Về Mối U Tình Của Tào Thực Với Người Chị Dâu - Thi Viện

Thi Viện ×
  • Tên tác giả/dịch giả
  • Tên bài thơ @Tên tác giả
  • Nội dung bài thơ @Tên tác giả
  • Tên nhóm bài thơ @Tên tác giả
  • Tên chủ đề diễn đàn
  • Tìm với Google
Toggle navigation
  • Tác giả
    • Danh sách tác giả
    • Tác giả Việt Nam
    • Tác giả Trung Quốc
    • Tác giả Nga
    • Danh sách nước
    • Danh sách nhóm bài thơ
    • Thêm tác giả...
  • Thơ
    • Các chuyên mục
    • Tìm thơ...
    • Thơ Việt Nam
    • Cổ thi Việt Nam
    • Thơ Việt Nam hiện đại
    • Thơ Trung Quốc
    • Đường thi
    • Thơ Đường luật
    • Tống từ
    • Thêm bài thơ...
  • Tham gia
    • Diễn đàn
    • Các chủ đề mới
    • Các chủ đề có bài mới
    • Tìm bài viết...
    • Thơ thành viên
    • Danh sách nhóm
    • Danh sách thơ
  • Khác
    • Chính sách bảo mật thông tin
    • Thống kê
    • Danh sách thành viên
    • Từ điển Hán Việt trực tuyến
    • Đổi mã font tiếng Việt
Đăng nhập ×

Đăng nhập

Tên đăng nhập: Mật khẩu: Nhớ đăng nhập Đăng nhập Quên mật khẩu? Đăng nhập bằng Facebook Đăng ký 35.00
  • Chia sẻ trên Facebook
  • In bài

Một số bài viết liên quan

- Phân tích bài thơ Nhớ rừng- Triết lý nhân sinh của Trương Đăng Dung bên “Những bức tường”- Bình luận bài thơ “Tiếng thu”- Phân tích bài thơ “Ngắm trăng”- Bình luận bài thơ “Cho một người” của Anh Ngọc Đăng bởi tôn tiền tử vào 09/06/2019 23:13Lăng ba vi bộ 淩波微步Trong tiểu thuyết võ hiệp Thiên long bát bộ của Kim Dung, nhân vật Đoàn Dự có thế võ khinh công tuyệt kỹ gọi là Lăng ba vi bộ.Thật ra, bốn chữ này không phải do Kim Dung sáng tạo ra, mà ông đã mượn bốn chữ này trong một bài phú nổi tiếng lãng mạn trữ tình, được các văn học giả Trung Quốc xưng tụng là bài phú kiệt tác của thời nhà Nguỵ đời Tam Quốc, tức là bài Cảm chân phú do Trần Tư Vương Tào Thực, một đại văn hào tài hoa phóng khoáng viết ra vào năm 223.Có nhà phê bình văn học cho rằng thông qua nữ thần sông Lạc, tác giả đã sử dụng nhiều mỹ từ, trí tưởng tượng phong phú, kể lại sự tương ngộ lãng mạng trong mơ của ông với Mật Phi, vị nữ thần của sông Lạc, từ vóc dáng tiêu sái thoát tục, phẩm hạnh đoan chính trang nhã, bước đi uyển chuyển nhẹ nhàng, đến chuyện tác giả được nữ thần đem gối đầu ra tặng, và nỗi lòng tương tư thương nhớ của ông khi hai người chia tay nhau, mà về sau có người cho đó, chính là hình ảnh của Chân thị, người chị dâu, vợ Nguỵ Văn Đế Tào Phi, mà ông đã đem hết lòng ngưỡng mộ.Bài phú này cũng trở thành đề tài tranh luận lâu đời về mối u tình của ông với Chân hoàng hậu.Ở đây tôi chỉ xin trích một đoạn ngắn, trong bài phú, đó là lời Tào Thực kể lại cho người đánh xe ngựa của mình, về thể thái, dáng đi, điệu bộ, sắc diện của Nữ thần sông Lạc mà ông đã mơ thấy:
