Vệ Sinh Bộ Lọc Cặn Của Máy Giặt đơn Giản Với Những Bước đơn Giản ...

Việc xử lý số lượng lớn quần áo bẩn và độ ẩm cao bên trong máy giặt là nguyên nhân chính dẫn đến vi khuẩn, nấm mốc cũng như bộ lọc cặn bị bám bẩn. Thường xuyên vệ sinh bộ lọc cặn giúp giảm thiểu rủi ro về mầm bệnh lây lan, đảm bảo sức khỏe, chất lượng và tăng tuổi thọ của máy giặt.

Xác định vị trí và tháo bộ lọc cặn ra khỏi máy

Bước 1: Tắt máy giặt và không để quần áo còn bên trong lồng giặt. Sau đó, ngắt nguồn cấp điện cho máy. Quấn dây điện gọn gàng và đặt nơi khô ráo.

Tắt máy giặt và ngắt nguồn cấp điện cho máy

Bước 2: Xác định bộ lọc cặn của máy giặt. Thông thường, đối với các máy giặt cửa trước, bộ lọc cặn sẽ nằm ở góc bên phải của thân máy. Một số máy giặt sẽ có bộ lọc cặn dạng túi lưới ở bên trong lồng giặt. Đối với máy giặt cửa ngang, bộ lọc cặn sẽ nằm đằng sau phía thân máy. Nếu không xác định được vị trí bộ lọc cặn, bạn nên tìm đọc lại hướng dẫn sử dụng đi kèm với máy.

Xác định vị trí của bộ lọc cặn

Máy giặt vệ sinh cửa ngang thường có bộ lọc cặn phía sau thân máy

Bước 3: Lót một tấm giẻ lau bên dưới để tránh nước bẩn còn lại bên trong ống xả thải còn sót lại bị rỉ ra ngoài. Một số loại máy giặt có thiết kế nắp đậy an toàn cho trẻ em, bạn nên dùng một vật cứng và nhỏ để cạy nắp đậy.

Bộ lọc cặn máy giặt đôi khi nằm bên trong nắp đậy

Bước 4: Tháo bộ lọc cặn ra khỏi máy cẩn thận. Nếu quá cứng, bạn có thể xoay nhẹ bộ lọc cặn để lấy nó ra.

Tháo bộ lọc cặn ra khỏi máy

Vệ sinh bộ lọc

Bước 1: Dùng khăn ẩm hoặc bàn chải nhỏ, lông mềm để loại bỏ chất cặn bã.

Dùng khăn ẩm hoặc bàn chải mềm loại bỏ chất cặn bã

Bước 2: Tháo tấm lọc ra khỏi bộ lọc cặn, đổ sạch bã và ngâm trong nước nóng khoảng 10 phút để các sợi vải hoặc cặn bã mà khăn hoặc bàn chải không thể làm sạch được loại bỏ.

Tháo tấm lọc ra, vệ sinh sạch sẽ và ngâm trong nước ấm 10 phút

Bước 3: Kiểm tra lại ngăn chứa bộ lọc trong máy giặt. Lau sạch sẽ cặn bẩn còn sót bằng khăn ẩm rồi đặt bộ lọc về vị trí cũ.

Kiểm tra lại ngăn chứa bên trong

Kiểm tra lại ngăn chứa bên trong của bộ lọc cặn

Lưu ý: Bạn cần kiểm tra thật cẩn thận liệu bộ lọc cặn đã lắp đúng cách chưa bằng cách khởi động ngắn quá trình giặt không cần quần áo. Nếu vị trí đặt bộ lọc cặn bị rỉ nước, bạn cần lắp lại.

Khởi động ngắn quá trình giặt không cần quần áo để kiểm tra bộ lọc cặn đã được lắp đúng chưa

Mẹo giúp kéo dài tuổi thọ cho bộ lọc

  • Vệ sinh bộ lọc cặn định kỳ, ít nhất 4 lần/năm.
  • Tìm ra nguyên nhân và khắc phục ngay khi có vấn đề với bộ lọc cặn.
  • Đối với các máy giặt cửa ngang, rìa ngoài của lồng giặt có đặt tấm cao su để đóng kín nắp giặt, không cho nước bị rỉ ra ngoài. Khi đó bạn cũng nên vệ sinh viền cao su này.
  • Dù bạn có vệ sinh bộ lọc cặn định kỳ, những cặn bã còn sót lại ở viền cao su sẽ bám lên quần áo và mắc vào bộ lọc trong các lần giặt tiếp theo. Dùng 1 tấm vải nhỏ để lau sạch cặn bã sót lại cũng sẽ giúp kéo dài tuổi thọ cho bộ lọc.

Hy vọng với những bước đơn giản trên, bạn dễ dàng vệ sinh bộ lọc cặn để tránh gây tắc nghẽn nước, đảm bảo sức khỏe và tăng tuổi thọ cho máy giặt.

Từ khóa » Bộ Lọc Máy Giặt Toshiba