian vừa qua. Quyết liệt thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân, phấn đấu đạt mục tiêu đề ra trong Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 01 tháng 6 năm 2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về một số vấn đề chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020.
3.Giải pháp nhằm giải quyết tình trạng quá tải bệnh viện:
Để khắc phục tình trạng quá tải bệnh viện, Bộ Y tế đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp như: tăng thêm giường bệnh, nâng cao năng lực cho y tế tuyến dưới, đẩy mạnh các hoạt động y tế dự phòng, tăng cường công tác quản lý và nâng cao toàn diện chất lượng bệnh viện, xây dựng và ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ cho việc nâng cao năng lực y tế cơ sở, đẩy mạnh công tác thông tin truyền thông nhằm nâng cao nhận thức của người dân về các quy định khám chữa bệnh.
Bộ Y tế đã tham mưu và trình Chính phủ phê duyệt Đề án Giảm quá tải bệnh viện giai đoạn 2013-2020 ( Quyết định số 92/QĐ-TTg ngày 09/01/2013), trước mắt tập trung vào việc giảm quá tải ở các chuyên khoa hiện đang có sự quá tải trầm trọng: ung bướu, ngoại - chấn thương, tim mạch, sản và nhi thuộc một số bệnh viện tuyến Trung ương, bệnh viện tuyến cuối của hai thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh thông qua triển khai các giải pháp sau:
(1) Đầu tư nâng cấp, mở rộng cơ sở hạ tầng bệnh viện để tăng thêm giường bệnh cho các chuyên khoa ung bướu, ngoại - chấn thương, tim mạch, sản và nhi, cụ thể:
- Đầu tư xây mới, nâng cấp và mở rộng các bệnh viện thuộc 5 nhóm chuyên khoa trên của tuyến Trung ương và 2 thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, đến năm 2015 tăng tối thiểu 7.150 giường bệnh.
- Tiếp tục cải tạo, mở rộng và từng bước hiện đại hóa khoa khám bệnh của các bệnh viện hiện có công suất sử dụng giường bệnh quá cao ở tuyến trung ương và tuyến cuối của thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh
- Rà soát, sửa đổi, bổ sung quy hoạch phát triển mạng lưới bệnh viện của cả nước và của từng địa phương nhằm bảo đảm cơ cấu và tỷ lệ giường bệnh phù hợp giữa các tuyến kỹ thuật và các chuyên khoa vào năm 2020. Trước hết, ưu tiên tăng thêm số giường bệnh ở tuyến tỉnh cho 5 chuyên khoa: Ung bướu, ngoại - chấn thương, tim mạch, sản và nhi.
(2) Thành lập và phát triển mạng lưới bệnh viện vệ tinh
- Ưu tiên thành lập mạng lưới bệnh viện vệ tinh của 5 chuyên khoa: Ung bướu, ngoại - chấn thương, tim mạch, sản và nhi theo hướng lấy một số bệnh viện tuyến trung ương, bệnh viện tuyến cuối của thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh làm bệnh viện hạt nhân; đồng thời phát triển một số bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện làm bệnh viện vệ tinh của các bệnh viện hạt nhân; phấn đấu mỗi chuyên khoa nêu trên có từ 15 bệnh viện, khoa vệ tinh trở lên;
- Nâng cao năng lực khám bệnh, chữa bệnh tại chỗ của các bệnh viện vệ tinh nhằm từng bước giảm số lượng người bệnh từ bệnh viện tuyến dưới chuyển lên tuyến trên thông qua hoạt động: Đào tạo cán bộ y tế và chuyển giao kỹ thuật, công nghệ cho các bệnh viện vệ tinh; tư vấn khám bệnh, chữa bệnh từ xa giữa bệnh viện hạt nhân và bệnh viện vệ tinh thông qua hệ thống công nghệ thông tin.
(3) Thí điểm xây dựng mô hình phòng khám bác sỹ gia đình
Xây dựng và phát triển mô hình phòng khám bác sỹ gia đình lồng ghép với các cơ sở y tế sẵn có để tăng cường năng lực quản lý, cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn diện, liên tục cho người dân và gia đình họ. Trước mắt, từ năm 2013 đến năm 2015, thí điểm thành lập mạng lưới phòng khám bác sỹ gia đình tại thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và một số địa phương.
(4) Tiếp tục củng cố và hoàn thiện mạng lưới trạm y tế xã để cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân; chú trọng đầu tư, nâng cấp các trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia theo quy định, gắn với Chương trình xây dựng nông thôn mới.
(5) Đẩy mạnh các hoạt động y tế dự phòng: Chủ động triển khai có hiệu quả các hoạt động phòng chống dịch, bệnh có tính chất nguy hiểm đối với cộng đồng, bệnh không rõ nguyên nhân; đẩy mạnh phong trào vệ sinh yêu nước, vệ sinh an toàn thực phẩm; tiếp tục triển khai Chương trình phòng chống một số bệnh không lây nhiễm; phòng chống tai nạn thương tích và các chương trình giảm yếu tố nguy cơ tác động không tốt đến sức khỏe, nhằm giảm gánh nặng bệnh tật, giảm nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh của nhân dân.
(6) Tăng cường công tác quản lý và nâng cao toàn diện chất lượng bệnh viện
- Nâng cao năng lực quản lý bệnh viện, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý bệnh viện. Trước mắt tập trung đào tạo nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ quản lý của các bệnh viện hiện có công suất sử dụng giường bệnh quá cao; cải cách thủ tục hành chính, sắp xếp, cân đối giường bệnh giữa các chuyên khoa trong bệnh viện để tăng giường bệnh cho các chuyên khoa đang có công suất sử dụng giường bệnh quá cao,
- Cải cách thủ tục hành chính, quy trình khám bệnh để giảm thời gian chờ đợi không cần thiết cho bệnh nhân; ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động của bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh.
- Tiếp tục triển khai các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh; tăng cường điều trị ngoại trú để giảm số người điều trị nội trú, giảm số ngày điều trị nội trú trung bình một cách hợp lý tại các bệnh viện quá tải.
- Tiếp tục thực hiện việc luân phiên, luân chuyển cán bộ chuyên môn từ tuyến trên về hỗ trợ, chuyển giao kỹ thuật cho tuyến dưới để nâng cao chất lượng bệnh viện tuyến dưới.
(7) Xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách: Xây dựng, ban hành các cơ chế, chính sách: Hỗ trợ bệnh viện vệ tinh; phân tuyến kỹ thuật; chuyển tuyến giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; chuyển giao kỹ thuật cho tuyến dưới; tư vấn khám bệnh, chữa bệnh từ xa thông qua hệ thống công nghệ thông tin.
(8) Thông tin, truyền thông: Tăng cường truyền thông, tổ chức truyền thông nâng cao nhận thức của người dân về các quy định khám bệnh, chữa bệnh; nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phương và các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong việc thực hiện các hoạt động giảm quá tải bệnh viện;
Năm 2014, Ngành Y tế sẽ tiếp tục tập trung vào giảm tải bệnh viện, nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh, “Lấy người bệnh làm trung tâm của hoạt động chăm sóc và điều trị”, hướng tới sự hài lòng của người bệnh. Để đạt được điều này, Ngành Y tế sẽ tiến hành đồng bộ những giải pháp sau:
(1) Triển khai các giải pháp nhằm tăng số giường bệnh/1 vạn dân: Tập trung đẩy nhanh tiến độ hoàn thành việc xây dựng, cải tạo, nâng cấp các công trình bệnh viện, sớm đưa vào sử dụng để tăng số giường bệnh cho các cơ sở y tế; đặc biệt là sử dụng nguồn vốn 20.000 tỷ đồng của Chính phủ đầu tư xây thêm cơ sở 2 cho các bệnh viện thuộc diện quá tải trong cả nước; xây dựng mới 05 bệnh viện tuyến Trung ương và tuyến cuối hiện đại ngang tầm khu vực tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, nhằm tăng số giường bệnh trên một vạn dân. Tiếp tục tìm kiếm các nguồn đầu tư để xây mới, cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất cho y tế tuyến xã nhằm đưa dịch vụ y tế đến gần người dân.
- Triển khai quyết liệt các đề án nhằm nâng cao năng lực chuyên môn cho tuyến dưới, giảm tình trạng vượt tuyến, chuyển tuyến không cần thiết, như Đề án Bệnh viện vệ tinh giai đoạn 2013-2020, với 14 bệnh viện hạt nhân được giao nhiệm vụ xây dựng và phát triển cho 45 bệnh viện vệ tinh ở 32 tỉnh (Giai đoạn I) và 48 bệnh viện vệ tinh ở 35 tỉnh (Giai đoạn II), Đề án Xây dựng và phát triển mô hình phòng khám bác sỹ gia đinh giai đoạn 2012-2020 nhằm cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn diện, liên tục cho người dân.
- Nâng cao năng lực cho y tế cơ sở: Thực hiện chế độ luân phiên có thời hạn đối với người hành nghề tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (theo Quyết định 14/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ), triển khai Dự án thí điểm bác sỹ trẻ tình nguyện về công tác tại miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn (ưu tiên 62 huyện nghèo) và triển khai việc đào tạo, chuyển giao kỹ thuật theo gói dịch vụ y tế theo Đề án 1816 (Quyết định 5068/QĐ-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế), tiếp tục đổi mới việc hỗ trợ kỹ thuật cho các bệnh viện tuyến dưới theo hướng các bệnh viện tuyến trên tập trung chuyển giao cho tuyến dưới các gói kỹ thuật theo nhu cầu của bệnh viện tuyến dưới, phù hợp với khả năng đáp ứng của bệnh viên tuyến trên cũng như năng lực tiếp nhận của tuyến dưới.
+ Các bệnh viện tiếp tục bố trí, sắp xếp lại mặt bằng của bệnh viện một cách hợp lý để tạo thêm diện tích phục vụ khám, chữa bệnh; thực hiện nghiêm dẫn Quy trình khám bệnh tại khoa khám bệnh của Bệnh viện (theo Quyết định 1313/QĐ-BYT ngày 22/4/2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế) nhằm cải tiến thủ tục, rút ngắn thời gian chờ khám bệnh; ứng dụng công nghệ thông tin trong việc hẹn lịch khám để giảm thời gian chờ đợi, giảm quá tải bệnh viện.