休迅飛鳧,飄忽若神,淩波微步,羅襪生塵。動無常則,若危 若安。進止難期,若往若還。轉眄流精,光潤玉顏。含辭未吐,氣若幽蘭。華容婀娜,令我忘餐。Hưu tấn phi phù, Phiêu hốt như thần, Lăng ba vi bộ, la mạt sinh trần,động vô thường tắc, nhược nguy nhược an, tiến chỉ nan kỳ, nhược vãng nhược hoàn, chuyển miện lưu tinh, quang nhuận ngọc nhan, hàm từ vị thổ, khí như u lan, hoa dung a na, lịnh ngã vong san.Tạm dịch:Nàng (tức nữ thần Lạc thuỷ) có vóc dáng nhẹ nhàng như ngỗng trời bay, ẩn hiện vô thường, biến ảo quỷ xuất thần một. Chân lướt trên sóng, đi những bước nhanh nhẹn nhỏ bé, tiến về phía ta, làm bụi nước bay lên bám vớ lụa như những giọt thuỷ châu.Hành vi, cử chỉ,đều lạ kỳ không chuẩn mực. Tưởng như hấp tấp, mà hoá ra nhàn nhã. Tiến thoái, động tĩnh đều như không định trước.Có lúc, ta tưởng nàng như sắp dời xa mà hoá ra lại gần. Rồi nàng đưa mắt nhìn ta, dung nhan như ngọc nhuận, ôn hoà mà thanh khiết.Miệng như muốn nói, mà e ấp thẹn thù. Hương thơm như u lan tán phát. Phong thái yêu kiều khả ái, khiến lòng ta đắm đuối si mê, quên ăn mất ngủ.
Mấy chữ “Lăng ba vi bộ” 凌波微步, trong bài phú này đã được Kim Dung mượn để đặt tên cho miếng võ khinh công trấn môn, tuyệt kỹ của Đoàn Dự trong Thiên long bát bộ như trên đã trình bầy.Thực tế, trong võ thuật, không hề có thế võ nào mang tên là “Thiên long bát bộ”. Đây là chữ, là ngôn ngữ, của Tào Thực. Cũng thế, Đoàn Dự trong Thiên long bát bộ, cũng chỉ là một nhân vật “ảo”, của Kim Dung. Nhân vật “thật”, Đoàn Dự, là một hoàng đế của nước Đại Lý, như đã trình bầy ở trên.Bối cảnh Tào Thực viết Cảm chân phúCác nhà nghiên cứu văn học sử Trung Quốc thường chia tác phẩm văn học của Tào Thực làm hai thời kỳ: tiền kỳ và hậu kỳ.Vào tiền kỳ, Tào Phi với Tào Thực là những nhân vật chủ yếu tập đoàn văn nhân của Nghiệp Thành, chuyên du sơn ngoạn thuỷ, làm thơ ngâm vịnh, viết những bài văn, bài phú nói lên cái lý tưởng chính trị của mình, khai sinh ra những tác phẩm phản ánh những tình thế động đãng thời cục, những nỗi cực khổ trong đời sống của nhân dân.Còn về thời hậu kỳ, chủ yếu thơ văn của Tào Thực đa số mô tả nỗi bi phẫn, uất ức do ông bị người anh là Tào Phi tìm cách chèn ép bách hại. Bài Cảm chân phú là đại biểu tác phẩm của ông thời kỳ thứ hai này.Bài Cảm chân phú được các nhà phê bình văn học Trung Quốc xưng tụng là một tác phẩm kiệt xuất của Tào Thực, nếu đem so sánh với bài Cửu ca của Khuất Nguyên thì có thể ngang ngửa. Bài phú này là bài phú đại biểu cho thời kỳ văn học Kiến An.Theo bài tự của tác giả trong sách Văn tuyển, thì vào năm Hoàng Sơ tam niên, tức năm 222, tác giả từ kinh sư trở về phong địa, trên đường đậu thuyền nghỉ đêm bên bờ sông Lạc, đã thông qua sự tưởng tượng mộng