Vẽ Người (Phần 1) - MyThuatMS

Vẽ người (Phần 1)

Vẽ người (Phần 1)

* Những nét vẽ cơ bản về cơ thể người:

ve nguoi p1-1

Với những hình trên, ta có thể vạch một đường thẳng tạo nên trục chính của cơ thể. Trên trục đó chúng ta tự do vẽ những nét cơ bản của cơ thể, một nét lượn đơn giản vẽ bắp đùi, một nét chữ V cho cái chân quỳ hay gập.

Trong hình cuối, chúng ta có một động tác của toàn thân chỉ bằng 4 nét vẽ.

Bạn hãy lưu ý đến hình trên bên phải, chia những đường cong của cơ thể thành 5 phần.

* Luyện trí nhớ:

ve nguoi p1-2

Việc luyện trí nhớ là một trong những mối quan tâm của chúng ta. Chúng ta sẽ tiếp tục vẽ những đường nét, kèm theo những mũi tên để vẽ nhanh nhân vật của mình.

Hãy vẽ một hình bầu dục cho cái đầu, cổ giống 2 chữ l đỡ lấy hình bầu dục, vẽ những đường nét của thân bằng chữ V, khung chậu là một nét lượn giống các minh họa trên.

* Các tỷ lệ:

ve nguoi p1-3

Mỗi thời kỳ, hội họa có một tiêu chuẩn về con người. Tiêu chuẩn trong hội họa Hy Lạp nổi tiếng nhất. Cái đầu là đơn vị để đo và số đo là 1/8 trên chiều cao của cơ thể. Chúng ta hãy chú ý thân thể người được chia làm 2 phần khi những cánh tay dang ra. Trên những hình này, thân thể của nam giới lớn hơn phụ nữ.

Những hình bên dưới là những phần phân chia của cánh tay, của bán thân, thân và chân.

* Tỷ lệ (sự cân đối):

ve nguoi p1-4

Những bài học về tỷ lệ đều mang tính lý thuyết. Sự thật là chiều cao toàn thân gấp 7,5 lần độ dài của đầu nhưng tiêu chuẩn dễ nhớ là 8 lần. Chỉ có những vận động viên hay những pho tượng cổ mới đạt được tỷ lệ này.

Những hình vẽ trên cho thấy diễn biến của tỷ lệ từ giới trẻ đến người già. Đầu của trẻ con lớn hơn so với đầu của người lớn và về già cơ thể thường thấp xuống.

* Tỷ lệ:

ve nguoi p1-5

Những hình vẽ trên đây là các tỷ lệ đã được nghiên cứu bởi Albert Durer.

Ông đã vạch một đường trục chính giữa hình được phác họa, hay lồng thân và khung chậu trong một khối vuông hoặc tròn.

ve nguoi p1-6

Đây là những bức vẽ khác của Durer. Ở đây tỷ lệ của cơ thể người được nghiên cứu trong một hình tròn hoặc một hình vuông. Ở hình vẽ phía trên thân người được vẽ trong một ngôi sao và ở hình vẽ phía dưới, những cánh tay đưa lên tạo thành một tam giác.

* Đơn giản hóa thân người:

ve nguoi p1-7

Ở trang vẽ này có rất nhiều minh họa về các tư thế, hoạt động của cơ thể được phác thảo bằng những nét đơn giản nhất. Chúng ta thấy, chỉ với một đường lượn số 8, ta có ngay một người đang đi. Cần phân biệt 2 bước: tạo khung cho cơ thể người bằng một tam giác và một hình bầu dục hơi dài phía trên. Đó là kiểu mẫu cho hình họa tổng hợp.

* Phác họa cơ bản:

ve nguoi p1-8

Trên đây là những bức họa đơn giản. Chúng ta đã làm quen với việc vẽ người bằng hai hay ba nét. Việc quan sát sẽ tạo điều kiện cho chúng ta nhận biết sự cân đối và tỷ lệ của thân thể.

Chúng ta hãy lưu ý đến các khớp ở tay và chân, vị trí của tay và chân lúc đưa thẳng lên, lúc dang ngang, điều đó cho phép ta phân chia tỷ lệ của những đường nét: tỷ lệ của tay và thân trên, của thân trên và chân. Nhớ vạch một đường thẳng chính giữa cơ thể để tạo sự cân đối.

ve nguoi p1-9

Trên đây là các hình minh họa hai người đánh quyền Anh, một người chơi golf, một người đang múa.

Bạn hãy vẽ một trục giữa những phần của cơ thể, ví dụ dựng hình theo cơ thể người phụ nữ ngồi và người đàn ông đang đi.

ve nguoi p1-10

Đây là tập hợp những nét vẽ cơ bản về những cử động của con người. Đây là một dạng bài tổng hợp.