(2) Tiếp tục chỉ đạo chặt chẽ các bệnh viện trực thuộc Bộ, Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, triển khai nghiêm túc, hiệu quả việc quản lý chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh tại Bệnh viện (theo Thông tư 19/2013/TT-BYT), các biện pháp nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh cho nhân dân theo Chỉ thị 06/2007/CT-BYT và Chỉ thị số 05/CT-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế; đặc biệt đẩy mạnh việc áp dụng Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện (theo Quyết định số 4858/QĐ-BYT ngày 03/12/2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế) để đo lường mức độ hoàn thành và chất lượng các hoạt động trong bệnh viện; định kỳ kiểm tra, báo cáo kết quả thực hiện về Bộ Y tế.
(3) Tiếp tục nâng cao tinh thần trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ y tế thông qua việc đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị 03/CT-BYT ngày 01/4/2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc tăng cường các giải pháp thực hiện tốt quy tắc ứng xử, nâng cao đạo đức nghề nghiệp, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, tiếp tục đẩy mạnh hoạt động của Bộ môn y đức trong các cơ sở đào tạo y dược; triển khai các lớp tập huấn cho khoảng 1000 viên chức y tế về Kỹ năng giao tiếp, quy tắc ứng xử; phát huy hiệu quả của Đường dây nóng (qua Tổng đài Đường dây nóng của Bộ Y tế, số điện thoại 0973 306 306) trong việc xử lý những bất cập về thái độ, đạo đức nghề nghiệp của viên chức ở các bệnh viện. Triển khai Thông tư 07/2014/TT-BYT quy định về quy tắc ứng xử của cán bộ công chức, viên chức, người lao động tại các đơn vị sự nghiệp y tế công lập.
Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm quy chế chuyên môn, quy tắc ứng xử trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; có các hình thức khen thưởng cho các tập thể và cá nhân có thành tích.
(4) Đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến về y học để phục vụ chẩn đoán và điều trị với mục tiêu tạo điều kiện để người bệnh có thể tiếp cận được các dịch vụ kỹ thuật cao ngay trong nước. Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội đồng Thuốc và Điều trị của bệnh viện, kiểm soát việc sử dụng thuốc, chỉ định xét nghiệm, chỉ định kỹ thuật; tăng cường kiểm tra việc kê đơn, bình bệnh án, bình đơn thuốc, tuân thủ đúng hướng dẫn chẩn đoán và điều trị, quy trình kỹ thuật, quy trình chăm sóc người bệnh. Phòng ngừa và giảm thiểu các tai biến, sai sót chuyên môn, khắc phục các nguyên nhân gây tai biến, sai sót nhằm bảo đảm an toàn người bệnh. Tăng cường việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý; tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Người Việt dung thuốc Việt”, triển khai chương trình “Con đường thuốc Việt”, trong đó có việc bình chọn ra những “Ngôi sao thuốc Việt” là những sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng, đáp ứng hiệu quả điều trị bệnh.
(5) Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý, cơ chế tài chính y tế; triển khai có hiệu quả Đề án thực hiện lộ trình Bảo hiểm y tế toàn dân giai đoạn 2012-2015 và 2020 để hình thành nguồn tài chính vững bền cho các hoạt động y tế,; xây dựng chính sách, cơ chế xã hội hóa các hoạt động y tế phù hợp với các quy định pháp luật hiện hành để phát huy nguồn lực trong xã hội đầu tư cho y tế.
Đồng thời, Bộ Y tế đã chỉ đạo các đơn vị đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý bệnh viện, quản lý bảo hiểm y tế; giải quyết một cách khoa học và công bằng trong việc tổ chức khám chữa bệnh, không phân biệt người bệnh tự trả viện phí và người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế, tránh nộp viện phí nhiều lần cho người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế; công khai bảng giá viện phí theo quy định; thực hiện công khai, minh bạch các khoản chi phí mà người bệnh phải chi trả hay được quỹ BHYT thanh toán. Đặc biệt, là triển khai thật tốt Thông tư số 04/2012/TTLT-BYT-BTC ban hành mức tối đa khung giá một số dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được có hiệu lực, và Chỉ thị số 05/CT-BYT ngày 10/9/2012, chỉ thị này đã giao trách nhiệm cụ thể cho Giám đốc Sở Y tế, giám đốc các bệnh viện trong việc nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh gắn với điều chỉnh giá viện phí.
4. Tiếp tục tăng cường đầu tư cơ sở vật chất và hạ tầng cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh: triển khai có hiệu quả các Đề án đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị y tế cho các cơ sở y tế đã được Chính phủ phê duyệt (xin xem thêm ở Mục I. phần A).
5. Nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật cho đội ngũ cán bộ y tế, đặc biệt là những người trực tiếp làm nhiệm vụ tiếp nhận bệnh nhân, chẩn doán và điều trị cho bệnh nhân; nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị; chấn chỉnh công tác đấu thầu thuốc trong bệnh viện nhằm cung cấp đầy đủ thuốc cho người bệnh, chất lượng, giá thành hạ; Tiếp tục chỉ đạo các bệnh viện thực hiện tốt Chỉ thị 05/CT-BYT ngày 10/9/2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế về tăng cường các giải pháp nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh sau khi điều chỉnh giá dịch vụ y tế; Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng bệnh viện.
6. Tăng cường giáo dục y đức, nâng cao tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ của nhân viên y tế: Tiếp tục nâng cao y đức, tinh thần thái độ chăm sóc người bệnh; Đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; Tích cực nâng cao tinh thần thái độ phục vụ người bệnh… Phát huy hiệu quả của Đường dây nóng (qua Tổng đài Đường dây nóng của Bộ Y tế, số điện thoại 0973 306 306) trong việc xử lý những bất cập về thái độ, đạo đức nghề nghiệp của viên chức ở các bệnh viện; triển khai Thông tư 07/2014/TT-BYT quy định về quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại các đơn vị sự nghiệp công lập.
7. Tăng cường công tác kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy chế chuyên môn, quy tắc ứng xử; đồng thời kịp thời khen thưởng động viên các những cá nhân điển hình hết lòng vì người bệnh: Bộ Y tế đã tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm quy chế chuyên môn, quy tắc ứng xử trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; cũng như đã khen thưởng cho các tập thể và cá nhân có thành tích. Trong thời gian qua, Bộ Y tế đã tổ chức 05 Đoàn kiểm tra toàn diện công tác quản lý nhà nước về hành nghề y- dược, y dược cổ truyền tư nhân, và vệ sinh an toàn thực phẩm, đã phát hiện và xử lý các trường hợp vi phạm.
II. Cải cách thủ tục khám chữa bệnh
1. Đối với người bệnh nói chung
Để giảm thủ tục, phiền hà cho người bệnh khi đi khám bệnh, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định 1313/QĐ-BYT ngày 22/4/2013 về việc hướng dẫn quy trình khám bệnh tại Khoa Khám bệnh của bệnh viện, nhằm thống nhất quy trình khám bệnh tại Khoa Khám bệnh của các bệnh viện, hướng dẫn các bệnh viện thực hiện các giải pháp cải tiến quy trình và thủ tục trong khám bệnh, rút ngắn thời gian chờ, tránh gây phiền hà và tăng sự hài lòng của người bệnh, đặc biệt đối với người bệnh bảo hiểm y tế khi đến khám tại bệnh viện, đồng thời cũng để người bệnh biết rõ quy trình và cùng phối hợp với bệnh viện trong quá trình khám bệnh.
Bản Hướng dẫn quy trình khám bệnh tại Khoa khám bệnh cũng nêu rõ 04 bước cần phải thực hiện khi người bệnh đi khám bệnh tại các bệnh viện công lập, như: (1) Tiếp đón người bệnh; (2) Khám lâm sàng và chẩn đoán đồng với 04 sơ đồ cụ thể về Quy trình khám lâm sang và kê đơn điều trị, Quy trình Quy trình khám lâm sang có xét nghiệm, Quy trình khám lâm sang có xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh, Quy trình khám lâm sàng có xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh và thăm dò chức năng; (3) Thanh toán viện phí; và (4) Phát và lĩnh thuốc. Bản hướng dẫn quy định rõ trách nhiệm của người bệnh và bệnh viện trong quá trình thực hiện các bước khám chữa bệnh.
Theo báo cáo của các bệnh viện, sau khi thực hiện Quy trình mới được ban hành đã giảm được nhiều thủ tục hành chính, cắt giảm nhiều khâu trong quy trình khám bệnh như: đóng tiền tạm ứng, cắt giảm từ 5 chữ ký duyệt đơn xuống còn 3 chữ ký, giảm từ 12-14 bước trong quy trình khám bệnh xuống còn 4-7 bước tùy theo tính chất bệnh và yêu cầu chuyên môn của bác sỹ. Kết quả đánh giá sơ bộ của Bộ Y tế cho thấy trung bình 1 lượt khám bệnh đã giảm được khoảng 40 phút.
2. Đối với người có thẻ bảo hiểm y tế
Để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh BHYT, cải tiến thủ tục khám, chữa bệnh, trong thời gian qua Bộ Y tế đã chỉ đạo các cơ sở khám chữa bệnh thực hiện các hoạt động nhằm cải cách thủ tục hành chính, giảm phiền hà cho người bệnh, cụ thể như sau:
- Tổ chức quán triệt, triển khai các văn bản hướng dẫn về BHYT cho toàn thể cán bộ nhân viên của đơn vị: Chương trình 527/CTr-BYT ngày 18/6/2009 của Bộ Y tế về nâng cao chất lượng khám chữa bệnh đáp ứng sự hài lòng của người bệnh; Quyết định 1313/QĐ - BYT ngày 22/4/2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành quy trình khám bệnh tại Khoa Khám bệnh của các bệnh viện, hướng dẫn các bệnh viện thực hiện các giải pháp cải tiến quy trình và thủ tục trong khám bệnh, rút ngắn thời gian chờ đợi, cải cách tất cả các thủ tục khám chữa bệnh tại khoa khám bệnh, rút ngắn thời gian chờ đợi từ 4-7 giờ xuống trung bình còn 2-4 giờ, tùy theo các hình thức và loại dịch vụ khám bệnh, giảm phiền hà và tăng sự hài lòng của người bệnh.
