Về Những Cô Gái Quê, Cô Thôn Nữ - Cấu Trúc Của Luận Văn - 123doc
Có thể bạn quan tâm
6. Cấu trúc của luận văn
2.2.3. Về những cô gái quê, cô thôn nữ
Hình ảnh những cô gái quê, cô thôn nữ trong thơ Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn là những hình ảnh đẹp. Đó là những con người chân lấm tay bùn, mang nét đẹp truyền thống của người con gái Việt Nam nơi đồng quê. Đó còn là những người tình mang tâm sự sâu lắng tha thiết của thi nhân.
Nguyễn Duy đi nhiều và ở bất cứ miền đất nào, nhà thơ cũng đều nhìn ra được bóng dáng thân thương của những cô thôn nữ. Ông phát hiện và ngợi ca vẻ đẹp của những cô thiếu nữ khắp mọi miền quê: từ những cô gái xứ đồng miền Bắc tới những cô gái miền Trung hay vùng đồng bằng
sông Cửu Long, từ cô gái xứ Thanh tới cô nữ sinh trường Đồng Khánh… Nguyễn Duy đã phát hiện ra ở họ vẻ đẹp duyên dáng e ấp của người con gái Việt Nam truyền thống.
“Em” trong thơ Nguyễn Duy mang vẻ đẹp thanh xuân, tươi trẻ, là hình ảnh gợi nhớ về một thời tuổi trẻ và quê hương yêu dấu:
Em thanh xuân như ngày xưa của anh
dưới sân trường có một viên sỏi xanh rất nhỏ anh cất giấu tuổi trẻ mình ở đó
(Gửi về Lam Sơn)
Nhà thơ như cảm thấy cuộc đời thêm đẹp tươi và tràn đầy sức sống kể từ khi có “em”. “Em” đã đến và làm cho cuộc sống này thêm ý nghĩa hơn. Thế mới biết tình yêu quả có sức mạnh vô biên và to lớn biết nhường nào:
Bộn bề công việc bấy lâu
hẹn nhau dành dụm cho nhau một chiều đường nào cũng lắm thương yêu lối nào cũng đẹp rất nhiều lứa đôi
(Mưa trong nắng)
“Em” trong thơ Nguyễn Duy có khi lại là một người con gái “chợt qua đường” nhưng cũng đủ để nhà thơ nắm bắt và thể hiện được vẻ đẹp thanh tân, trong trẻo của “em”:
Người con gái chợt qua đường Áo em mong mỏng màn sương núi đồi
Chợt rơi lại một nụ cười
Và… sương rười rượi một trời phía sau (Bất chợt)
Hình ảnh bóng hồng thoáng qua trong phút giây bất chợt đã để lại niềm xốn xang khó tả trong lòng thi nhân. Để rồi nhà thơ lại ao ước được gặp lại vẻ đẹp ấy vào mỗi buổi sớm mai:
Sáng nay ra ngõ gặp may Ước chi mai lại người này đi qua
(Bất chợt)
Nguyễn Duy đã thay đổi hẳn quan niệm của người xưa trong cái sự “ra ngõ gặp gái”. Cái mà người đời kiêng kị thì nhà thơ lại ước ao, mong mỏi. Ta cũng thấy thơ Nguyễn Duy có nhiều cái mới, cái lạ so với các nhà thơ đồng quê trước kia. Cũng viết về hình ảnh những cô gái quê mùa, nhưng thơ Nguyễn Bính thiên hơn về tính dân gian, truyền thống. Còn ở thơ Nguyễn Duy ta thấy cái mới mẻ, tân thời hơn trong hình ảnh những cô gái quê. Cô em đi lễ chùa mà Nguyễn Duy gặp được nơi chùa Hương không phải là đi để dạo chơi, thưởng ngoạn phong cảnh mà là để “cầu cạnh” mong cho công việc làm ăn, mua bán được thuận lợi. Rõ ràng, văn hóa thành thị đã dần len lỏi vào nếp cảm nếp nghĩ của những cô gái quê.
