Về Quê ăn Tết Có Bị Cách Ly? - Hoạt động Của địa Phương - Bộ Y Tế

Hiện các địa phương không cấm người dân về quê đón Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, nhưng mỗi địa phương vẫn áp dụng những quy định chống dịch khác nhau đối với người dân trở về quê đón Tết.

Có tỉnh yêu cầu xét nghiệm (test nhanh, PCR), cách ly y tế gây khó dễ cho người dân trong quyết định về quê. Trong khi đó có không ít tỉnh lại nới lỏng, chào đón người dân về quê sum vầy đón Tết. Theo đó, người dân được yêu cầu khai báo y tế và đảm bảo 5K, khuyến khích thông thương hàng hoá…

Để đảm bảo việc vui xuân đón Tết an toàn, Bộ Y tế đã có công văn gửi Văn phòng Chính phủ báo cáo những nội dung về tăng cường phòng chống dịch COVID-19 trong thời gian nghỉ Tết Âm lịch. Trong đó, đề nghị xem xét dừng các hoạt động tập trung đông người không cần thiết, các hoạt động vui chơi, lễ hội, tôn giáo tại các địa phương có nguy cơ bùng phát dịch.

Đồng thời, nhấn mạnh việc sinh hoạt, đi lại, giao thương của người dân trong thời gian nghỉ Tết Âm lịch tuân thủ đúng và đầy đủ quy định 5K. Như vậy, Bộ Y tế không nêu các điều kiện về việc xét nghiệm, cách ly với người về quê ăn Tết. Tuy nhiên, mỗi tỉnh có cách làm “lỏng”, “chặt” khác nhau. Vậy, quy định cụ thể của các địa phương hiện đang áp dụng đối với người dân về quê đón Tết hiện ra sao?

Người về quê đón Tết Nguyên đán cần biết - Ảnh 1.

Hải Phòng không quy định riêng với người dân có nhu cầu về quê đón Tết. Ảnh: Hải Yến

Nhiều tỉnh, thành nới lỏng kiểm soát y tế

Hải Phòng: Hiện tỉnh này không có quy định riêng đối với việc người dân về đón Tết. Ông Lê Khắc Nam - Phó chủ tịch UBND TP Hải Phòng cho biết, TP Hải Phòng không có bất kỳ quy định nào về việc người dân trong nước, nước ngoài về đón Tết.

"TP Hải Phòng đã thực hiện theo Nghị quyết 128 của Chính phủ. Do vậy, TP áp dụng quy định của Bộ Y tế. Những người ở nước ngoài về tiêm đủ vaccine và âm tính sẽ theo dõi 3 ngày tại gia đình. Ở những tỉnh thành phố khác, chúng tôi tuyên truyền vận động tiêm đủ vaccine, không có quy định nào khác" – ông Lê Khắc Nam khẳng định.

Quảng Ngãi: UBND tỉnh Quảng Ngãi quyết định chính thức xóa bỏ các quy định, nới lỏng cho người dân về quê ăn Tết. Theo đó, tất cả các trường hợp đang lao động, sinh sống và làm việc ở các tỉnh, TP trên cả nước khi về Quảng Ngãi ăn Tết không cần thực hiện xét nghiệm SAR-CoV-2. Tỉnh này sẽ tạo điều kiện cho người dân về quê ăn Tết. Sở Y tế và các ngành phối hợp tuyên truyền để người dân, đặc biệt là người dân từ ngoài tỉnh về quê ăn Tết thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 theo quy định.

Tuyên Quang: Tại cuộc họp Thường trực Tỉnh ủy chiều 8/1, Bí thư Tỉnh ủy Tuyên Quang Chẩu Văn Lâm yêu cầu, trong dịp Tết, ngành Giao thông - Vận tải Tuyên Quang chỉ đạo các doanh nghiệp vận tải hỗ trợ người dân đi lại thuận lợi; tổ chức những chuyến xe 0 đồng đón học sinh, sinh viên, công nhân về quê ăn Tết, sau Tết lại đưa về trường, đơn vị làm việc.