- Thủ trưởng các đơn vị tổ chức rà soát thủ tục khám chữa bệnh BHYT, bố trí hệ thống đăng ký và nơi khám bệnh một cách khoa học, hợp lý, phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị. Cải tiến quy trình, thủ tục hành chính, bổ sung bảng chỉ dẫn các khoa phòng, bảng hướng dẫn thủ tục khám, chữa bệnh, cung cấp thông tin về khám chữa bệnh BHYT. Các bệnh viện phải mở thêm các bàn khám bệnh, các ô tiếp đón bệnh nhân, thêm chỉ dẫn, phát số điện tử hoặc hẹn giờ khám bệnh, bố trí nơi xét nghiệm lấy máu cùng nơi khám chữa bệnh để người dân không mất nhiều thời gian chờ đợi.
- Tập trung đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý bệnh viện, quản lý BHYT. Giải quyết một cách khoa học và công bằng trong việc tổ chức khám chữa bệnh, không phân biệt người bệnh tự trả viện phí và người bệnh BHYT, tránh nộp viện phí nhiều lần cho đối tượng có BHYT.
- Công khai bảng giá viện phí theo quy định; thực hiện công khai, minh bạch các khoản chi phí mà người bệnh phải chi trả hay được quỹ BHYT thanh toán. Đặc biệt, sau khi Thông tư số 04/2012/TTLT-BYT-BTC ngày 29/02/2012 ban hành mức tối đa khung giá một số dịch vụ khám chữa bệnh trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước có hiệu lực, Bộ Y tế đã ban hành Chỉ thị số 05/CT-BYT ngày 10/9/2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc tăng cường thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh sau khi điều chỉnh giá dịch vụ y tế, Chỉ thị này đã giao trách nhiệm cụ thể cho Giám đốc Sở Y tế, Giám đốc các bệnh viện trong việc nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh gắn với điều chỉnh giá viện phí.
- Bộ Y tế cũng có văn bản yêu cầu Bảo hiểm xã hội Việt Nam không ban hành thêm các quy định, thủ tục liên quan đến BHYT để không làm tăng thủ tục hành chính cũng như khối lượng công việc của các bên.
Hiện nay Bộ Y tế đang phối hợp chặt chẽ với BHXH Việt Nam để sửa đổi, bổ sung quy định về đăng ký khám chữa bệnh ban đầu và chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật theo hướng thuận tiện và đơn giản nhất, nghiên cứu đổi mới phương thức thanh toán và quy trình giám định BHYT; đồng thời cải tiến hơn nữa quy trình khám chữa bệnh và kiểm tra, giám sát quản lý chất lượng bệnh viện nhằm đảm bảo chất lượng khám chữa bệnh và tránh sự phiền hà cho người bệnh, tạo niềm tin để người dân tích cực tham gia tiến tới BHYT toàn dân.
III. Kiểm tra, giám sát
1. Kiểm tra, giám sát hoạt động y tế
Kiểm ra, giám sát các hoạt động y tế là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, luôn được Bộ Y tế chú trọng và thực hiện thường xuyên trên cơ sở kế hoạch kiểm tra, thanh tra hàng năm và các kế hoạch kiểm tra, thanh tra đột xuất. Thông qua hoạt động kiểm tra, giám sát và các nguồn thông tin phản ánh qua phương tiện truyền thông đại chúng, qua Đường dây nóng của Ngành Y tế, đã phát hiện những vụ việc vi phạm quy trình chuyên môn, quy tắc ứng xử và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ y yế. Những vi phạm này đã được Bộ Y tế phối hợp với các Bộ, Ngành chức năng và chính quyền địa phương tiến hành xử lý nghiêm minh, theo đúng thẩm quyền và quy định pháp luật.
Trong năm 2013, Bộ Y tế đã triển Kế hoạch số 1395/KH-BYT ngày 24/12/2012 về chương trình thanh tra y tế năm 2013. Bộ đã thành lập 43 đoàn thanh tra về phòng, chống tham nhũng, y tế dự phòng và an toàn thực phẩm, khám, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm, trang thiết bị y tế; 05 đoàn kiểm tra công tác quản lý nhà nước về hành nghề y, y dược cổ truyền tư nhân, dược tư nhân và an toàn vệ sinh thực phẩm, 03 đoàn kiểm tra công tác triển khai hoạt động xã hội hóa, liên doanh, liên kết trong các bệnh viện công.
Thanh tra y tế của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã triển khai thanh tra về các lĩnh vực an toàn thực phẩm, khám chữa bệnh, dược mỹ phẩm, trang thiết bị y tế tại 703.762 cơ sở. Qua thanh tra đã phát hiện và xử phạt với tổng số tiền là 30,8 tỷ đồng, đình chỉ 325 cơ sở về y tế và tước giấy phép có thời hạn 19 cơ sở hành nghề y, dược.
2. Kiểm tra việc thực hiện các quy định liên quan đến đạo đức nghề nghiệp của cán bộ y tế:
Trong thời gian qua, Bộ Y tế đã tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra nhằm chấn chỉnh việc thực hiện quy tắc ứng xử trong bệnh viện và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ y tế như sau:
- Chỉ đạo Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các bệnh viện trực thuộc Bộ và Ngành thành lập đường dây điện thoại nóng của đơn vị nhằm ghi nhận những ý kiến phản ánh hiện tượng tiêu cực và những hành vi gây phiền hà của cán bộ y tế trong khi thi hành nhiệm vụ; khôi phục, chấn chỉnh và tăng cường hoạt động của hệ thống đường dây nóng ngành y tế theo 3 cấp:
+ Tại các bệnh viện: số điện thoại đường dây nóng của bệnh viện và số điện thoại của Giám đốc bệnh viện;
+ Tại Sở Y tế: số điện thoại của Giám đốc Sở Y tế;
+ Tại Trung ương: Số tổng đài do Bộ Y tế quản lý: 0973.306.306 và hộp thư điện tử duongdaynongyte@gmail.com.
Các số điện thoại đường dây nóng sẽ được công khai tại các cơ sở khám, chữa bệnh để tiếp nhận những bức xúc liên quan tới y đức, thái độ ứng xử, thăm, khám chữa bệnh của đội ngũ y, bác sỹ.
- Triển khai Quyết định số 4332/QĐ-BYT ngày 30/10/2013 về việc hành lập đoàn kiểm tra do 5 đồng chí Thứ trưởng trực tiếp làm Trưởng đoàn, kiểm tra các hoạt động hành nghề y, dược ngoài công lập, công tác an toàn thực phẩm, y dược cổ truyền tại 10 tỉnh, thành phố lớn. Sau đó, Thanh tra Bộ, các Vụ, Cục tiếp tục tiến hành thanh tra, kiểm tra.
- Yêu cầu giám đốc các bệnh viện thực hiện các biện pháp như phát phiếu xin ý kiến người bệnh và gia đình người bệnh, của nhân dân; đặt các hòm thư góp ý; bố trí camera tại một số khoa, phòng bệnh để phát hiện kịp thời các sai phạm.
- Phát hiện và có các hình thức khen thưởng kịp thời đối với những gương sáng về y đức, đồng thời xử lý nghiêm minh những cá nhân vi phạm.
Đối với công tác tiêm chủng mở rộng, Bộ Y tế đã:
- Ban hành bổ sung các văn bản chỉ đạo Sở Y tế các tỉnh, thành phố yêu cầu chấn chỉnh công tác tiêm chủng mở rộng và tiêm chủng dịch vụ; triển khai Kế hoạch số 389/KH-BYT về việc thanh tra, kiểm tra việc sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế; yêu cầu Sở Y tế 63 tỉnh, thành phố thực hiện thanh tra, kiểm tra toàn siện việc sử dụng vắc xin và sinh phẩm y tế; triển khai 02 Đoàn thanh tra tại 04 tỉnh/thành phố; Sở Y tế các tỉnh, thành phố cũng tích cực triển khai các đoàn thanh tra, kiểm tra về sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế trong dự phòng và điều trị
- Đề nghị Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy định về sử dụng vắc xin, Bộ Y tế đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân: Chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác tiêm chủng trên địa bàn, bảo đảm an toàn theo đúng các quy định; tiến hành thanh tra toàn diện về công tác tiêm chủng, đình chỉ hoạt động và xử lý nghiêm các đơn vị nếu có sai phạm; trường hợp xảy ra tai biến thì khẩn trương xử lý, tìm nguyên nhân và công bố công khai nguyên nhân gây tại biến; kiểm điểm làm rõ trách nhiệm đối với cá nhân vi phạm, những người liên quan và xử lý nghiêm theo quy định.
- Ban hành Chỉ thị số 01/CT-BYT ngày 18/01/2013 về việc tăng cường an toàn tiêm chủng và giám sát phản ứng sau tiêm chủng nhằm tăng cường công tác an toàn tiêm chủng, ngay từ đầu năm.
- Ban hành Quyết định số 3029/QĐ-BYT về việc phê duyệt “Kế hoạch tăng cường công tác an toàn tiêm chủng” với mục tiêu tăng cường công tác an toàn tiêm chủng, đảm bảo chất lượng tiêm chủng và đảm bảo tỷ lệ tiêm chủng cho trẻ em. Theo báo cáo, đến hết tháng 9/2013 đã kiểm tra được hơn 6.600 trên tổng số hơn 16.600 điểm tiêm chủng (40%), dự kiến trong thời gian tới sẽ tiến hành rà soát tất cả các điểm tiêm chủng còn lại trên phạm vi cả nước. “Chỉ những điểm tiêm nào đủ tiêu chuẩn mới được tiêm chủng để nâng cao chất lượng và an toàn tiêm chủng”. Đồng thời, thành lập 02 Đoàn thanh tra, kiểm tra về công tác sử dụng VXSPYT nhằm kiểm tra, đánh giá việc thực hiện Quyết định số 3029/QĐ-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc thực hiện Kế hoạch tăng cường công tác an toàn tiêm chủng tại nhiều tỉnh, thành phố.