ảo, cấu tứ ly kỳ, lời văn mỹ lệ, viết bài Cảm chân phú, mô tả sự tương ngộ của tác giả với nữ thần sông Lạc là Mật phi, rồi hai người yêu nhau, nhưng cuối cùng, vì “thần” và “người” khác biệt nhau, không thể sống với nhau được, đành phải chia ly đau sót.Cảm chân phú tuy chịu ảnh hưởng của Thần nữ phú của Tống Ngọc nhưng về kỹ thuật thì tỷ dụ sinh động, tiến bộ, đẹp đẽ hơn. Tình tiết như sóng gợi dạt dào, lúc lên lúc xuống. Ngôn ngữ cấu tứ ly kỳ diễm tuyệt, người đọc xong vẫn còn cảm thấy dư vận lan man bất tận.Có thuyết cho rằng Tào Thực viết Cảm chân phú là vì thương nhớ nàng Chân thị, người chị dâu, vợ Tào Phi. Sau đó hơn bốn trăm năm, vào năm Hiển Khánh tam niên, đời Đường Cao Tông, tức năm 658, Lý Thiện, một văn học gia đời Đường, làm chú giải sách Văn tuyển có viết như sau:
Đông A Vương (Tào Thực) cuối đời nhà Hán muốn lấy con gái Chân Dật (tức Chân thị) nhưng không toại nguyện. Khi Tào Tháo hồi binh, đem Chân thị gả cho Ngũ quan trung lang tướng Tào Phi, khiến cho Tào Thực hết sức bất bình. Ngày đêm tơ tưởng, đến bỏ cả ăn ngủ.Sau khi Chân thị chết được hai năm, đến năm Hoàng Sơ tứ niên, tức năm 223, Tào Thực đến Lạc Dương để triều kiến Nguỵ Văn Đế Tào Phi. Phi có lẽ như hối hận, sai con là Thái tử là Tào Duệ, người con do Chân thị sinh ra, mở tiệc và bồi tiếp Tào Thực. Tào Thực nhìn thấy cháu, tưởng nhớ đến Chân thị, lòng đau sót miên man. Bất giác rơi lệ.Sau bữa ăn, Tào Thực được Tào Phi ban cho di vật của Chân thị. Đó là một chiếc gối đầu có dát ngọc và đai bằng vàng. Tào Thực mang chiếc gối đầu của người Chân thị trở về phong địa của mình. Trên đường về, Thực đậu thuyền bên bờ sông Lạc. Nhân vì lòng quá bi thống thương nhớ Chân thị, lại thêm đường trường lao luỵ mệt mỏi, thần trí mông lung hoảng hốt, đứng ngồi không yên, Tào Thực bỗng mơ màng cảm thấy bóng Chân thị yểu điệu thướt tha từ xa lướt gió xuất hiện, nói: “Lòng thiếp vốn phó thác cho chàng, mà không được toại nguyện. Chiếc gối đầu này là của thiếp mang theo khi lấy Ngũ quan trung lang tướng (chức của Tào Phi khi chưa cướp ngôi nhà Hán), nay xin hiến tặng chàng”. Sau đó nàng sai người đem châu báu tặng cho Thực. Thực cũng đem ngọc bội tặng lại. Rồi cùng nhau hoan lạc. Cả hai vừa xót xa vừa bi thống. Xong thì biến đi.Lúc Tào Thực hoảng hốt tình dậy. Té ra chỉ là một giấc Nam Kha. Khi về đến phong địa của mình ở Chân Thành, hình ảnh tao ngộ trong mộng với Chân thị bên bờ sông Lạc vẫn còn làm cảm kích, tâm hồn, đầu óc Tào Thực, lại thêm văn tứ dồi dào, nhân thế, Tào Thực mới viết Cảm chân phú 感甄賦.Về sau, Nguỵ Minh Đế Tào Duệ, con của Chân thị, lên nối nghiệp Tào Phi, tránh tiếng cho mẹ, mới đổi Cảm chân phú thành Lạc thần phú 洛神賦.