Người về quê đón Tết Nguyên đán cần biết - Ảnh 2.

Tuyên Quang tổ chức những chuyến xe 0 đồng đón người dân về quê ăn Tết.

Lạng Sơn: Kiểm tra, đôn đốc, yêu cầu các đơn vị kinh doanh vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải thực hiện nghiêm các quy định về an toàn giao thông và phòng chống dịch COVID-19 trong hoạt động vận tải. Có phương án ứng phó kịp thời, hiệu quả khi phát sinh tình huống có người nhiễm COVID-19 tại các đầu mối giao thông và trên phương tiện vận tải công cộng.

Bình Định: Ông Lê Quang Hùng, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bình Định cho biết, địa phương không có quy định cách ly hay hạn chế đi lại đối với người đến tỉnh này. Ngành y tế chỉ yêu cầu mọi người thực hiện nghiêm túc 5K để phòng dịch.

Sơn La: Những công dân, lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp, khu công nghiệp, lao động tự do ngoài tỉnh có nhu cầu trở về địa phương trong dịp Tết Nguyên đán, chủ động thời gian và các điều kiện cần thiết để về đón Tết với điều kiện phải đảm bảo các yêu cầu phòng chống dịch bệnh COVID-19 theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Phú Yên: Theo UBND tỉnh Phú Yên, tất cả người dân đến tỉnh này đều được đi lại, sinh hoạt bình thường, không có sự phân biệt hay hạn chế và tuân thủ 5K để phòng dịch.

Người về quê đón Tết Nguyên đán cần biết - Ảnh 3.

Về quê đón Tết là nhu cầu rất chính đáng của mỗi người con phải dời quê hương đi làm ăn, học tập ở những nơi xa mỗi khi Tết đến xuân về. Ảnh: Báo Cao Bằng.

Cà Mau: Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Huỳnh Quốc Việt cho biết địa phương áp dụng thích ứng an toàn với dịch COVID-19 nên không có quy định cách ly hay theo dõi sức khỏe công dân từ nơi khác đến tỉnh hoặc về quê ăn Tết.

Bạc Liêu: Không hạn chế người dân về quê đón Tết Nguyên đán 2022. Theo đó, người đã tiêm đủ 2 liều vaccine trở lên khi về đến địa phương chỉ cần khai báo y tế và thực hiện 5K, không bị cách ly theo dõi dưới mọi hình thức. Các trường hợp khác thì phải cách ly y tế để theo dõi.

"Tỉnh đã mở cửa cho phép người dân tiêm đủ liều vaccine ra vào tỉnh bình thường, dịp Tết cũng vậy. Tỉnh tạo điều kiện cho dân trong lúc vẫn bảo đảm phòng chống dịch" - ông Phạm Văn Thiều, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu cho biết.

Các tỉnh Sóc Trăng, TP. Cần Thơ, Vĩnh Long, Kiên Giang… đều áp dụng các quy định thông thoáng, thích ứng an toàn; Bình Phước, Bình Thuận cũng không có rào cản gì.

Người về quê đón Tết Nguyên đán cần biết - Ảnh 4.

Ninh Bình yêu cầu người đến/về Ninh Bình phải làm xét nghiệm và có kết quả âm tính với SARS-CoV-2 mới được trở về gia đình. Ảnh: Hạnh Chi

Một số địa phương siết chặt quy định cách ly y tế

Ninh Bình: UBND tỉnh Ninh Bình vừa ban hành văn bản chỉ đạo về việc tổ chức đón Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022. Theo đó, những người đến/về Ninh Bình phải làm xét nghiệm và có kết quả âm tính với SARS-CoV-2 mới được trở về gia đình.

Đối với những trường hợp có nhu cầu đến/về Ninh Bình, yêu cầu phải khai báo y tế, thông báo với chính quyền địa phương nơi cư trú và làm xét nghiệm sàng lọc SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR hoặc test nhanh nếu âm tính mới được trở về gia đình.