Dưới trần bến Đục bến Trong
Trên trời Hương Tích, Hinh Bồng trắng mây Cô em cầu cạnh gì đây
Cầu cho giá gạo hàng ngày đừng lên (Nguyện cầu)
Cũng giống như Nguyễn Duy, Đồng Đức Bốn phát hiện và ngợi ca vẻ đẹp hình thức và vẻ đẹp tâm hồn của những cô thôn nữ. Những cô gái yếm thắm quai thao của vùng quê Kinh Bắc trong cuộc sống hôm nay mà vẫn mang dáng vẻ truyền thống duyên dáng, người con gái đồng trinh gắn liền với hình ảnh cây trúc mảnh mai bên giếng đình… Đặc biệt, Đồng Đức Bốn tỏ ra yêu thích và ấn tượng hơn cả với những mái tóc mượt mà, đen óng và man mác hương quê nơi những cô thôn nữ. Mái tóc theo quan niệm của người xưa đã trở thành biểu tượng của vẻ đẹp người phụ nữ Việt Nam truyền thống. Chính vì vậy, với Đồng Đức Bốn, dáng đi uyển chuyển mềm mại cùng mùi
hương thơm ngát toát ra từ mái tóc người thiếu nữ có một sức mạnh phi thường làm bừng lên sức sống của thiên nhiên một vùng:
Dáng em thánh thót qua làng Tóc thơm làm cỏ vội vàng lên nhanh
(Khi em ở Thái Nguyên về)
Hình ảnh “em” – người tình trong thơ Đồng Đức Bốn là một thiếu nữ có vẻ đẹp đắm say của chốn đồng quê:
Em ngồi chải nắng vào trưa
Trong hương bồ kết thơm vừa vừa thơm (Mưa gió về đâu)
“Em” ở đây không rực rỡ, kiêu sa mà chỉ giản dị với tóc xõa ngang vai và hương bồ kết dịu dàng, quyến rũ. Đặc biệt, trong tâm thức của Đồng Đức Bốn, “em” còn là câu lục bát mượt mà, đằm thắm:
Em là lục bát của tôi Tôi là hạt bụi xa xôi của người
(Em là lục bát của tôi)
Đồng Đức Bốn suốt một đời tôn thờ thơ ca và cũng hết sức trân trọng, nâng niu “em” – nàng thơ của mình như điều linh thiêng nhất. Bởi một điều đơn giản, “em” với Đồng Đức Bốn là niềm tin và sức sống bất diệt:
Dẫu em là mái tranh nghèo Cũng không toan tính bọt bèo như ai
…
Em tươi tốt tựa cơn giông Lẽ nào tôi lại sang sông đắm đò
(Em là lục bát của tôi)
Có thể thấy, biểu tượng “em” trong thơ Đồng Đức Bốn mang vẻ đẹp trọn vẹn cả hình thức lẫn tâm hồn, tuy nhiên “em” lại thường là ngôi sao xa
xôi chỉ để tôn thờ, ngưỡng mộ nên bao giờ thi sĩ cũng là kẻ nhớ nhung và khao khát tình. “Sông Thương ngày không em” thật quạnh quẽ và trống vắng:
Sông Thương từ buổi em xa Tay anh quờ xuống hóa ra bị chàm…
Nỗi nhớ nhung, khao khát được dồn nén, tích tụ, và tất cả như vỡ òa trong hạnh phúc “Khi em ở Thái Nguyên về”:
Khi em ở Thái Nguyên về Cây đang say bão lại mê nắng vàng
Tình yêu trong thơ Đồng Đức Bốn hạnh phúc ít mà âu lo thì nhiều. Về phương diện này, Đồng Đức Bốn có nét gần gũi với Nguyễn Bính trong tâm trạng dở dang có nhiều bi kịch. Trong nhiều thi phẩm, Đồng Đức Bốn không hề giấu giếm tình cảnh trớ trêu của mình - một người thứ ba thật lẻ loi và cay đắng:
Em mang câu hát theo chồng Thuyền tôi đậu nắng trên sông gãy sào
(Câu hát theo chồng)
Không gì đau khổ bằng yêu người mà phải xa người. Sau bao bi kịch đắng cay trong tình yêu, Đồng Đức Bốn đã chiêm nghiệm ra rằng:
Tình yêu là thứ trời đày
Càng đi đến cõi càng ngây ngất buồn
(Chiếc gió ngụ ngôn)
Thế nhưng, đau khổ vậy mà người ta vẫn muốn yêu. Đặc biệt, với một người như Đồng Đức Bốn thì cái ngang tàng, quyết liệt trong tình yêu càng đẩy khát khao yêu và được yêu dâng lên cháy bỏng. Chính vì vậy, có những lúc thi sĩ thật thẳng thắn và liều lĩnh với câu hỏi táo bạo: “Em bỏ chồng về ở với tôi không”. Sự táo tợn này của Đồng Đức Bốn xuất phát từ trong bản chất thật thà, ít nhiều có phần cục mịch của anh chàng nhà quê chân đất:
Xui mãi gái chẳng bỏ chồng Đành về ăn vạ cánh đồng heo may
(Nhớ nàng)
Rõ ràng, trong tình yêu Đồng Đức Bốn là một người ấm áp quê mùa mà ngang tàng, liều lĩnh. Đó là hệ quả tất yếu của cuộc gặp gỡ giữa những giá trị đồng quê với đời sống hiện đại mới mẻ và cá tính riêng của một con người.