Từ bài viết của Lý Thiện, người đời sau mới đặt thành nghi vấn Tào Thực vì quá yêu Chân thị mà viết Lạc thần phú.Phải chăng vì yêu người chị dâu mà Tào Thực viết Lạc thần phú?Sau khi bài Lạc thần phú ra đời khoảng 300 năm, đến đời nhà Lương, con của Lương Võ Đế, là Thái tử Tiêu Thống, cùng với các văn nhân đương thời soạn một tuyển tập thi văn đầu tiên của Trung Quốc, đem bài Cảm chân phú của Tào Thực, xếp vào hạng “tình loại”. Rồi mãi đến thời nhà Đường, Lý Thiện, như đã thuật ở trên, viết chú dẫn về Văn tuyển, thuật lại Tào Thực có ý muốn lấy Chân thị, không thành, đến nỗi bỏ ăn mất ngủ. Rồi sau, Tào Phi lại đem gối đầu của Chân thị ban cho Tào Thực.Như vậy, có thật Tào Thực vì yêu người chị dâu họ Chân của mình mà viết Cảm chân phú không?Câu hỏi này đã trở thành một đề tài tranh luận kéo dài cả ngàn năm nay, vẫn chưa có câu trả lời dứt khoát.Trên diễn đàn văn học Trung Quốc, có hai quan điểm chống đối lẫn nhau.– Những lý luận phủ nhận Tào Thực yêu Chân hậuChân thị là vợ Tào Phi, mà Tào Thực là em của Tào Phi. Em mà dám ngang nhiên yêu chị dâu mình, cho dù yêu lén, đứng về mặt đạo lý “anh em”, đó là điều bất nghĩa. Đứng về mặt quân thần, đó là điều “bất trung”, một tội mà cổ nhân thường gọi là “đại nghịch bất đạo”. Dựa trên lý luận như thế, các nhà nho xưa, nổi tiếng trên diễn đàn văn học đã đua nhau đứng lên phản bác, đả kích.Đại khái, những lập luận của phe phản đối có thể tóm vào những điểm sau đây:1 - Bản chú thích Văn tuyển của Lý Thiện, không có lời chú dẫn như trên đây, mà do Vưu Mậu, người đời Tống nhầm lẫn khi san đính lại.2 - Không thể nào có khả năng xẩy ra việc Tào Thực yêu chị dâu mình được. Tào Thực phải lo giữ “thủ cấp” của mình, không thể có đủ can đảm dám viết một cách bộc bạch rõ ràng nỗi “Cảm nhớ Chân hậu”, vì khi đó Tào Thực đang bị Tào Phi ép bức, nhân có sự tranh chấp về quyền hành chính trị và quyền nối ngôi báu.3 - Làm em mà muốn chiếm vợ của anh mình, đó là hành vi ô nhục của cầm thú. Vả, kẻ làm anh (Tào Phi) lẽ nào an nhiên để cho em làm bôi nhọ vợ mình sao? Rồi kẻ làm con (Tào Duệ Nguỵ Minh Đế), lẽ nào lại an nhiên chịu để cho người chú ruột làm mất danh dự của mẹ mình sao? Nên Tào Duệ đã đổi tên bài phú từ Cảm chân phú thành Lạc thần phú! Vả lại chữ Chân còn có nghĩa là Chân Thành, phong địa của Tào Thực.4 - Khi làm chú giải Văn tuyển, Lý Thiện thuật lại rằng Tào Phi đem chiếc gối đầu của Chân thị đưa cho Tào Thực coi, rồi đem gối đó ban cho Tào Thực, đó chẳng qua chỉ là một sự bịa đặt, không hợp lý, cho dù “lão lý đình dù” cũng chẳng làm, huống hồ là một bậc văn nhã vương hầu như Tào Thực.5 - Tào Thực sinh năm 192 CN; còn Chân thị sinh năm 182 CN, luận về tuổi tác thì Tào Thực ít hơn Chân Thị 10 tuổi, khó có khả năng Tào Thực, lúc 12 tuổi cầu xin cha mình là Tào Tháo, cưới một người thiếu phụ đã 20 tuổi, đã có chồng (tức Viên Hy), để làm vợ.Do Lạc thần phú là một bài phú hay, có nhiều ảnh hưởng trên văn đàn, thêm vào đó là sự cảm động về bi kịch luyến ái của Chân thị và Tào Thực, nên người đời truyền tụng bảo nhau, và nhất định coi là nữ thần Lạc thuỷ là Chân thị.