Vĩnh Phúc: Ngày 11/1, BCĐ phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Vĩnh Phúc đã có Công văn số 229 về việc tăng cường thực hiện đợt cao điểm phòng, chống dịch trước, trong và sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022. Theo đó, đối với người đến/về Vĩnh Phúc từ khu vực nguy cơ cao, các tỉnh, thành phố khác, đặc biệt là thành phố Hà Nội: Khi đến liên hệ công tác, làm việc, giao dịch cần thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng test nhanh kháng nguyên cho kết quả âm tính trước khi vào cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp để đảm bảo sức khỏe cho bản thân, đồng nghiệp và đối tác.

Các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp luôn chuẩn bị sẵn cơ số kit test thử nhanh tại cơ quan để tạo điều kiện tối đa cho khách phải kiểm tra, đảm bảo an toàn trước khi vào làm việc. Yêu cầu người dân liên hệ với UBND cấp xã nơi cư trú để khai báo y tế và vận động người dân tự thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng test nhanh kháng nguyên, cho kết quả âm tính trước khi trở về để đảm bảo sức khỏe cho bản thân, gia đình, hàng xóm và cộng đồng. Các trường hợp không tuân thủ thực hiện, nếu để lây lan dịch bệnh ra cộng đồng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Người về quê đón Tết Nguyên đán cần biết - Ảnh 5.

Thừa Thiên Huế quy định cụ thể quy trình xét nghiệm, cách ly y tế với người dân về quê đón Tết.

Bắc Giang: Yêu cầu người đến từ tỉnh, thành có ca nhiễm cộng đồng vào địa bàn phải có kết quả test nhanh âm tính trong 48 giờ, hoặc giấy xét nghiệm PCR âm tính trong 72 giờ. Người dân hạn chế tụ tập, tổ chức ăn uống đông người trong dịp Tết Nguyên đán, các lễ hội đầu xuân. Ngoài ra, chính quyền kêu gọi người dân hạn chế ra khỏi địa bàn dịp lễ, Tết để giảm thiểu lây nhiễm dịch bệnh. Địa phương khuyến khích doanh nghiệp rút ngắn thời gian nghỉ Tết Âm lịch, giữ chân công nhân ở lại, không về quê.

Thừa Thiên Huế: Người đến, trở về từ các địa phương ngoại tỉnh có mức độ dịch cấp độ 3 (vùng cam) và cấp độ 4 (vùng đỏ): Thực hiện cách ly tại nhà hoặc nơi lưu trú tối thiểu 14 ngày kể từ khi về đến địa phương.

Đối với người tiêm chưa đủ liều vaccine, thực hiện cách ly tại nhà hoặc nơi lưu trú tối thiểu 7 ngày.

Người đã tiêm đủ liều vaccine COVID-19 hoặc người được công bố khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 6 tháng, thực hiện tự theo dõi sức khỏe tối thiểu 7 ngày kể từ khi về đến địa phương và xét nghiệm 2 lần.

Hà Nam: Chỉ cách ly y tế với người đến từ vùng dịch cấp độ 4 hoặc vùng đang cách ly y tế. Các khu vực khác, người dân chỉ cần khai báo y tế để từ đó cơ quan chức năng sẽ phân loại quản lý.

Quảng Ninh: Khuyến khích người lao động ở lại ăn Tết và tiêm mũi thứ ba. Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh yêu cầu tất cả cơ quan, địa phương, đơn vị động viên người lao động không về quê ăn Tết, không ra khỏi địa bàn, đồng thời có biện pháp tăng cường chống dịch dịp Tết.

Người về quê đón Tết Nguyên đán cần biết - Ảnh 6.

Quảng Ninh khuyến khích người lao động ở lại ăn Tết và tiêm mũi thứ ba.