Bộ Y tế cũng thường xuyên tiến hành các hoạt động thanh tra, kiểm tra về trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ y tế, chất lượng thuốc, chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh. Mới đây, Bộ Y tế đã ban hành Bộ Tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện gồm 83 tiêu chí, làm cơ sở cho việc xác định mức chất lượng bệnh viện để có thể đề ra các biện pháp can thiệp nâng cao chất lượng bệnh viện.
Bộ Y tế cũng thường xuyên tiến hành các hoạt động thanh tra, kiểm tra về trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ y tế, chất lượng thuốc, chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh. Mới đây, Bộ Y tế đã ban hành Bộ Tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện gồm 83 tiêu chí, làm cơ sở cho việc xác định mức chất lượng bệnh viện để có thể đề ra các biện pháp can thiệp nâng cao chất lượng bệnh viện.
3. Về tăng cường công tác thanh, kiểm tra, xử lý, chấn chỉnh công tác khám chữa bệnh, y đức, thái độ phục vụ của đội ngũ cán bộ, nhân viên ngành y:
Bộ Y tế đã triển khai thực hiện nhiều biện pháp để thường xuyên nâng cao đạo đức nghề nghiệp, quy tắc ứng xử cho toàn thể công chức, viên chức ngành Y tế, như:
- Đã ban hành các văn bản: Quy định 12 Điều y đức (Quyết định số 2088/QĐ-BYT ngày 6/11/1996), Quy định về chế độ giao tiếp trong các cơ sở khám chữa bệnh (Quyết định số 4031/2001/QĐ-BYT ngày 27/9/2001), Quy tắc ứng xử của cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp y tế (Quyết định số 29/QĐ-BYT ngày 18/8/2008), Chỉ thị số 03/CT-BYT ngày 01/4/2013 về tăng cường các giải pháp thực hiện tốt Quy tắc ứng xử, nâng cao đạo đức nghề nghiệp, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Đồng thời, Bộ Y tế phối hợp chặt chẽ với Hội Điều dưỡng Việt Nam ban hành “Chuẩn đạo đức nghề nghiệp của Điều dưỡng viên Việt Nam”; hằng năm, ban hành Kế hoạch tổ chức học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, thực hiện tốt Quy chế dân chủ, Quy tắc ứng xử gắn với với việc nêu gương; nêu cao trách nhiệm gương mẫu của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp.
- Đã chỉ đạo tổ chức thực hiện các văn bản đã được ban hành: xây dựng các kế hoạch triển khai thực hiện các văn bản tập trung về vấn đề y đức, quy tắc ứng xử..., trực tiếp tổ chức 07 lớp tập huấn về y đức tại 3 miền cho Lãnh đạo Ban Chỉ đạo và Trưởng phòng Tổ chức cán bộ Sở Y tế, Y tế bộ, ngành; Giám đốc các bệnh viện tuyến tỉnh thuộc Sở; Lãnh đạo Ban chỉ đạo và Trưởng phòng Tổ chức cán bộ các đơn vị trực thuộc Bộ; chi đạo triển khai hướng dẫn các địa phương, đơn vị về tập huấn Quy tắc ứng xử cho 100% viên chức trong các đơn vị sự nghiệp y tế; phát động phong trào thi đua nhằm nâng cao đạo đức nghề nghiệp, kết hợp đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong toàn ngành Y tế, nhân dịp kỷ niệm ngày “Thầy thuốc Việt Nam” hàng năm; phối hợp với Công đoàn y tế Việt Nam tổ chức ký cam kết thi đua thực hiện tốt Quy tắc ứng xử.
- Năm 2011 - 2012, Công đoàn Y tế Việt Nam phối hợp Bộ Y tế thực hiện Kế hoạch tuyên truyền triển khai mô hình điểm về thực hiện Quy tắc ứng xử, nâng cao y đức trong 05 bệnh viện lớn tại Hà Nội, xây dựng mô hình điểm, tổ chức sơ kết, đánh giá rút kinh nghiệm.
- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện của cá nhân, tập thể trong đơn vị.
- Tổ chức Hội thi Quy tắc ứng xử trong toàn ngành cho các bệnh viện từ Trung ương đến các địa phương (Năm 2011-2012),
- Trong năm 2012, Bộ Y tế đã tổ chức các lớp tập huấn về Quy chế dân chủ cho 1624 công chức, viên chức là Lãnh đạo các đơn vị và lãnh đạo các khoa, phòng thuộc Sở Y tế các tỉnh, thành phố, các bệnh viện tuyến tỉnh, các đơn vị trực thuộc Bộ. Năm 2013, Bộ Y tế đã trực tiếp tổ chức 14 lớp tập huấn về kỹ năng giao tiếp, ứng xử, nâng cao đạo đức nghề nghiệp, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cho khoảng gần 5042 đồng chí là: Giám đốc, Trưởng khoa Khám bệnh, Điều dưỡng trưởng bệnh viện, Điều dưỡng trưởng khoa Ngoại, khoa Sản của tất cả các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế, Bệnh viện tuyến tỉnh, bệnh viện tuyến huyện thuộc Sở Y tế trong toàn quốc và 889 đồng chí là Lãnh đạo, viên chức làm việc trong khối dự phòng, truyền thông giáo dục sức khỏe từ Trung ương đến địa phương.
Trong thời gian tới, Bộ Y tế tiếp tục triển khai các nội dung:
- Thực hiện Chỉ thị 03-CT/BCTngày 14/5/2011 của Bộ Chính trị và Chỉ thị 1793/CT-TTg ngày 07/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, hướng dẫn xây dựng Tiêu chí học tập Bác Hồ, vai trò gương mẫu của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, phòng, khoa, ban….
- Triển khai Thông tư 07 hướng dẫn thực hiện Quy tắc ứng xử, quy định rõ trách nhiệm của Bộ trưởng, trách nhiệm của Giám đốc Sở Y tế, Lãnh đạo Y tế bộ, ngành, trách nhiệm của Giám đốc các bệnh viện, Lãnh đạo khoa, phòng bệnh viện…trong việc thực hiện Quy tắc ứng xử.
- Tăng cường việc giảng dạy Bộ môn Y đức ở tất cả các Trường Đại học, Cao đẳng y dược, nhằm cung cấp cho sinh viên kiến thức liên quan đến đạo đức nghề nghiệp, quy tắc ứng xử trong giao tiếp với người bệnh. Sinh viên tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng y, ngoài việc nắm chắc chuyên môn nghiệp vụ, còn phải nắm thành thạo các tiêu chí đạo đức của người làm nghề y.
- Xử lý nghiêm túc các trường hợp vi phạm về đạo đức nghề nghiệp. :
- Hướng dẫn, đôn đốc, nhắc nhở các đơn vị trong toàn ngành đẩy mạnh cải cách hành chính, thay đổi tác phong, lề lối làm việc, áp dụng công nghệ thông tin, thực hiện ISO trong công tác khám bệnh, chữa bệnh... Yêu cầu lãnh đạo các bệnh viện thực hiện các biện pháp như: Phát phiếu xin ý kiến người bệnh và gia đình người bệnh, của nhân dân; đặt các hòm thư góp ý; bố trí camera tại một số khoa, phòng bệnh; có sơ đồ, bảng biểu hệ thống các khoa, phòng, bộ phận dễ thấy, dễ hiểu, dễ làm theo; quy định địa điểm phát số thứ tự thuận lợi; có sự chỉ dẫn cho người bệnh, người nhà người bệnh về các thủ tục và quy trình khám chữa bệnh dễ hiểu, dễ thực hiện; có đủ ghế ngồi cho người bệnh, người nhà người bệnh chờ tại các khoa, phòng khám, xét nghiệm; phải có nhân viên hướng dẫn và đưa người bệnh vào khoa điều trị.
- Thực hiện các giải pháp về nhân lực, giảm quá tải bệnh viện và triển khai thực hiện nhóm giải pháp về chế độ, chính sách cho công chức, viên chức tại các bệnh viện.
Bên cạnh đó, Bộ Y tế đề nghị cử tri kiến nghị với Lãnh đạo Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế, trực tiếp chỉ đạo Sở Y tế, các đơn vị trực thuộc Sở tăng cường thực hiện Quy tắc ứng xử, nâng cao y đức cho công chức, viên chức ngành Y tế.
4. Về các giải pháp ngăn chặn hoạt động “cò” bệnh viện
Có một số đối tượng lợi dụng tình trạng quá tải để môi giới khám bệnh, chữa bệnh kiếm lời. Các phần tử môi giới hoạt động công khai tại các bệnh viện nhất là một số bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế, các bệnh viện trên địa bàn Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Lợi dụng tâm lý của người bệnh muốn được khám nhanh và khám sớm các phần tử môi giới đã lừa người bệnh hoặc môi giới trung gian bằng các hoạt động như: xếp hàng lấy số khám bệnh sau đó bán lại cho người bệnh; thông đồng với một số bác sĩ, cán bộ y tế trong bệnh viện để môi giới khám, chữa bệnh nhanh, lấy kết quả cận lâm sàng nhanh; môi giới người bệnh khám, chữa bệnh ở các cơ sở y tế tư nhân; môi giới để phẫu thuật sớm và môi giới dịch vụ ô tô vận chuyển cấp cứu. Nhằm chấn chỉnh và giải quyết tình trạng môi giới trong khám, chữa bệnh Bộ Y tế đã chỉ đạo Giám đốc các bệnh viện, viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế, Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Y tế các Bộ, ngành chỉ đạo các cơ sở khám, chữa bệnh thực hiện ngay các công việc sau đây:
(1). Thành lập Tổ công tác chuyên biệt để điều tra, giám sát xác định các đối tượng bên ngoài và bên trong bệnh viện tham gia vào các hoạt động môi giới trong khám, chữa bệnh trái với các quy định của ngành y tế và của các bệnh viện;
(2). Rà soát lại các quy trình đón tiếp, phát số khám bệnh và cải tiến quy trình khám bệnh, không để đối tượng môi giới lợi dụng lấy số khám hoặc dẫn người bệnh đi khám bệnh, làm xét nghiệm cận lâm sàng trong bệnh viện.
(3). Có các hình thức để tiếp nhận và giải quyết ngay các phản ánh của người bệnh, người nhà người bệnh và tạo điều kiện để người bệnh tham gia giám sát, phát hiện các đối tượng môi giới như hòm thư góp ý, đường dây nóng.