- Những lý luận đồng tình cho Tào Thực viết Lạc thần phú là vì yêu Chân hậuNăm 204, sau khi Tào Tháo phá vỡ Nghiệp Thành, Tào Phi lấy được Chân thị, Tào Tháo chẳng những không được nghỉ ngơi, mà còn vất vả hơn vì phải lo sửa soạn chiến tranh, chinh phục miền nam. Tự nhiên, Tào Phi ở địa vị là con trưởng cũng vì thế, luôn thường phải xa nhà, đi ra chiến trường. Vì thế, Chân thị trở thành phòng không lạnh giá.Trái lại, Tào Thực còn ít tuổi, bản tính lại không thích chiến tranh giết chóc. Vì được ở nhà, Tào Thực thường có cơ hội ở bên người chị dâu Chân thị, tình cảm dần dần sinh sôi nẩy nở. Lúc đó Chân thị mới có 20 tuổi. Tào Thực mới lên mười. Rồi thời gian trôi đi, Tào Thực cũng trưởng đại dần, dù có đem lòng yêu người chị dâu có nhan sắc “phong hoa tuyệt đại”, biến nàng thành nữ thần trong tâm hồn của mình, là một điều rất có khả năng xẩy ra.Tài tử giai nhân, từ ngàn xưa muôn đời vốn là hay duyên nợ. Vả lại, người đời thường có câu nói: “Yêu nhau ai tính tuổi bao giờ”. Ngoài ra, đứng về mặt ái tình tâm lý, chẳng có gì để quả quyết khẳng định rằng vì cách biệt tuổi tác thì không thể yêu nhau được. Bằng cớ, ngay Tào Phi cũng kém Chân hậu năm tuổi, mà vẫn lấy Chân hậu làm vợ.Và nhà thơ Hoàng Cầm, ông đã chẳng từng kể lại rằng lúc chỉ mới 12 tuổi, ông đã phải lòng, yêu một cô láng giềng xinh đẹp lớn hơn mình 8 tuổi. Rồi vất vả ngược xuôi. Từ đồng chiều cuống dạ. Đến nắng vãn bên sông. Ông cố đi tìm một thứ lá gọi là Lá diêu bông, không biết là lá gì, để mong được làm chồng người chị hàng xóm xinh đẹp đó. Nhưng khi tìm được lá rồi, thì người chị hàng xóm đã đi lấy chồng. Ông tiếc công mình, chỉ biết buông tiếng thở dài não nuột:
Diêu Bông hời! Ới Diêu Bông!
Và, bài thơ Lá diêu bông được ra đời năm 1959, trở thành một bài thơ được nhiều người yêu thích ngâm ngợi, và được nhiều nhạc sĩ phổ thành những bản nhạc trữ tình, thật đẹp.Nhưng nhắc đến Lạc thần phú, tất nhiên không thể không nhắc đến “chủ nhân công”, những nhân vật chính, của bài phú này: Chân Hậu, và Tào Thực.Sơ lược về Chân hậu 甄后Chân thị hay Chân hoàng hậu, vợ Nguỵ Văn Đế Tào Phi, không rõ tên, sinh năm Quang Hoà ngũ niên đời Hán Linh Đế, tức năm 182, mất năm 221, người Vô Cực, Trung Sơn (nay thuộc huyện Vô Cực, tỉnh Hà Bắc), là con gái của Thượng sái lệnh là Chân Dật, mẹ là Trương thị. Theo kể lại, khi Trương thị lâm bồn, thấy một ông tiên vào trong phòng, lấy ngọc y đắp lên người bà, ít lâu sau sinh ra Chân thị.Lúc Chân thị lên 3 tuổi thì cha qua đời, có viên thầy tướng là Lưu Lương xem tướng Chân thị nói: “Đứa con gái tướng quý không thể nói hết được”. Chân thị từ bé đến lớn, tính tình rất là điềm đạm trầm tĩnh. Lúc Chân thị lên tám tuổi, ngoài cửa có biểu diễn trò mã hí. Mọi người trong nhà cùng tất cả các chị em đều kéo nhau lên lầu để xem, duy có một mình Chân thị không đi. Mọi người đều lấy làm lạ hỏi, thì Chân thị trả lời:- Trò đùa