Về Làng Diềm Nghe Sự Tích đền Cùng Giếng Ngọc
Có thể bạn quan tâm
Du lịch Bắc Ninh, ai về làng Diềm đều thích thú với cảnh làng quê đặc trưng của Bắc Bộ, nơi đó có cây đa, giếng nước, mái đình, có con sông nhỏ và cánh đồng trải dài. Không chỉ thế, làng Diềm còn nổi tiếng với món bánh khúc trứ danh được giới thiệu ra toàn thế giới. Đặc biệt hơn nữa, làng Diềm còn đẹp với đền Cùng giếng Ngọc đầy nét bí ẩn lôi cuốn.
- Về Bắc Ninh ghé thăm đình Đồng Kỵ
- Vẻ vang đình Diềm Bắc Ninh
- Độc đáo làng gốm Phù Lãng
1. Đền Cùng
Đền Cùng thuộc địa phận làng Viêm Xá (còn gọi là làng Diềm), xã Hòa Long, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh là chốn địa linh, hiển ứng thờ Mẫu Tam Phủ từ ngàn xưa. Mẫu ở đây là hóa thân của rừng núi, đất trời, sông biển. Người đã tạo ra và che chở cho sự sống muôn loài. Việc thờ Mẫu linh thiêng là biểu trưng cho nét đẹp tinh thần của người Việt thể hiện lòng biết ơn như cây có cội, như sông có nguồn, như cá về với nước, như con về với mẹ. Tín ngưỡng thờ Mẫu với tất cả sự linh thiêng và ý nghĩa đã trở thành bản sắc văn hóa độc đáo của người Việt bao đời. “Dù ai đi lễ bốn phương. Không bằng linh hiển thắp hương đền Cùng”.
Tương truyền rằng, Hoàng hậu ngủ mơ thấy đôi cá chép vàng, rồi bà có thai, sinh đôi gái tuyệt sắc. Vua Lý Thánh Tông đặt tên hai con là Ngọc Dung và Thủy Tiên. Càng lớn, hai công chúa càng đẹp. Hai nàng thi nhau đẹp, đẹp đến đổ nước nghiêng thành. Là con gái, nhưng cả hai người đều dũng cảm chẳng kém gì đấng nam nhi quân tử. Làng Diềm có một dãy núi, gọi là núi Kim Lĩnh. Dưới chân núi có một kho thóc lúa và của cải của triều đình. Ngày ấy, vùng này còn rất hoang vu. Đêm đêm, thú dữ về quấy phá kho của triều đình, quấy phá dân lành. Nghe thế, hai nàng công chúa bèn xin với vua cha cho về làng Diềm giữ yên cuộc sống của dân làng và bảo vệ kho đụn, gọi là thủ khố ngân sơn. Sự có mặt của hai nàng công chúa văn võ song toàn, kho đụn của triều đình được vẹn toàn. Dân làng được hưởng thái bình, yên vui sản xuất. Nhưng rồi chả hiểu vì sao, nhằm tiết thanh minh, ngày ba tháng ba, hai nàng rủ nhau hướng về kinh thành quỳ lạy vua cha ba lạy mà rằng: “Chúng con xin mãi mãi ở lại chốn thôn lương này để giúp đỡ dân lành”. Nói xong, hai nàng hóa luôn thành đôi cá chép vàng. Để ghi ơn hai người, dân làng Diềm lập đền thờ, gọi là đền Cùng. Đặng, họ khoét đất trũng xuống một vùng làm thành cái giếng, khơi nguồn cho đôi cá thần ngự du. Giếng ấy, gọi là giếng Ngọc.
Với những câu chuyện nhiệm màu, linh thiêng được kể bao đời, đền Cùng giếng Ngọc là điểm đến tâm linh thu hút dòng khách thập phương từ muôn nơi đổ về, nhất là dịp đầu xuân năm mới.
2. Sự tích về đền Cùng giếng Ngọc
Theo người dân kể lại : ” vào thời vua Lý Thánh Tông trị vì, một đêm trời trong xanh gió mát, hoàng hậu đang nằm ngủ chợt thấy ánh hào quang rọi sáng khắp nhà. Từ trong ánh hào quang ấy, có hai con cá chép vàng hiện ra xin được đầu thai làm người. Không lâu sau đó, hoàng hậu có thai rồi sinh hạ được hai công chúa xinh xắn đặt tên là Ngọc Dong và Thủy Tiên. Hai nàng càng lớn càng xinh đẹp, lộng lẫy, tới tuổi xuân thì, không những nổi tiếng xinh đẹp mà hai nàng công chúa còn vang truyền thiên hạ với tài trí của bậc quân tử. Bấy giờ ở vùng núi Kim Lĩnh làng Diềm ngày nay, rất hoang sơ và nhiều thú dữ. Hai nàng xin phép vua cha cho về đó để diệt trừ hậu họa giúp dân làng. Sau khi vua Lý tận dụng một hang động lớn dưới chân dãy núi Kim Lĩnh để làm kho quân lương, hai nàng liền tự nguyện xin được trông nom, quản lí kho quân lương đó. Rồi ngày tiết thanh minh (3/3 âm lịch) năm nọ, hai nàng cùng quỳ xuống quay đầu về hướng kinh thành lạy tạ và xin vua cha được ở lại vùng núi Kim Lĩnh.