(4). Tăng cường công tác bảo vệ an ninh trật tự, bảo vệ chính trị nội bộ, phát hiện kịp thời và kiên quyết xử lý kỷ luật những cán bộ, viên chức tham gia hoạt động môi giới trong khám, chữa bệnh.
(5). Hợp đồng và phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng trên địa bàn trong việc kiểm tra, kiểm soát và thông báo các đối tượng môi giới cho các bên liên quan. Bảo đảm không có các đối tượng từ bên ngoài hoạt động môi giới khám, chữa bệnh trong khuôn viên bệnh viện.
IV. Quản lý hành nghề y tư nhân:
1. Về việc bác sỹ ở bệnh viện công mở phòng mạch riêng:
Theo quy định của pháp luật, người hành nghề y đang làm việc trong cơ sở khám chữa bệnh công lập được phép làm việc tại các phòng khám ngoài công lập nếu bảo đảm đủ điều kiện hành nghề. Khoản 3 Điều 31 Luật khám bệnh, chữa bệnh quy định: người hành nghề được ký hợp đồng hành nghề khám bệnh, chữa bệnh với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhưng chỉ được chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật cho một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Người hành nghề hành nghề tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhà nước và tư nhân phải tiến hành đăng ký hành nghề theo quy định tại Điều 11, Điều 12, Điều 13 Thông tư số 41/2011/TT-BYT ngày 14/11/2014 của Bộ Y tế hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Khi tiến hành khám bệnh, chữa bệnh phải thực hiện nghiêm nghĩa vụ của người hành nghề quy định tại Mục 4 Luật khám bệnh, chữa bệnh. Bộ Y tế đang sửa đổi Thông tư 41 theo hướng giao nhiệm vụ cho Giám đốc bệnh viện quản lý cán bộ thuộc đơn vị trong việc hành nghề ngoài giờ hành chính.
Việc kiểm tra dịch vụ khám chữa bệnh ở các bệnh viện tư nhân được tiến hành thường xuyên. Năm 2013, Bộ Y tế đã thành lập 5 đoàn thanh tra do các đồng chí Thứ trưởng Bộ Y tế phụ trách đi kiểm tra, thanh tra các hoạt động liên quan đến hành nghề y dược tư nhân tại các địa phương. Theo quy định hiện hành, Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm kiểm tra, giám sát hoạt động hành nghề y dược tư nhân trên địa bàn, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xử lý các sai phạm.
2. Về quản lý hành nghề y dược tư nhân
Để tăng cường quản lý hành nghề dược tư nhân, Bộ Y tế đã triển khai quyết liệu công tác thanh tra, kiểm tra các cơ sở kinh doanh dược trên địa bàn toàn quốc.
Năm 2011, Bộ Y tế đã tạm dừng cấp số đăng ký hoặc giấp phép nhập khẩu của 29 cơ sở sản xuất, cơ sở đứng tên đăng ký thuốc và cơ sở nhập khẩu thuốc do vi phạm kê khai giá. Thanh tra y tế địa phương đã tiến hành thanh tra, kiểm tra tổng số 7.939 cơ sở kinh doanh thuốc, xử phạt 703 cơ sở có hành vi vi phạm hành chính với tổng mức tiền xử phạt là 1.264.350.000 đồng và các đoàn thanh tra do Thanh tra Bộ Y tế tổ chức đã xử phạt các cơ sở kinh doanh vi phạm với tổng số tiền 602.150.000 đồng.
Năm 2013, thực hiện Quyết định số 4332/QĐ-BYT ngày 30/10/2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc thành lập Đoàn kiểm tra công tác quản lý Nhà nước về hành nghề y, y dược cổ truyền tư nhân, kinh doanh dược và an toàn thực phẩm, Bộ Y tế đã thành lập 05 đoàn kiểm tra do các đồng chí Thứ trưởng làm Trưởng đoàn đã tiến hành thanh tra, kiểm tra hoạt động hành nghề dược của 10 tỉnh, thành phố trọng điểm.
Đối với riêng hoạt động thanh tra về lĩnh vực dược, trong năm 2013, Bộ Y tế đã thành lập 03 đoàn kiểm tra hoạt động sản xuất kinh doanh của16 công ty bán buôn thuốc và 47 nhà thuốc. Qua kiểm tra cho thấy, hầu hết các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc tuân thủ các quy định hiện hành về dược. Tuy nhiên kết quả kiểm tra cũng phát hiện một số trường hợp vi phạm và Bộ Y tế tiến hành xử lý nghiêm theo quy định, cụ thể: rút số đăng ký 02 thuốc và xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền phạt là 235.000.000 VND.
3. Về cấp chứng chỉ hành nghề cho Nha công:
Theo quy định tại Điều 17 Luật khám bệnh, chữa bệnh, thợ trồng răng không thuộc đối tượng được cấp chứng chỉ hành nghề. Nhưng thực tế có một số thợ trồng răng đã được cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định của Pháp lệnh hành nghề y dược tư nhân, nên ngày 17/9/2013, Bộ Y tế đã có công văn số 5816/BYT -KCB về việc cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh cho thợ trồng răng (nha công).
Nội dung công văn đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai cấp chứng chỉ hành nghề cho các thợ trồng răng đã được cấp chứng chỉ hành nghề trên với phạm vi hoạt động chuyên môn được vận dụng là kỹ thuật viên (thợ trồng răng) quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 32 Thông tư số 41/2011/TT-BYT ngày 14/11/2011 hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Đối với Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Y tế đã nhận được công văn số 315/ĐĐB-ĐĐ ngày 15/11/2013 của Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hồ Chí Minh về việc giải quyết đơn thư của Hội Nha công thành phố Hồ Chí Minh trong việc cấp chứng chỉ hành nghề cho các nha công tại đây. Bộ Y tế đã có công văn phúc đáp số 7596/BYT – VPB1 ngày 21/11/2013 gửi Ông Nguyễn Kim Vĩnh, Chủ tịch Hội Nha công thành phố Hồ Chí Minh về việc giải quyết đơn thư kiến nghị của Hội, trong đó nêu rõ các nội dung đã được đề cập tại Công văn số 5816/BYT -KCB về việc cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh cho thợ trồng răng (nha công).
4. Về cấp chứng chỉ hành nghề trên địa bàn tỉnh Nghệ An
Tính đến 24/01/2014, Bộ Y tế đã tiến hành thẩm định và cấp giấy phép hoạt động cho tất cả các bệnh viện tư nhân trên địa bàn tỉnh Nghệ An theo đúng quy định của Luật khám bệnh, chữa bệnh.
V. Thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập:
- Theo quy định tại Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập, Nghị định 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường,và Nghị định số 85/2012/NĐ-CP ngày 15/10/2012 về cơ chế hoạt động, tài chính đối với đơn vị sự nghiệp y tế công lập và giá dịch vụ khám, chữa bệnh của cơ sở khám, chữa bệnh công lập, cho phép một số cơ sở khám chữa bệnh công lập được “tổ chức các hoạt động dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của xã hội” và cho phép các đơn vị sự nghiệp công lập được vay vốn, huy động vốn để đầu tư mở rộng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị y tế với mục tiêu tăng năng lực phục vụ của các đơn vị, đáp ứng nhu cầu đa dạng của các tầng lớp nhân dân.
Bệnh viện công là đơn vị sự nghiệp công, nên cũng được phép huy động các nguồn vốn để đầu tư các hình thức khám, chữa bệnh theo yêu cầu, chất lượng cao, thuê thêm nhân lực để làm dịch vụ. Vì vậy, nếu cơ sở vật chất, trang thiết bị của bệnh viện công chưa đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho người dân, thì bệnh viện được phép tự vay vốn, huy động vốn để đầu tư các khu vực khám, chữa bệnh theo yêu cầu, chất lượng cao để phục vụ người dân có khả năng chi trả. Toàn bộ nguồn thu của khu vực này sau khi trừ chi phí và nộp thuế, trả nợ gốc và lãi của số vốn đã huy động phải bổ sung kinh phí hoạt động của bệnh viện để chi chung cho công tác khám chữa bệnh của bệnh viện. Đề đảm bảo việc thu viện phí minh bạch đối với các hình thức khám chữa bệnh: Bộ Y tế và Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-BYT-BTC ban hành mức tối đa khung giá một số dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Bộ Y tế cũng quy định các bệnh viện phải có bảng giá được cơ quan quản lý phê duyệt và công khai cho người bệnh thấy. Những cơ sở khám chữa bệnh thực hiện xã hội hóa cũng phải hạch toán giá các dịch vụ đảm bảo công khai, minh bạch.
Về nguyên tắc, theo quy định tại các văn bản chỉ đạo và chính sách đề ra, không có sự phân biệt giữa các đối tượng khám chữa bệnh theo các phương thức chi trả khác nhau: bảo hiểm y tế, tự chi trả dịch vụ y tế hay khám chữa bệnh theo yêu cầu (xã hội hóa). Để bảo đảm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, trong đó có khám chữa bệnh BHYT, Bộ Y tế đã triển khai Chương trình 517 về nâng cao chất lượng khám chữa bệnh đáp ứng sự hài lòng của người bệnh, Quyết định 1313/QĐ-BYT ngày 22/4/2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành quy trình khám bệnh tại Khoa Khám bệnh của các bệnh viện, hướng dẫn các bệnh viện thực hiện các giải pháp cải tiến quy trình và thủ tục trong khám bệnh, rút ngắn thời gian chờ đợi, cải cách tất cả các thủ tục KCB tại khoa khám bệnh, rút ngắn thời gian chờ đợi từ 4-7 giờ xuống trung bình còn 2-4 giờ, tùy theo các hình thức và loại dịch vụ khám bệnh, giảm phiền hà và tăng sự hài lòng của người bệnh; Chỉ thị 09/CT-BYT ngày 22/11/2013 về việc tăng cường tiếp nhận và xử lý ý kiến phản ánh của người dân về chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh thông qua đường dây nóng; nâng cao tinh thần thái độ phục vụ người bệnh; phát huy hiệu quả của Đường dây nóng trong việc tiếp nhận và giải quyết các ý kiến phản ánh của người dân liên quan đến chuyên môn và thái độ phục vụ của nhân viên y tế.