đó, há lại để cho đàn phụ nữ coi hay sao?Lên chín tuổi, Chân thị học đọc, học viết, nên mượn bút của người anh để dùng. Người anh mới hỏi:- Em đàn bà nhi nữ thì nên học nữ công, chứ học chữ để làm gì? Không lễ để ra làm nữ quan hay sao?Chân thị đáp:- Cổ xưa có bậc hiền giả nào không lấy những thất bại và thành công của tiền nhân để kiểm nghiệm mình,nếu không biết đọc sách thì làm sao mà biết được.Bấy giờ, gặp lúc thiên hạ đại loạn, thêm liên tiếp nhiều năm mất mùa đói kém. Ai ai cũng đem kim ngân, châu bảo, báu vật để đổi lấy thức ăn. Chân thị bảo với mẹ:- Lúc này loạn lạc, sao mẹ không đem ngọc ngà bảo vật ra bán đi. Giữ lại trong nhà sẽ mang hoạ đấy. Kẻ vô tội, nhưng đeo ngọc ngà mà trở thành có tội. Lại thêm hàng xóm họ hàng đều đói kém cả, chi bằng đem thóc ra mà phát chẩn cho họ, mà lấy chút ân huệ.Cả nhà nghe Chân thị nói thế đều khen là hiền thục. Đến tuổi cập kê, Chân thị lấy con giai Viên Thiệu là Viên Hy. Viên Hy tuy thuộc loại quý công tử, nhưng chắc không phải là kẻ biết “thương hoa tiếc ngọc”, nên Chân thị có tả một bài thơ thuộc loại “Khuê oán”, kể cuộc sống buồn chán của mình, trong bài Đường thượng hành.Bấy giờ Viên Thiệu chiếm cứ bốn châu là Ký, Tinh, U, Thanh, binh lực rất là hùng hậu, oai trấn tứ hải. Nhưng năm 200 CN, xẩy ra trận chiến Quan Độ, Viên Thiệu bị Tào Tháo đánh cho cho đại bại thê thảm. Sau Viên Thiệu bị xấu hổ, uất ức sinh bệnh mà chết.Hai người con của Thiệu là Viên Thượng và Viên Đàm tranh quyền kế vị, đem binh đánh lẫn nhau, làm tiêu hao thế lực của Viên Thiệu còn lại. Tào Tháo thừa cơ tấn công Lê Dương. Viên Đàm, Viên Thượng chống đỡ không nổi, bỏ chạy đến Nghiệp Thành. Nhưng hai anh em nhà họ Viên “thế bất lưỡng lập”, tìm đủ cách tiêu diệt lẫn nhau. Sau Viên Đàm phải chạy sang cầu cứu Tào Tháo. Cuối cùng Tháo tiêu diệt được toàn bộ lực lượng của Viên Thiệu.Năm 204, Tào Phi mới có 18 tuổi, cũng theo cha đánh đông dẹp bắc. Sau khi phá vỡ được Nghiệp Thành, Tào Phi từng ái mộ tiếng Chân thị là người mỹ lệ, xông thẳng vào phủ của họ Viên. Rút kiếm. Nhẩy xuống ngựa đi tìm. Lúc tiến vào hậu đường, Tào Phi chỉ thấy một phụ nữ vào tuổi trung niên, ngồi khóc một mình ở đấy. Có một thiếu phụ cũng đang run rẩy sợ hãi ôm chân mà khóc. Người đàn bà trung niên ấy chính là vợ của Viên Thiệu, người họ Lưu. Còn người thiếu phụ là con dâu của Viên Thiệu, vợ Viên Hy, chính là Chân thị, bị Viên Hy bỏ lại khi vội vã đem đám tàn binh bại tướng chạy đến Liêu Tây.Chân thị tuy mặt mũi đẫm lệ, son phấn nhạt nhoà nguệch ngoạc, nhưng trông vẫn xinh đẹp chẳng khác gì như “phù dung xuất thuỷ”, “liên hoa đặm sương”, dánh dấp e lệ hãi hùng, càng làm cho vẻ đẹp diễm kiều của Chân thị thêm não nuột.Tào Phi không cầm nổi lòng đám đuối, bèn tiến lại gần, vén tay áo lau những hạt lệ đang lăn trên gò má của Chân thị.Qủa nhiên, thấy Chân thị bậc tuyệt thế giai nhân, sắc diện như hoa đào, lóng lánh như hoa hạnh. Tào Phi vội vã tự xưng tên họ của mình, và bảo nàng cứ an lòng.Vợ Viên Thiệu nghe nói