Ngay sau đó hai nàng công chúa hóa thành hai chú cá vàng, nơi hai nàng quỳ lạy biến thành một cái giếng có hình bán nguyệt mà ngày nay người dân gọi là giếng Ngọc. Để tưởng nhớ công ơn hai nàng công chúa, dân làng Diềm lập đền thờ ở ngay chính nền kho quân lương dưới chân núi Kim Lĩnh và đặt tên là đền Cùng”. Đố là truyền thuyết làm tăng thêm phần kỳ bí cho giếng Ngọc. Trên thực tế giếng ngọc đã có từ rất lâu. Là sự tạo hoá của thiên nhiên từ lòng đá núi tạo thành từ những lớp đá ong phủ vàng. Theo như các cụ kể lại từ rất lâu rùi đã có giếng. Sau này những năm chiến tranh bộ đội về đóng quân giúp dân tu bổ quy hoạch lại. Nay vẫn còn bia đá ghi lại. Giêng được kết thành từ những khối đá lớn xếp chồng lên nhau. Tao ra 1 hang động lớn ở dưới tầng sâu nhất. Cũng không ai biết độ sâu của hang và dẫn đi đâu. Vì bên trong tối và lạnh. Tầng dưới nhất này sâu khoảng hơn 2 mét. Được phân bậc bởi 4 cây gỗ lim to được lấy từ núi của làng. Tầng thứ 2 của giếng được xếp bằng những tảng đá to xếp kín lại tạo thành 3 bậc. Cũng không biết là dùng gì kết dính những tảng đá này. Nhưng rất chắc chắn.
Tầng trên cùng được xếp bằng gạch chỉ tạo thành 9 bậc để thuận tiện cho việc lấy nước của người dân, bên trên được xây thành bờ cao khoảng 1,2m xung quanh. Dòng nước trong xanh và mát ngọt của giếng đá mẹ đã được người dân sử dụng trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngay. Tất cả những người con của làng đều được uông dòng nươc mát này. Cũng có người cho rằng nhờ uống nước giếng ngọc nên người dân làng Diềm có giọng nói khác biệt với dân vùng xung quanh. Ai đã từng nghe tiếng làng Diềm thì đây cũng là cách để nhận ra người Làng Diềm đơn giản nhất. Dù là dòng nước trong mát ngọt lành như thế nhưng không phải các sinh vật có thể thich nghi được, ngoài 7 ông cá chép vàng. Đã có nhà nghiên cứu về thử thả rùa và loại cá khác. Nhưng chẳng được mấy ngày đã không thể thick nghi được môi trường này. Ngoài ra trong làng còn có sự tích về Sự 7 ông cá theo tương truyền đó là hoá thân của 7 nàng tiên nữ đã giáng trần và xin ở lại trần gian. Hoá thân thành cá chép vàng để bảo vệ giúp đỡ dân làng. Còn trên thực tế thì sau trận lụt lịch sử mọi người lo chạy lụt cũng chẳng còn ai để ý đên giếng làng. Sau khi nước rút. Người dân tát và vệ sinh giếng. Điều bất ngờ là 7 ông cá đã không theo dòng nước lũ đi mà vẫn ở lại trong giếng Ngọc. Nói tới sự linh thiêng của giếng ngọc thì chưa có bằng chứng cụ thể. Nhưng có rất nhiều điều diệu kỳ mà không ít người đã cầu được sự phù hộ của giêng thiêng. Các cụ có câu: “Có thờ có thiêng, có kiêng co lành”.