Hòa Bình: Tỉnh ủy Hòa Bình ban hành Chỉ thị số 18-CT/TU về siết chặt công tác phòng, chống dịch COVID-19 dịp năm mới 2022 và Tết Nguyên đán Nhâm Dần. Trong đó, tỉnh yêu cầu các ngành, địa phương tăng cường công tác quản lý người đến, về từ vùng dịch; ngăn chặn triệt để nguồn lây từ bên ngoài; đẩy mạnh kiểm soát quản lý hành chính, di biến động dân cư; yêu cầu mọi người dân trong dịp nghỉ lễ, Tết hạn chế di chuyển khi không cần thiết; thực hiện tầm soát, xét nghiệm để kịp thời phát hiện, kiểm soát ngăn chặn triệt để nguồn lây; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm làm lây lan dịch bệnh.

Thanh Hóa: Không hạn chế người dân về quê đón Tết, về hay không là quyền của người dân, nhưng phải tuân thủ các quy định về cách ly y tế. Theo kế hoạch này, tỉnh Thanh Hóa quy định, người từ vùng dịch cấp độ 1, 2 (vùng xanh, vùng vàng) trở về địa phương không phải cách ly y tế, chỉ phải khai báo y tế, tuân thủ 5K và tự theo dõi sức khỏe 7 ngày.

Những người đến từ địa bàn cấp độ 3 (vùng cam) hoặc tiếp xúc gần với F1 phải tự cách ly y tế tại nhà, nơi lưu trú 7 ngày. Đến từ địa bàn cấp độ 4 (vùng đỏ) thì cách ly tại nhà 7 ngày, tự theo dõi sức khỏe 7 ngày tiếp theo.

Trường hợp chưa tiêm vaccine hoặc F1 thì cách ly tập trung hoặc cách ly tại nhà (nếu đủ điều kiện) 14 ngày, theo dõi sức khỏe 14 ngày tiếp theo.

Người về quê đón Tết Nguyên đán cần biết - Ảnh 7.

Ông Đỗ Minh Tuấn - Chủ tịch tỉnh Thanh Hóa cho biết, không hạn chế người dân về quê đón Tết, về hay không là quyền của người dân.

Hải Dương: Ngày 11/1, UBND TP. Hải Dương có văn bản điều chỉnh một số biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong dịp Tết Nguyên đán trên địa bàn. Theo đó, lãnh đạo thành phố đề nghị người dân, doanh nghiệp nêu cao ý thức phòng, chống dịch; thực hiện nghiêm thông điệp 5K; hạn chế tập trung đông người; thực hiện khai báo y tế đầy đủ, kịp thời; không vì nghỉ Tết với các hoạt động lễ hội, du lịch mà chủ quan, lơ là; hạn chế thấp nhất việc tổ chức các hoạt động tập trung đông người trước, trong và sau Tết Nguyên đán; bảo đảm việc đón Tết vui tươi, vì sức khỏe bản thân và cộng đồng.

Các doanh nghiệp ngoài khu công nghiệp trên địa bàn thành phố ngoài việc thực hiện xét nghiệm định kỳ, tổ chức test nhanh cho người lao động trước khi nghỉ Tết và sau khi quay trở lại làm việc, báo cáo kịp thời kết quả xét nghiệm về BCĐ phòng, chống dịch COVID-19 các phường xã; phối hợp với Liên đoàn Lao động thành phố, UBND các phường xã quan tâm đến đời sống người lao động không trở về quê ăn Tết, người lao động đang điều trị hoặc cách ly tại các cơ sở y tế, khu cách ly tập trung bảo đảm đón Tết an toàn, vui tươi.

Quảng Trị: Ngày 5/1, tỉnh Quảng Trị ban hành quy định mới về phòng, chống dịch đối với người về từ vùng dịch và người nhập cảnh. Trong đó tỉnh yêu cầu đối với người tiêm đủ liều vaccine phòng COVID-19 hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 trở về từ "vùng cam" cách ly tại nhà tối thiểu 7 ngày và tự theo dõi sức khỏe trong 7 ngày tiếp theo.

Đối với người về từ "vùng đỏ" phải cách ly tập trung tối thiểu 7 ngày và cách ly tại nhà 7 ngày tiếp theo. Người đã khỏi bệnh COVID-19 không quá 6 tháng về từ "vùng đỏ" thì cách ly tại nhà 14 ngày.