là thế tử con của Tào Tháo, liền bảo với Chân Thị vái chào. Chân thị e ấp thi lễ, khẽ đưa mắt kín đáo nhìn Tào Phi, thấy Tào Phi nghi biểu phong lưu anh tuấn, trong lòng cũng bớt lo lắng. Còn Tào Phi lúc đó cũng ngây người ra, lòng bàng hoàng mừng rỡ.Chợt có tiếng người lao xao từ ngoài bước vào. Té ra Tào Tháo. Tào Tháo cũng từng nghe người ta nói đến sắc đẹp của Chân thi, nên hỏi ngay đến gia quyến thân thuộc của Viên Thiệu. Tào Phi bèn vào trong hậu đường dẫn Lưu thị và Chân thị ra. Tào Tháo nhìn thấy Chân thị quả là “ngư trầm lạc nhạn, tuyệt thế giai nhân”, trong lòng cũng cảm thấy rung động, bèn hỏi Lưu thị:- Sao nhà chỉ có hai người thôi à?Lưu thị đáp:- Các con thiếp đều đã bỏ chạy cả. Duy còn lại có người con dâu thứ hai này ở lại hầu hạ mà thôi.Nay nhờ thế tử gia ân bảo toàn, thật là vạn hạnh.Tào Tháo nhìn sang bên cạnh thấy Tào Phi hai mắt cứ đăm dăm nhìn Chân Thị, trong lòng thầm hiểu Tào Phi muốn gì.Tào Phi bèn vội vã thưa với Tào Tháo:- Đời con chẳng mong gì khác, chỉ xin được người con gái này làm vợ, được như vậy là đủ mãn nguyện rồi. Xin cha nghĩ cái phận con chưa có gia đình mà thành toàn cho.Tào Tháo không thể từ chối, miễn cưỡng đồng ý, liền nhờ mai mối hỏi Chân thị, vợ của Viên Hy, làm vợ cho Tào Phi, rồi chọn ngày lành tháng tốt làm lễ thành hôn.Nhất quyết lấy bằng được một người đã có chồng để làm vợ chứ không phải làm thiếp, lại hơn mình năm tuổi, đủ cho thấy Tào Phi rất là ái mộ sắc đẹp của Chân thị. Năm sau, Chân thị sinh ra Tào Duệ, tức Nguỵ Minh Đế sau này.Chân thị có thói quen kết tóc mỗi ngày một kiểu. Tương truyền rằng Chân thị mỗi buổi sáng đều theo tư thái của một con rắn lục để kết kiểu. Các kiểu tóc của Chân thị được người gọi là Linh xà kết 靈蛇髻.Năm Kiến An nhị thập ngũ niên, tức năm 220, Tào Tháo qua đời. Tào Phi lên kế vị Nguỵ Vương. Cùng năm, Tào Phi ép Hán Hiến Đế nhường ngôi cho mình, đoạt ngôi nhà Hán, chính thức xưng đế, đặt tên nước là Nguỵ, đô ở Lạc Dương, phong Chân thị là Phu Nhân.Trong hậu cung, Tào Phi có khá nhiều nội sủng.Trong đó phải kể đến Quách thị là người được sủng ái nhất, lại là người nhiều mưu kế, giỏi nịnh nọt, Tào Phi có ý muốn phong làm Hoàng Hậu, nhưng vì còn có Chân thị là vợ chính thức, nên không phong ngay. Do Quách thị dèm pha, Chân thị bị thất sủng và bị Tào Phi lưu ở Nghiệp Thành.Được một năm sau khi lên ngôi, năm 221, lúc đó Chân thị sau nhiều năm dài làm vợ Tào Phi, cũng đã phấn nhạt hoa tàn, hương sắc không còn làm Tào Phi đắm đuối như buổi ban đầu nữa, thì Phi bắt đầu dở chứng “chán cơm mê phở”, sủng ái Quách thị, rồi nhân vì mấy câu thơ của Chân thị viết để hoài niệm phút “sơ kiến ban đầu lưu luyến ấy”, khi Tào Phi gặp nàng, nay không còn nữa. Nàng tự ví mình bây giờ chỉ như chiếc quạt hoa, khi gió thu về, bị cất vào kho, không được sử dụng:
人生若只如初见,何事西风悲画扇?Nhân sinh nhược chỉ sơ kiến, Hà sự tây phong bi hoạ phiến?(Cuộc đời nếu chỉ như gặp nhau lúc đầu, thì chiếc quạt hoa kia đâu phải chịu cảnh phũ phàng khi gió thu về?)