B. Giá dịch vụ y tế
1. Về điều chỉnh giá dịch vụ y tế trong các cơ sở y tế công lập
Thực hiện Nghị định 85/2012/NĐ-CP ngày 15/10/2012 của Chính phủ về cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập và giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập, Liên Bộ Y tế - Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT ngày 29/2/2012Ban hành mức tối đa khung giá một số dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước. Trong đó quy định việc điều chỉnh mức giá tối đa của 3/7 yếu tố cấu thành của giá dịch vụ y tế, đó là 3 yếu tố chi phí trực tiếp cho người bệnh, chưa có khấu hao nhà cửa, trang thiết bị y tế, lương của cán bộ y tế.
Mặc dù Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-BYT-BTC của liên Bộ Y tế - Bộ Tài chính (gọi tắt là Thông tư 04) có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/4/2012, nhưng để thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Y tế đã chỉ đạo các đơn vị, địa phương thực hiện điều chỉnh giá theo lộ trình, phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội, tỷ lệ tham gia BHYT và thu nhập của người dân ở từng địa phương, cụ thể: (1) Không thực hiện điều chỉnh đồng loạt mà có phân chia tiến độ điều chỉnh: năm 2012 chỉ điều chỉnh của một số bệnh viện trực thuộc các Bộ, ngành và 45/63 tỉnh; 8 tháng đầu năm 2013 có 17/63 tỉnh thực hiện (riêng thành phố Hồ Chí Minh sẽ thực hiện từ 01/6/2014); (2) Về mức độ điều chỉnh: Chưa thực hiện điều chỉnh ở mức tối đa ngay mà chủ yếu trong khoảng từ 60-80% mức giá tối đa theo quy định, chỉ có một số bệnh viện đặc biệt, chữa trị người bệnh nặng, hiểm nghèo, triển khai các kỹ thuật cao có mức chi phí (theo 03 yếu tố) lớn được điều chỉnh ở mức trên dưới 90% mức giá tối đa.
Do đó, mặc dù Thông tư đã ban hành được 2 năm, nhưng đến nay nhiều địa phương mới thực hiện chưa được 01 năm, riêng thành phố Hồ Chí Minh chưa thực hiện, nên việc sơ kết có chậm. Tuy nhiên, Bộ Y tế đang đề nghị các đơn vị, địa phương sơ kết việc thực hiện và gửi báo cáo về Bộ Y tế để tổng hợp, đánh giá. Qua báo cáo của các đơn vị, địa phương, Bộ Y tế thấy rằng hầu hết các bệnh viện, địa phương đã nhất trí rằng: việc thực hiện Thông tư 04 đã tạo điều kiện cho các cơ sở khám chữa bệnh có thêm nguồn thu để trang trải các chi phí phục vụ người bệnh, góp phần từng bước nâng cao chất lượng khám chữa bệnh; Các bệnh viện đã dành 15% tổng số thu khám bệnh và ngày giường bệnh (có bệnh viện đã chi hàng chục tỷ đồng) để đầu tư nên khu vực khám bệnh, các buồng bệnh đã được cải thiện, khang trang, sạch sẽ hơn trước, cải tiến quy trình khám bệnh, kể cả việc thu viện phí để giảm thời gian chờ đợi, người bệnh đã hài lòng hơn. Quyền lợi của người bệnh có thẻ BHYT được nâng lên rõ rệt vì không phải trả thêm hoặc phải tự mua một số thuốc, vật tư mà trước đây giá thấp, người bệnh phải tự mua hoặc phải trả thêm do quỹ BHYT không thanh toán. Khuyến khích các bệnh viện tuyến dưới thực hiện các kỹ thuật mới được chuyển giao, góp phần nâng cao trình độ chuyên môn tuyến dưới, từng bước giảm quá tải cho tuyến trên, Quỹ BHYT vẫn cân đối được thu chi trong năm 2013.
Thực hiện lộ trình điều chỉnh giá quy định tại Nghị định 85/2012/NĐ-CP của Chính phủ và Nghị quyết 68/2013/QH13 của Quốc hội, hiện nay, Bộ Y tế đang phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng Thông tư quy định mức tối đa của khung giá tính đầy đủ các yếu tố chi phí của một số dịch vụ khám, chữa bệnh để áp dụng cho Bệnh viện thuộc nhóm tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên, chi phí đầu tư và các dịch vụ khám chữa bệnh theo yêu cầu, theo nguyên tắc tính đầy đủ chi phí và có tích lũy.
2. Về quyền được định giá dịch vụ y tế của cơ sở y tế ngoài công lập
Tại khoản 5 Điều 88 Luật khám bệnh, chữa bệnh có quy định: “Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân được quyền quyết định và phải niêm yết công khai giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh”. Trong Luật giá cũng chỉ quy định việc quản lý giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước. Như vậy, các văn bản quy phạm pháp luật hiện nay về giá không quy định và cũng không giao Bộ Y tế quản lý giá dịch vụ khám chữa bệnh của các bệnh viện ngoài công lập.
Bệnh viện ngoài công lập có thể tham khảo các văn bản hướng dẫn của Bộ Y tế và Bộ Tài chính về giá dịch vụ y tế để xây dựng và quy định mức giá cho phù hợp với trình độ chuyên môn và năng lực của cơ sở mình.
3. Về tăng cường kiểm soát giá dịch vụ khác nhau giữa các bệnh viện tư và bệnh viện công
Theo Luật khám bệnh, chữa bệnh: Giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh được quy định tại Điều 88 Luật khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12 ngày 23/11/2009 như sau: Bộ trưởng Bộ Tài chính phối hợp với Bộ trưởng Bộ Y tế quy định khung giá dịch vụ khám bệnh, chữa bênh; giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước; Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân được quyền quyết định và phải niêm yết công khai giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.
Trên cơ sở Luật khám bệnh, chữa bệnh ngày29 tháng 02 năm 2012 Bộ Y tế, Bộ Tài Chính đã có Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-BYT-BTC quy định khung giá dịch vụ y tế, theo đó:
- Đối với các cơ sở y tế công lập
+ Các cơ sở y tế trực thuộc Bộ Y tế, mức thu phí khám bệnh, chữa bệnh của từng cơ sở được Bộ Y tế phê duyệt căn cứ trên Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-BYT-BTC ngày 29 tháng 02 năm 2012 của Bộ Tài chính-Bộ Y tế: Ban hành mức tối đa khung giá một số dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước
+ Đối với các cơ sở y tế trực thuộc Ủy ban nhân dân các tỉnh, mức thu phí khám bệnh chữa bệnh của từng cơ được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phê duyệt dựa trên Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-BYT-BTC ngày 29 tháng 02 năm 2012.
- Đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân: được quyền tự quyết định, không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư liên tịch số 04 và phải niêm yết công khai giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.
- Đối với các cơ sở vi phạm việc thu phí bệnh viện: Theo Nghị định số 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế quy định tại Điều 29 Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cơ sở không niêm yết giá dịch vụ, phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng khi thu giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh cao hơn giá đã niêm yết. Do vậy, các cơ sở tư nhân được tự do quyết định giá dịch vụ nhưng phải niêm yết công khai tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để người dân xem xét, quyết định lựa chọn dịch vụ.
4. Công tác quản lý, kiểm soát giá dịch vụ y tế:
- Hàng năm Bộ Y tế, Sở Y tế đã tiến hành nhiều đợt kiểm tra nhằm đảm bảo các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân thực hiện đúng Luật khám bệnh, chữa bệnh và các văn bản hướng dẫn có liên quan về giá dịch vụ.
- Trong năm 2013, thực hiện Quyết định số 2156/QĐ-BYT ngày 19/6/2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc thành lập Đoàn kiểm tra hành nghề khám bệnh, chữa bệnh tư nhân, Bộ Y tế đã thành lập 02 Đoàn kiểm tra đột xuất do Thứ trưởng Nguyễn Thị Xuyên và Cục Trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh làm trưởng đoàn, Đoàn kiểm tra đã tới 6 Sở Y tế (Sở Y tế Đồng Nai, Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh, Sở Y tế Cần Thơ và Sở Y tế Hà Nội, Sở Y tế Long An, Sở Y tế Tiền Giang); 12 Bệnh viện tư nhân; 05 phòng khám đa khoa và chuyên khoa tư nhân. Nội dung kiểm tra giám sát hoạt động các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh gồm: Các điều kiện về cơ sở hạ tầng: diện tích đất, diện tích xây dựng xử dụng, phòng cháy chữa cháy, quản lý phần mềm, điều kiện vệ sinh môi trường (nước thải, rác thải…); Các điều kiện về trang thiết bị y tế; Kiểm soát chất lượng dịch vụ; Các hoạt động, quy chế chuyên môn, phạm vi hành nghề; Giá dịch vụ y tế (công khai giá dịch vụ).
Trong thời gian vừa qua, Bộ Y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam cũng đã tổ chức một số đoàn kiểm tra, giám sát, lồng ghép công tác kiểm tra việc thực hiện Thông tư 04 khi làm việc tại một số đơn vị, địa phương, đặc biệt lưu ý nhắc nhở việc thực hiện các nội dung liên quan đến việc điều chỉnh giá dịch vụ như việc tổ chức công khai bảng giá, chấn chỉnh để các đơn vị thu theo đúng bảng giá đã được phê duyệt, việc tăng cường cơ sở vật chất, nhân lực cho khoa khám bệnh, các buồng bệnh, gắn nâng cao chất lượng dịch vụ với việc điều chỉnh giá.
C. Tăng cường đạo đức nghề nghiệp
1. Các giải pháp về nâng cao tinh thần trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ y tế:
Để chấn chỉnh và nâng cao tinh thần trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ y tế, ngay từ năm 1996 Bộ Y tế đã ban hành 12 điều y đức và năm 2008 ban hành quy tắc ứng xử của cán bộ y tế, đã tuyên truyền và phổ biến cho tất cả các cán bộ y tế và sinh viên trường y, dược. Bộ Y tế cũng đã tổ chức nhiều lớp học cho cán bộ, công chức, viên chức hành nghề y, dược, tuy nhiên chỉ tuyên truyền, giáo dục không thôi thì tác dụng chưa được nhiều, do đó ngành y tế đã tiến hành nhiều giải pháp đồng bộ để nâng cao sự hài lòng của người dân và tôn vinh hình ảnh "Lương y như từ mẫu" như nâng cao chất lượng khám chữa bệnh các tuyến, giảm quá tải bệnh viện, giảm thời gian chờ để tăng thời gian khám cho bệnh nhân; đẩy mạnh giáo dục học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hành vi, thái độ của người thầy thuốc; kịp thời nêu gương người tốt, việc tốt, thầy thuốc, điều dưỡng giỏi, gương điểm hình tiên tiến...