Đối với người chưa tiêm vaccine hoặc tiêm chưa đủ liều về từ "vùng vàng" thì cách ly tại nhà 7 ngày, xét nghiệm SARS-CoV-2 vào ngày đầu tiên và ngày thứ 7.

Quảng Nam: UBND tỉnh Quảng Nam ban hành chỉ thị về việc tổ chức đón Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022 an toàn, vui tươi, lành mạnh, nghĩa tình và tiết kiệm. Các địa phương tuyên truyền nhân dân vận động người thân đang sinh sống, làm việc ở nơi có dịch không trở về tỉnh khi không thật sự cần thiết; kiểm soát chặt chẽ và yêu cầu người từ vùng đang có dịch trở về địa phương phải thực hiện nghiêm việc khai báo, theo dõi y tế, cách ly theo quy định.

Phú Thọ: UBND tỉnh yêu cầu người dân trở về từ các xã, phường thuộc cấp độ 1, cấp độ 2 chủ động tự theo dõi sức khỏe 7 ngày, khuyến khích tự thực hiện xét nghiệm test nhanh kháng nguyên.

Nếu trở về từ địa phương thuộc cấp độ dịch 3 và 4, người dân phải có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 trong vòng 72 giờ. Người đã tiêm đủ 2 mũi vaccine phải tự theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú trong 7 ngày; người chưa tiêm đủ 2 liều vaccine phải cách ly tại nhà, nơi lưu trú 7 ngày, sau đó tự theo dõi sức khỏe trong 7 ngày tiếp theo.

Người về quê đón Tết Nguyên đán cần biết - Ảnh 8.

Nhiều địa phương thận trọng trong việc đảm bảo an toàn phòng chống dịch dịp Tết Nguyên đán.

Bắc Kạn: Yêu cầu cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và khuyến cáo toàn thể Nhân dân hạn chế di chuyển ra khỏi địa bàn tỉnh, nhất là trước và trong thời gian nghỉ Tết; đồng thời hạn chế di chuyển giữa các địa phương trong tỉnh khi không thật sự cần thiết, đặc biệt là di chuyển từ địa phương có cấp độ dịch thấp đến địa phương có cấp độ dịch cao hơn và ngược lại (trừ các hoạt động vận chuyển lưu thông hàng hóa, dịch vụ sản xuất kinh doanh) để đảm bảo công tác phòng, chống dịch COVID-19 cũng như bảo vệ sức khỏe cho bản thân, gia đình.

Hưng Yên: Yêu cầu người ở địa phương khác trở lại tỉnh, người từ vùng dịch về địa bàn, người từ địa phương khác về quê ăn Tết, phải có kết quả xét nghiệm âm tính trong vòng 72 giờ hoặc test nhanh ngay khi về đến địa phương.

Người về quê đón Tết Nguyên đán cần biết - Ảnh 9.

Yên Bái yêu cầu xét nghiệm đối với tất cả người trở về quê ăn Tết.

Người dân phải thực hiện khai báo y tế, tự cách ly tại nhà 14 ngày nếu chưa tiêm đủ 2 mũi vaccine hoặc 7 ngày nếu đã tiêm đủ 2 mũi. Khi kết thúc cách ly, người dân phải tự test nhanh COVID-19, có kết quả âm tính mới được tham gia hoạt động tại cộng đồng.

Thái Nguyên: Yêu cầu giấy xét nghiệm với người đến, về địa phương. Theo đó, người dân vận động, thông tin đến người thân trong gia đình đang học tập và làm việc ngoại tỉnh không đi, về thành phố Thái Nguyên từ nay đến dịp tết.

Yên Bái: Người dân về Yên Bái ăn Tết phải xét nghiệm COVID-19. Theo đó, tỉnh yêu cầu các trạm y tế tuyến xã đảm bảo trực 24/24h để tiếp nhận thông tin khai báo y tế của người dân, thực hiện lấy mẫu xét nghiệm tầm soát (2 lần vào ngày thứ nhất và ngày thứ 3) đối với toàn bộ người dân ngoại tỉnh về địa phương trong dịp nghỉ Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.