Với lời thơ ví von thương cảm ấy, Chân thị bị Tào Phi gán cho tội là có lời oán trách, sai sứ giả đến “tứ tử” 賜 死, tức ban ân cho cái chết, bắt ép nàng phải tự tử, đúng vào lúc Chân thị 39 tuổi.Tương truyền rằng, khi chết Chân thị không có người lo táng liệm. Lại còn bị Tào Phi nhẫn tâm, nhỏ nhen ra lệnh không cho phép phủ mặt bằng gấm lụa như tập quán thời bấy giờ, mà chỉ cho phép phủ trên mặt nàng, bằng chính tóc của nàng. Và phải chôn úp sấp, cho không hưởng được áng dương. Còn miệng thì nhét đầy cám bã, không dùng ngọc ngà châu báu như nghi thức chôn cất của các bậc quý phi vương hầu thời bấy giờ, vì sợ nàng tái hồi dương thế. Hoàn toàn trái với những nghi thức trong lễ táng của người Trung Hoa thời đó, gọi là “phạn hàm” 飯含.Tình lang ơi! Sao nỡ bạc với nhau đến thế làm gì!Cái chết của Chân Hậu quả là một cái chết oan ức, đầy thảm khốc. Đoạ đầy chi bấy hoá công, “hồng nhan bạc mệnh”, đến thế thì thôi.Mãi đến năm 226, khi Tào Duệ lên ngôi, biết mẹ chết oan, mới phong Chân thị là Văn Chiêu hoàng hậu. Sử sách thương nàng, thường gọi là Chân hoàng hậu, hay Chân hậu.Theo Bùi Tòng Chi chú thích sách Tam quốc chí của Trần Thọ có dẫn một đoạn trong Hán Tấn xuân thu cho biết thêm chi tiết liên quan đến cái chết của Chân thị như sau:
初,甄后之诛,由郭后之宠,及殡,命被髮覆面,以糠塞口,遂立郭后,使养明帝。帝知之,心常怀念,数泣问甄后死状。郭后曰‘先帝自杀(之),何以责问我?且汝为人子,可追仇死父,为前母枉杀后母邪?’明帝怒,遂逼杀之,敕殡者使如甄后故事。Sơ, Chân hậu chi chu, do Quách thị chi sủng, cập tẫn, mệnh bị phát phúc diện, dĩ khang tắc khẩu, toại lập Quách hậu, sừ dưỡng Minh Đế, Đế tri chi, tâm thường hoài niệm, số khấp Chân hậu tử trạng. Quách hậu viết: “Tiên đế tự sát chi, hà dĩ trách vấn ngã, thả nhữ vi nhân tử, khả truy cừu tử phụ, vi tiền mẫu uổng sát hậu mẫu”. Minh đế nộ, toại bức sát chi, sắc tẫn giả sử như Chân Hậu cố sự.(Lúc bấy giờ, việc Chân hậu bị giết có liên quan đến việc Quách hậu được Tào Phi sủng hạnh, chừng lúc sắp đem vào áo quan, sai người để cho tóc phủ mặt, và lấy cám đổ đầy miệng Chân hậu, sau đó lập Quách thị làm Hoàng hậu và nuôi Tào Duệ. Tào Duệ biết chuyện, trong lòng thường hoài niệm thương nhớ Chân hậu, nhiều lần khóc hỏi cái chết của mẹ mình. Quách hậu trả lời rằng: Giết bà ấy là tiên đế (tức Tào Phi), sao lại trách hỏi ta. Vả ngươi là con cái, lẽ nào lại thù hận cha mình đã chết rồi, và vì mẹ chết oan mà giết mẹ nuôi mình. Tào Duệ nổi giận, sai người ép Quách hậu chết và sai người tẩm liệm y hệt như Chân thị ngày trước.)
Phạm Xuân HyParis ngày 15-10-2012

© 2004-2024 VanachiRSS

Từ khóa » Hà Lạc Chi Thần Là Ai