Nghề y là một nghề đặc biệt liên quan đến sức khỏe thậm chí đến tính mạng con người, do vậy người làm nghề y không phải chỉ giỏi về chuyên môn mà còn phải có đạo đức, có lương tâm nghề nghiệp và tinh thần trách nhiệm cao. Nhận thức được vấn đề này, trong những năm qua Bộ Y tế đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm nâng cao y đức, giao tiếp, tinh thần thái độ phục vụ của công chức, viên chức ngành y tế:
(1) Xây dựng và triển khai các văn bản, quy định tăng cường đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp
- Bộ Y tế đã xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật khác liên quan đến nghĩa vụ của cán bộ, công chức, viên chức y tế trong việc thực hiện y đức; Công văn số 7131/BYT-KCB ngày 20/10/2010 về việc thực hiện Điều 40 Luật Khám bệnh, chữa bệnh về đạo đức nghề nghiệp trong khám, chữa bệnh yêu cầu Giám đốc các Sở Y tế, Thủ trưởng Y tế các ngành, Giám đốc các Bệnh viện và Viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế triển khai thực hiện nghiêm túc đạo đức nghề nghiệp.
- Bộ trưởng Bộ Y tế đã ban hành theo thẩm quyền: Quyết định số 2088/QĐ-BYT ngày 06/11/1996 ban hành Quy định 12 Điều y đức; Quyết định số 4031/2001/QĐ-BYT ngày 27/9/2001 ban hành Quy định về chế độ giao tiếp trong các cơ sở khám chữa bệnh; Quyết định số 29/QĐ-BYT ngày 18/8/2008 ban hành Quy tắc ứng xử của cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp y tế; Chỉ thị số 03/CT-BYT ngày 01/4/2013 về tăng cường các giải pháp thực hiện tốt Quy tắc ứng xử, nâng cao đạo đức nghề nghiệp, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; Kế hoạch số 336/KH-BYT ngày 04/5/2013 chỉ đạo các đơn vị y tế trong toàn quốc tổ chức học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí minh, thực hiện tốt quy tắc ứng xử, Quy chế dân chủ, với chủ đề: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về phong cách quần chúng, dân chủ; nêu gương, nêu cao trách nhiệm gương mẫu của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp”; Thông tư 07/2014/TT-BYT hướng dẫn thực hiện Quy tắc ứng xử tạo hành lang pháp lý cao hơn về thực hành quy tắc ứng xử của y bác sỹ đối với bệnh nhân.
(2). Triển khai các hoạt động và thực hiện thanh, kiểm tra
- Thành lập bộ môn dạy Y đức trong các trường trung học, cao đẳng và đại học Y, Dược.
- Đề xuất chính sách về chế độ đãi ngộ phù hợp với lao động đặc thù của ngành Y tế (phụ cấp nghề, phụ cấp đặc thù).
- Triển khai quy trình khám bệnh tại khoa khám bệnh của bệnh viện theo Quyết địnhsố 1313/QĐ-BYT ngày 22 tháng 4 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế nhằm cải tiến quy trình và thủ tục trong khám bệnh, rút ngắn thời gian chờ, tránh gây phiền hàvà tăng sự hài lòng của người bệnh, đặc biệt đối với người bệnh bảo hiểm y tế khi đến khám tại bệnh viện.
- Phát huy vai trò của các Hội nghề nghiệp trong ngành y tế và Tổng Hội y học, Hội Điều dưỡng, Hội hộ sinh, Hội Dược..) trong việc thực hện chuẩn đạo đức nghề nghiệp, thực hiện giao tiếp ứng xử nâng cao đạo đức nghề nghiệp trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
- Củng cố và phát huy vai trò của đường dây điện thoại nóng của đơn vị nhằm ghi nhận những ý kiến phản ánh hiện tượng tiêu cực và những hành vi gây phiền hà của cán bộ y tế trong khi thi hành nhiệm vụ. Hệ thống đường dây nóng ngành y tế được tổ chức theo 3 cấp: Tại các bệnh viện: số điện thoại đường dây nóng của bệnh viện và số điện thoại của Giám đốc bệnh viện; Tại Sở Y tế: số điện thoại của Giám đốc Sở Y tế; Tại Trung ương: Số tổng đài do Bộ Y tế quản lý: 0973.306.306 và hộp thư điện tử duongdaynongyte@gmail.com. Các số điện thoại đường dây nóng sẽ được công khai tại các cơ sở khám, chữa bệnh để tiếp nhận những bức xúc liên quan tới y đức, thái độ ứng xử, thăm, khám chữa bệnh của đội ngũ y, bác sỹ.
- Tăng cường giám sát các hoạt động khám, chữa bệnh của các cơ sở và tổ chức lấy ý kiến của người bệnh và người nhà người bệnh. Triển khai Quyết định số 4332/QĐ-BYT ngày 30/10/2013 về việc hành lập đoàn kiểm tra do 5 đồng chí Thứ trưởng trực tiếp làm Trưởng đoàn, kiểm tra các hoạt động hành nghề y, dược ngoài công lập, công tác an toàn thực phẩm, y dược cổ truyền tại 10 tỉnh, thành phố lớn. Sau đó, Thanh tra Bộ, các Vụ, Cục tiếp tục tiến hành thanh tra, kiểm tra.
- Tổ chức tập huấn về Quy tắc ứng xử tại 3 miền cho Lãnh đạo Ban Chỉ đạo và Trưởng phòng Tổ chức cán bộ Sở Y tế, Y tế bộ, ngành; Giám đốc các bệnh viện tuyến tỉnh thuộc Sở; Lãnh đạo Ban chỉ đạo và Trưởng phòng Tổ chức cán bộ các đơn vị trực thuộc Bộ.
- Hướng dẫn các địa phương, đơn vị về tập huấn Quy tắc ứng xử cho 100% viên chức trong các đơn vị sự nghiệp y tế. - Chỉ đạo phối hợp chặt chẽ với Hội Điều dưỡng Việt Nam ban hành “Chuẩn đạo đức nghề nghiệp của Điều dưỡng viên Việt Nam”, và chỉ đạo các bệnh viện triển khai Chuẩn đạo đức này.
- Hàng năm phát động phong trào thi đua nhằm nâng cao đạo đức nghề nghiệp, kết hợp đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong toàn ngành Y tế, nhân dịp kỷ niệm ngày “Thầy thuốc Việt Nam”.
- Phối hợp với Công đoàn y tế Việt Nam tổ chức ký cam kết thi đua thực hiện tốt Quy tắc ứng xử. Năm 2011 - 2012, Công đoàn Y tế Việt Nam phối hợp Bộ Y tế thực hiện Kế hoạch tuyên truyền triển khai mô hình điểm về thực hiện Quy tắc ứng xử, nâng cao y đức trong 05 bệnh viện lớn tại Hà Nội, xây dựng mô hình điểm, tổ chức sơ kết, đánh giá rút kinh nghiệm.
- Tổ chức ký cam kết thi đua thực hiện tốt Quy tắc ứng xử giữa giám đốc bệnh viện với các trưởng khoa và kiểm tra, giám sát việc thực hiện của cá nhân, tập thể trong đơn vị.
- Tổ chức Hội thi Quy tắc ứng xử trong toàn ngành cho các bệnh viện từ Trung ương đến các địa phương (năm 2011-2012).
- Thực hiện các giải pháp về nhân lực, giảm quá tải bệnh viện và triển khai thực hiện nhóm giải pháp về nâng cao chế độ, chính sách đãi ngộ cho công chức, viên chức tại các bệnh viện.
- Yêu cầu đơn vị trong toàn ngành đẩy mạnh cải cách hành chính, thay đổi tác phong, lề lối làm việc, áp dụng công nghệ thông tin, thực hiện áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng ISO trong công tác cải tiến quy trình khám bệnh, chữa bệnh.
- Phát hiện và có các hình thức khen thưởng kịp thời đối với những gương sáng về y đức, đồng thời xử lý nghiêm minh những cá nhân vi phạm.
(3.) Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo thẩm quyền
Quan điểm của Bộ Y tế đối với các trường hợp vi phạm trên là xử lý nghiêm minh đúng người, đúng tội, không dung túng, bao che, tuân thủ các quy định pháp luật và thẩm quyền quản lý nhà nước.
Trong năm 2014, Bộ Y tế tiếp tục chỉ đạo các đơn vị trong toàn Ngành Y tế quyết liệt triển khai các nội dung sau:
- Tổ chức thực hiện nghiêm Nghị định số 176/2013/NĐ-CP ngày 04/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, đặc biệt là các quy định về giao tiếp giữa nhân viên y tế và người bệnh/người nhà bệnh nhân.
- Tiếp tục công tác truyền thông, giáo dục, học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong các cơ sở y tế. Tổ chức tuyên truyền, vận động công chức, viên chức, người lao động trong ngành thực hiện tốt Quy tắc ứng xử, kỹ năng giao tiếp, văn hóa công sở… Phát động các phong trào thi đua, nêu gương người tốt, việc tốt. Phối hợp với công đoàn y tế Việt Nam tổ chức ký cam kết thi đua trong toàn ngành.
Tất cả các Bệnh viện, các cơ sở y tế phải có thông báo công khai, rộng khắp khẩu hiệu: Nếu ai phát hiện cán bộ, nhân viên y tế có hành vi tiêu cực hoặc gây nhũng nhiễu đối với người bệnh thì thưởng xứng đáng cho người phát hiện, đồng thời kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc thu hồi giấy phép hành nghề của người cán bộ, nhân viên y tế vi phạm. Nếu bệnh nhân, người nhà bệnh nhân hoặc người môi giới có hành động làm cho cán bộ y tế tiêu cực hay phản ánh sai sự thật, bệnh viện được quyền phạt theo Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.