Có một điều kỳ lạ mà người dân làng Diềm không thể lý giải được là rất nhiều năm hạn hán khủng khiếp, các giếng nước trong làng Diềm cạn không còn lấy một giọt, nhưng ở giếng Ngọc nước luôn trong vắt không vơi đi một cắc. Với người dân làng Diềm, giếng Ngọc là nơi linh thiêng, đàn bà con gái “đến tháng” không bao giờ được bén mảng tới múc nước, nếu ai vẫn cố tình đến gần giếng lập tức nước chuyển màu vẩn đục ngay. Theo những cụ bà cao tuổi trong làng kể lại, thì nước giếng Ngọc con gái làng Diềm dùng để gội đầu thì tóc mềm mượt như mây. Đàn ông dùng nước giếng Ngọc để pha trà thì nước trà luôn thơm, xanh, ngọt hơn hẳn khi pha với các thứ nước khác. Người dân làng Diềm giờ vẫn hay truyền miệng nhau câu ca dao: “Nước giếng Ngọc pha trà Tân Cương/ Như tình Kim Trọng bén duyên Thúy Kiều”. Điều kỳ lạ khiến giếng Ngọc trở nên huyền bí, linh thiêng như hiện nay là sự có mặt của ba “ông cá” thần. Hỏi thăm ba ông cá thần ở giếng Ngọc, mấy bà già trông coi đền Cùng ngân ngấn lệ cho hay, lần tát giếng Ngọc ngày 3/3 âm lịch vừa qua, một ông cá thần không may gặp nạn đã về trời nên giờ chỉ còn lại hai ông. Xác của ông được dân làng an táng ngay bên cạnh giếng Ngọc và lập bát hương thờ.
Trong giếng Ngọc, thấy hai ông cá thần lúc nào cũng nhẹ nhàng thướt tha như hai nàng thiếu nữ. Cho đến tận bây giờ, hai ông cá thần còn lại ở giếng Ngọc là giống cá gì vẫn chưa ai có thể lý giải được. Trải qua không biết bao nhiêu thăng trầm với người dân làng Diềm, tuy nhiên ba ông cá thần vẫn một lòng thủy chung với giếng Ngọc mà chưa hề rời xa. Có những trận lũ lịch sử vào các năm 1945, 1968 và 1971 khiến làng Diềm, trong đó có giếng Ngọc ngập sâu dưới cả chục mét nước, nhưng tuyệt nhiên ba ông cá vẫn ở lại trong giếng chứ không dời đi đâu. Theo lời kể của bà lão trông coi đền cùng, có một điều rất lạ là ngoài ba ông cá thần ra không một loài vật nào có thể sống trong giếng Ngọc. Vào những dịp rằm tháng Giêng, rất nhiều người dân từ nơi khác đem thả trộm cá chép và rùa xuống giếng Ngọc, nhưng chỉ được vài tiếng là lũ cá mới thả xuống cứ ngớp lên mặt nước rồi ngửa bụng chết. Riêng lũ rùa chỉ mắt trước, mắt sau là bò lổm ngổm chạy thẳng ra cái ao làng gần đó. Cũng chính bởi sự linh thiêng, vào ngày lễ hội Vua Bà làng Diềm, người dân lấy nước ở giếng Ngọc để thờ cúng. Sự tích về giếng Ngọc và ba ông cá đến nay vẫn còn là một bí ấn khó lý giải, nhưng chính điều đó làm tăng thêm sự linh thiêng và thu hút du khách gần xa về du lịch Bắc Ninh, thưởng ngoạn làng Diềm. Ngày nay, về đền Cùng, theo kinh nghiệm du lịch Bắc Ninh, ai cũng mang theo một chai nhỏ để đựng nước thần sau khi thành tâm thắp nén hương thơm lên bàn thờ Mẫu.
Tags: phuong tien giao thong, diem du lich bac ninh, khach san bac ninh, dac san bac ninh
Từ khóa » đền Giếng
-
Đền Giếng Phú Thọ | Du Lịch Việt Trì - Dulich24
-
Về Bắc Ninh Thăm Đền Cùng - Giếng Ngọc
-
Đền Giếng Bắc Ninh
-
Đền Cùng - Giếng Ngọc - Cổng Thông Tin điện Tử Tỉnh Bắc Ninh
-
Đền Giếng ở Đền Hùng Thờ Ai Vị Nào? - Đức Vinh Travel
-
Tin Nhanh Bắc Ninh: Đền Cùng – Giếng Ngọc, Chốn Tâm Linh ... - VOV
-
Đền Giếng (Tp. Việt Trì, Phú Thọ) - Chốn Thiêng
-
Đến Bắc Ninh Nghe Chuyện Lạ Về Giếng Ngọc Làng Diềm - VnExpress
-
Đền Cùng Giếng Ngọc Thờ Ai? Những Lưu ý Khi Tham Quan Đền Cùng
-
Đến Đền Cùng - Giếng Ngọc Cầu Gì? Tìm Hiểu Ngay - XIMGO
-
Đền Cùng Giếng Ngọc: Công đức 2 Công Chúa Của Vua Hùng
-
Tập Tin:Đền Hùng, Đền Giếg – Wikipedia Tiếng Việt
-
Ngã Năm Đền Giếng - Điểm Nhấn Của Khu Di Tích Lịch Sử Đền Hùng
-
ĐỀN GIẾNG
-
Đền Giếng - Đài Phát Thanh Và Truyền Hình Bắc Ninh
-
Xếp Hàng Dài Vào Đền Cùng, Xin Nước ở Giếng Ngọc "không Bao ...