Chỉ cần 4 nét để thể hiện hoạt động của một phụ nữ.

Bạn hãy vẽ lại những bài tập này và tạo ra nhiều mẫu khác nữa cho sinh động.

ve nguoi p1-11

Bạn hãy chú ý đến sự uyển chuyển toát ra từ những nét vẽ, đường lượn mang dáng dấp một bông hoa ở các hình phía trên, chữ thập trong hình phụ nữ phía dưới.

Bạn hãy tìm tòi để có được những hình họa tổng hợp theo cách đã được chỉ dẫn.

* Bước đầu của giải phẫu cơ thể:

ve nguoi p1-12

Ở hình trên chúng ta có những hình minh họa cho các đường nét nhằm đơn giản hóa cơ thể người và tạo thuận lợi cho việc ghi nhớ những hình vẽ đặc trưng: phân tích phần chân người, cánh tay, thân thành những hình chữ nhật.

* Giải phẫu bộ xương người:

ve nguoi p1-13

Việc giải phẫu cơ thể chính xác là kiến thức cần thiết cho mọi họa sỹ. Bộ xương người được cấu thành bởi các xương cơ bản:

1. Xương sọ

2. Xương hàm dưới

3. Xương đòn gánh

4. Xương cánh tay

5. Xương cẳng tay

6. Xương cổ tay

7. Xương lồng ngực

8. Xương mỏ ác

9. Xương sống

10. Xương chậu

11. Xương đùi

12. Xương bánh chè

13. Xương gióng chân

14. Xương cẳng chân

15. Xương bàn chân

16. Xương bả vai

Các xương tay, chân và đùi là những xương dài, xương trán là xương dẹp, xương đầu gối, cổ tay là xương tròn.

* Giải phẫu các khớp xương:

ve nguoi p1-14

Khớp xương có 3 loại:

- Khớp xương cố định có chức năng giữ yên các xương như xương sọ.

- Những khớp xương bán động cho phép xương có cử động nhất định nào đó (đốt xương sống, xương cổ chân, xương cổ tay).

- Những khớp xương hoạt động cho phép xương hoạt động tự do theo mọi hướng (xương tứ chi, xương vai).

* Giải phẫu bộ xương người:

ve nguoi p1-15

Đây là tập hợp những bản vẽ giải phẫu bộ xương người của danh họa Vesale được Van Calcar phác họa lại. Những bức họa này gợi cho bạn nhiều ý tưởng khi phác họa về hình dáng của cơ thể.

Xương sống gồm nhiều đốt có thể uốn được đến một độ nào đó. Lồng ngực lại được cấu tạo bởi những cung xương sườn gắn vào xương ức.

* Giải phẫu cơ bắp dưới da:

ve nguoi p1-16

Bộ xương được bao phủ bởi một hệ thống các cơ bắp. Sau đây là những cơ bắp chính:

1. Cơ hàm

2. Cơ vai (cơ tam giác)

3. Cơ bắp tay (bắp thịt nhị đầu)

4. Cơ cánh tay (cơ bắp ngoại chuyển)

5. Cơ tay (cơ dẹp)

6. Cơ ngực

7. Cơ sườn (cơ khía)

8. Cơ xiên (cơ mạng sườn)

9. Cơ bụng

10. Cơ hông

11. Cơ hông

12. Cơ liên kết

13. Cơ tam đầu (cơ đùi)

14. Cơ đầu gối

15. Cơ phía sau bánh chè

16. Cơ ống chuyển

17. Cơ chân (cơ chân phía trước)

18. Cơ sinh đôi phía trong

Những cơ bắp có cấu tạo thớ hoặc có màu đỏ làm xương cử động (cơ tứ chi, cơ thân). Cơ tim và những cơ nhẵn (cơ dạ dày và ruột) không theo sự điều khiển của ý thức (ý muốn).

* Giải phẫu cơ tay:

ve nguoi p1-17

Phía trên là minh hoạt bắp thịt khi tay cử động. Chúng ta hãy lưu ý những bó cơ chằng chịt và những cơ bắp nhị đầu (bắp tay) và cơ tam đầu (cơ cẳng tay) làm cho cánh tay co duỗi dễ dàng. Lớp mỡ bao quanh phần lồi của xương và cơ bắp làm cho những phần cơ này không nổi rõ ở phụ nữ. Cho nên tay của phụ nữ tròn trịa và mềm mại còn tay đàn ông thường gồ gề (thấy rõ bắp thịt).

>>> Đại cương về hội họa (Phần 1)

>>> Đại cương về hội họa (Phần 2)

>>> Đại cương về hội họa (Phần cuối)

Từ khóa » Cách Vẽ Xương Cánh Tay