Tiếp tục phát huy hiệu quả của Đường dây nóng (qua Tổng đài Đường dây nóng của Bộ Y tế, số điện thoại 0973 306 306) trong việc xử lý những bất cập về thái độ, đạo đức nghề nghiệp của viên chức ở các bệnh viện.
- Tăng cường vai trò của người đứng đầu đơn vị: Giám đốc bệnh viện - nơi có người vi phạm quy định về y đức sẽ bị phạt hạ bậc lương, không được xét tặng các danh hiệu thi đua khen thưởng trong năm; Trưởng khoa - nơi có người vi phạm sẽ bị hạ chức hoặc chuyển công tác; các cán bộ cùng kíp làm việc với cán bộ có hành vi tiêu cực sẽ bị kỷ luật tùy theo mức độ vi phạm, gắn với việc chậm xét tăng lương.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc triển khai thực hiện ở các đơn vị, địa phương.
- Kiện toàn hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, trong đó có việc ban hành Thông tư 07/2014/TT-BYT quy định về quy tắc ứng xử của cán bộ công chức, viên chức, người lao động tại các đơn vị sự nghiệp y tế công lập. Hướng dẫn các đơn vị xây dựng và ban hành các tiêu chí về thi đua khen thưởng, xử lý các hành vi vi phạm quy tắc ứng xử; Trong năm 2013 đã xử lý nghiêm và công khai trên phương tiện thông tin đại chúng một số trường hợp vi phạm về đạo đức nghề nghiệp; chuẩn bị ban hành.
Bên cạnh đó, Bộ Y tế tiếp tục xây dựng chính sách, chế độ cho cán bộ y tế, chính sách thưởng xứng đáng cho người thầy thuốc tận tình với người bệnh, triển khai các biện pháp giảm quá tải trong các cơ sở khám, chữa bệnh, cải cách hành chính, áp dụng công nghệ thông tin, sửa đổi lề lối, tác phong làm việc ở các cơ sở khám chữa bệnh, xây dựng tiêu chí, vai trò gương mẫu của đảng viên, lãnh đạo, người đứng đầu cơ quan, đơn vị,…
2. Ngăn chặn hiện tượng nhiều sách, gây phiền hà cho người bệnh:
Bộ Y tế hiện đang đẩy mạnh việc chấn chỉnh công tác khám chữa bệnh tại các bệnh viện nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho bệnh nhân nói chung và bệnh nhân có thẻ bảo hiểm y tế nói riêng.
- Để hạn chế các hiện tượng nhiễu sách người bệnh ở các cơ sở khám chữa bệnh, Bộ Y tế đã ban hành Chỉ thị số 09/CT-BYT ngày 22/11/2013 về việc tăng cường tiếp nhận và xử lý ý kiến phản ánh của người dân về chất lượng dịch vụ khám bệnh chữa bệnh thông qua đường dây nóng, đã thiết lập và vận hành Đường dây nóng qua đầu số 0973.306.306 (từ 08/12/2013); yêu cầu tất cả các Bệnh viện, các cơ sở y tế phải có thông báo công khai, rộng khắp khẩu hiệu: Nếu ai phát hiện cán bộ, nhân viên y tế có hành vi tiêu cực hoặc gây nhũng nhiễu đối với người bệnh thì thưởng xứng đáng cho người phát hiện, đồng thời kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc thu hồi giấy phép hành nghề của người cán bộ, nhân viên y tế vi phạm. Nếu bệnh nhân, người nhà bệnh nhân hoặc người môi giới có hành động làm cho cán bộ y tế tiêu cực hay phản ánh sai sự thật, bệnh viện được quyền phạt theo Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.
Bộ Y tế cũng yêu cầu các đơn vị tăng cường vai trò của người đứng đầu đơn vị: Giám đốc bệnh viện - nơi có người vi phạm quy định về y đức sẽ bị phạt hạ bậc lương, không được xét tặng các danh hiệu thi đua khen thưởng trong năm; Trưởng khoa - nơi có người vi phạm sẽ bị hạ chức hoặc chuyển công tác; các cán bộ cùng kíp làm việc với cán bộ có hành vi tiêu cực sẽ bị kỷ luật tùy theo mức độ vi phạm, gắn với việc chậm xét tăng lương; Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc triển khai thực hiện ở các đơn vị, địa phương.
Hiện nay Bộ Y tế đang triển khai Thông tư 07/2014/TT-BYT quy định về quy tắc ứng xử của cán bộ công chức, viên chức, người lao động tại các đơn vị sự nghiệp y tế công lập. Hướng dẫn các đơn vị xây dựng và ban hành các tiêu chí về thi đua khen thưởng, xử lý các hành vi vi phạm quy tắc ứng xử.
- Về quy trình khám chữa bệnh: Bộ Y tế ban hành Quyết định số 1313/QĐ-BYT ngày 22/4/2013 về việchướng dẫn quy trình khám bệnh tại Khoa Khám bệnh của bệnh viện, nhằm cải tiến quy trình tại khoa khám bệnh của các bệnh viện. Quyết định 1313/QĐ-BYT đã thúc đẩy các bệnh viện cần phải cải tiến quy trình khám bệnh, cắt giảm bớt những thủ tục, công đoạn không cần thiết nhằm mục tiêu giảm thời gian chờ đợi của người bệnh. Qua kết quả khảo sát sơ bộ, sau khi các đơn vị áp dụng quy trình khám bệnh tại Khoa Khám bệnh đã rút ngắn thời gian chờ đợi từ 4-7 giờ xuống trung bình còn 2-4 giờ, tùy theo các hình thức và loại dịch vụ khám bệnh, giảm phiền hà và tăng sự hài lòng của người bệnh.
D. Vấn đề Dioxin:
1. Về giải quyết các hồ sơ tồn đọng liên quan đến dioxin:
Điều 5 của Thông tư liên tịch số 41/2013/TTLT- BYT-BLĐTBXH hướng dẫn khám giám định bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hóa học đối với người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ đã quy định về thành phần Hồ sơ khám giám định y khoa; và giao Ngành Lao động – Thương binh - Xã hội chủ trì, phối hợp cùng ngành y tế để hướng dẫn đối tượng hoàn thiện Hồ sơ theo quy định;
2. Về ban hành danh mục bệnh, tật, dị dạng, dị tật liên quan đến phơi nhiễm chất độc hóa học dioxin
Thực hiện sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc giao Bộ Y tế “Ban hành tiêu chí (sửa đổi) để xác định đối tượng là nạn nhân chất độc da cam/dioxin”, Bộ Y tế đã tiến hành xây dựng Danh mục bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hóa học/dioxin, để trên cơ sở đó, xây dựng Tiêu chí.
Ngày 18 tháng 11 năm 2013, Liên Bộ Y tế, Lao động thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư số 41/2013/TTLT- BYT-BLĐTBXH về Hướng dẫn khám giám định bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hóa học đối với người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ, tại Điều 2 Thông tư này đã quy định danh mục bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hóa học/dioxin.
Trước đó, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 1488/QĐ-BYT ngày 04 tháng 5 năm 2012 về việc phê duyệt Tài liệu chuyên môn hướng dẫn chẩn đoán bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hóa học/dioxin, đồng thời Bộ Y tế đã có nhiều văn bản gửi cho Giám đốc Sở Y tế và Giám đốc các Bệnh viện để đôn đốc, nhắc nhở, chấn chỉnh nhằm tăng cường quản lý khám, xác nhận bệnh, tật liên quan tới phơi nhiễm với chất độc hóa học/dioxin được ban hành kèm theo Quyết định số 09/2008/QĐ-BYT, trong các văn bản này đã quy định rõ:
- Trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn hàng ngày, bác sỹ điều trị cần khám lâm sàng cẩn thận, chỉ định làm các xét nghiệm phù hợp theo đúng quy chế chuyên môn, chẩn đoán đúng bệnh, tật, đặc biệt lưu ý những bệnh, tật, dị dạng, dị tật nằm trong danh mục bệnh, tật, dị dạng, dị tật ban hành kèm theo Quyết định số 09/2008/QĐ-BYT ngày 20/02/2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế (Quyết định số 09). Những ca bệnh còn nghi ngờ, hoặc khó chẩn đoán cần tổ chức hội chẩn để xác định từng bệnh, từng trường hợp cụ thể và bác sỹ chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả chẩn đoán bệnh, tật của mình.
- Yêu cầu Thủ trưởng Đơn vị hoặc cấp phó ký tên, đóng dấu của Đơn vị vào Giấy ra viện, hoặc Giấy trích sao bệnh án cho những bệnh nhân được chẩn đoán bị mắc bệnh, tật, dị dạng, dị tật có tên trong danh mục bệnh, tật, dị dạng, dị tật ban hành kèm theo Quyết định số 09 (không ủy quyền cho cấp dưới) và phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc cấp Giấy ra viện, hoặc Giấy trích sao bệnh án của Đơn vị mình.
Administrator
Từ khóa » Nơi Kcbbđ 92001
-
Tra Cứu Mã Cơ Sở Khám Chữa Bệnh Tỉnh Cần Thơ
-
Ngày đủ 5 Năm Liên Tục - Bảo Hiểm Xã Hội Việt Nam
-
Bảo Hiểm Xã Hội - Bảo Hiểm Y Tế - Bảo Hiểm Thất Nghiệp
-
Sổ Khám Bệnh Mau So Kham Benh - 123doc
-
Question - All Items - Quốc Hội
-
Thủ Tục Hành Chính Thuộc Thẩm Quyền Giải Quyết Của Bảo Hiểm Xã ...
-
Công Văn 1885/BHXH-CSYT Của Bảo Hiểm Xã Hội Việt Nam Về Việc ...
-
[PDF] Số 212 2006/QĐ - BQP
-
[PDF] CẨM NANG - ĐI VIỆN - Quản Lý Chất Lượng Và An Toàn Người Bệnh
-
[DOC] 37. QD 1055_QD-BHXH_c
-
CHÚNG TÔI YÊU CẦU - Báo Người Lao động
-
Duyệt Quy Hoạch đầu Tư Xây Dựng, Cải Tạo, Nâng Cấp Cơ Sở ... - Hà Tây
-
Bảo Hiểm Xã Hội - Thư Viện Pháp Luật