Người về quê đón Tết Nguyên đán cần biết - Ảnh 10.

Một khu lưu trú của công nhân trên đường Huỳnh Tấn Phát (Quận 7) dự kiến sẽ có nhiều người ở lại dịp Tết này. Ảnh: Thịnh Giang

Một số tỉnh yêu cầu thực hiện nghiêm quy định 5K của Bộ Y tế

Đồng Tháp: Người dân về quê trong dịp Tết Nguyên Đán không cần phải khai báo y tế nhưng phải chấp hành tốt các biện pháp 5K, hạn chế tối đa tập trung đông người.

Nghệ An: Không hạn chế việc người dân trở về quê ăn Tết. Tuy nhiên, trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, Nghệ An quy định người dân khi về quê nếu đến/về từ các khu vực nguy cơ rất cao (cấp độ 4) hoặc khu vực nguy cơ cao (cấp độ 3) phải khai báo y tế bắt buộc tại trạm y tế xã/phường/thị trấn trước khi về nhà, nơi lưu trú; đi từ khu vực nguy cơ (cấp độ 2) và khu vực bình thường mới (cấp độ 1) thì thực hiện khai báo y tế bắt buộc, thực hiện 5K, tự theo dõi sức khỏe trong 7 ngày kể từ ngày đến/trở về địa phương.

Hà Tĩnh: Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Trọng Hải cũng nêu quan điểm: "Về quê đón Tết, vui Xuân, sum họp gia đình là quyền của người dân, địa phương trân trọng và tạo điều kiện cho bà con về quê. Nhưng tỉnh đề nghị bà con tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch, để đón Xuân vui vẻ, an toàn".

Người về quê đón Tết Nguyên đán cần biết - Ảnh 11.

Đảm bảo nguyên tắc 5K là biện pháp quan trọng để đảm bảo vui xuân đón Tết an toàn. Ảnh: Kim Vân

Đà Nẵng: Theo ông Nguyễn Tiên Hồng, Phó Giám đốc Sở Y tế TP Đà Nẵng, người dân về quê ăn Tết ở TP này vẫn áp dụng các biện pháp y tế như ngày bình thường. Cụ thể, chỉ cần khai báo y tế trên ứng dụng PC Covid và áp dụng các biện pháp như quy định chung của Bộ Y tế.

Lâm Đồng: Công dân về Lâm Đồng ăn Tết, kể cả khách du lịch, đều được qua lại tự do nhưng phải thực hiện theo đúng quy định phòng chống dịch. Người địa phương buộc phải khai báo y tế tại địa phương sinh sống, du khách khai báo y tế tại nơi cư trú. Tỉnh Bình Thuận cũng cho biết tình hình tương tự.

An Giang: Khi người dân về quê cần khai báo y tế với địa phương và thực hiện các biện pháp 5K trong phòng, chống dịch. Chủ tịch UBND tỉnh An Giang cũng khuyến khích người trở về quê tự xét nghiệm COVID-19 để đảm bảo an toàn cho người thân và những người xung quanh.

Trường hợp phải đến, về địa phương yêu cầu phải khai báo y tế, có giấy xét nghiệm âm tính với COVID-19. Trường hợp chưa có giấy xét nghiệm trước, phải thực hiện test nhanh tại chốt.

Điện Biên: Các địa phương và ngành chức năng kiểm soát chặt chẽ, chính xác, kịp thời các trường hợp công dân của Điện Biên từ nơi khác trở về địa phương từ nay cho đến Tết. Các lực lượng Công an, Tổ phòng, chống COVID cộng đồng phải tăng cường hoạt động để nắm rõ từng người, từng nhà có người từ địa phương khác trở về ăn Tết.

Từ khóa » đi Ngang Tp Hcm Có Bị Cách Ly Không