Tóm lại, Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn đã xây dựng khá thành công hình ảnh những cô gái quê, cô thôn nữ. Đó là những con người sống giữa cuộc sống hiện đại nhưng vẫn giữ được những vẻ đẹp dịu dàng của người con gái Việt Nam truyền thống. Viết về họ, các tác giả cũng thể hiện những tình cảm nâng niu, trân trọng và một tình yêu rất “chân quê”.
Có thể nói Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn là những đại diện tiêu biểu của thơ Việt Nam hiện đại đã tiếp nhận sáng tạo, thành công thơ ca truyền thống để lại được bản sắc dân tộc đậm đà trong thơ của riêng mình. Đọc những vần thơ viết về quê hương đất nước và những con người Việt Nam của Nguyễn Duy, ta thường liên tưởng đến những cảm xúc êm ái, mượt mà, có da diết, băn khoăn thì cũng rất nhẹ nhàng. Còn thơ Đồng Đức Bốn lại mang đến những cảm giác bất ổn, day dứt, khắc khoải sâu đậm về cuộc sống hiện tại. Thế nhưng điểm chung trong sáng tác của hai tác giả này là đã làm sống dậy những giá trị quý báu của thơ ca dân tộc – những giá trị khởi phát từ chính cuộc sống đời thường mộc mạc, giản dị. Là những đứa con của làng quê, Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn đã gửi gắm vào những vần thơ đậm đà tính dân tộc tình yêu quê và tình yêu con người sâu sắc.
Chƣơng 3: BẢN SẮC DÂN TỘC TRONG THƠ NGUYỄN DUY, ĐỒNG ĐỨC BỐN NHÌN TỪ GÓC ĐỘ NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN
Tính dân tộc đậm đà trong sáng tác của Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn không chỉ được thể hiện qua nội dung cảm hứng mà còn được biểu hiện ở hình thức nghệ thuật với nhiều bình diện khác nhau như thể thơ, hệ thống hình ảnh, biểu tượng, ngôn ngữ, giọng điệu, không gian và thời gian nghệ thuật… Tuy nhiên, trong khuôn khổ của một luận văn, người viết chỉ có điều kiện tìm hiểu nét bản sắc dân tộc trong sáng tác của hai nhà thơ trên một số phương diện nghệ thuật tiêu biểu hơn cả: vận dụng sáng tạo thể thơ lục bát truyền thống, khai thác và vận dụng hình ảnh của thơ truyền thống, vận dụng ngôn ngữ, giọng điệu thơ truyền thống.
Từ khóa » Hình ảnh Cô Gái đồng Quê
-
100+ Hình ảnh Cô Gái đồng Quê
-
Cô Gái đồng Quê Bức ảnh Sẵn Có - IStock
-
Con Gái Quê - Pinterest
-
Hình Ảnh Gái Quê Xinh Đẹp Mộc Mạc Và Cực Dễ Thương
-
61 ảnh Gái Quê Xinh, Hình ảnh Gái Quê Nông Thôn đẹp Giản Dị
-
Ảnh Đẹp Gái Quê - Ảnh Girl Xinh Thôn Quê
-
Chiêm Ngưỡng Bộ ảnh Gái Quê Mộc Mạc đẹp Mê Hồn - Vnaonline
-
61 Ảnh Gái Quê Xinh, Hình Ảnh Gái Quê Nông Thôn Đẹp Giản Dị
-
Thơ Hay ảnh đẹp Về Con Gái Miền Quê Dịu Dàng, Dễ Thương
-
Thơ Hay ảnh đẹp Về Con Gái Miền Quê Dịu Dàng, Dễ Thương | KyUc.Net
-
Hình ảnh đẹp Cô Gái Miền Tây Với Chiếc áo Bà Ba - A4Y.ORG
-
Tranh Sứ Cô Gái Quê Trên Cánh đồng - Gốm Sứ Bát Tràng
-
Thơ Hay ảnh đẹp Về Con Gái Miền Quê Dịu Dàng, Dễ Thương - Anybook