Vệ Sinh Bờ Mi: Hướng Dẫn Chi Tiết Cách Làm

photo-1640660563727

Vậy thực hiện như thế nào mới đúng cách? Có bao nhiêu bước vệ sinh bờ mi? Tất cả sẽ được hướng dẫn chi tiết qua bài viết bên dưới. Mời bạn cùng theo dõi.

Tại sao phải vệ sinh bờ mi?

Viêm bờ mi là một thuật ngữ y khoa dùng để chỉ tình trạng mi mắt bị viêm do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, trong đó bao gồm trường hợp mi mắt không được vệ sinh sạch sẽ và gây tích tụ vi khuẩn.

Vệ sinh bờ mi là cách chữa điều trị viêm bờ mi phổ biến nhất với nhiều lợi ích như sau:

- Ngăn ngừa tích tụ vi khuẩn từ đó giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh

- Hỗ trợ và thúc đẩy giảm nhanh các triệu chứng viêm bờ mi, khi điều trị song song với thuốc uống và thuốc dùng tại mắt.

- Giúp thuyên giảm triệu chứng và hạn chế tình trạng bệnh phát triển, nhằm tránh những biến chứng không mong muốn nhưkhô mắt, lẹo, chắp hoặc tổn thương giác mạc.

- Hạn chế vi khuẩn lây lan từ mắt này sang mắt kia.

Theo khuyến cáo của các chuyên gia, bờ mi nên được vệ sinh ít nhất một lần một ngày và thói quen này nên được duy trì ngay cả khi không có các triệu chứng của viêm bờ mi. Cần lưu ý, nếu đã vệ sinh bờ mi đúng cách từ 5 - 7 ngày mà tình trạng viêm vẫn không giảm đi, hãy đến bác sĩ chuyên khoa Mắt khám để được chỉ định điều trị phù hợp.

Phương pháp vệ sinh bờ mi đúng cách với Ocusoft Plus

photo-1640660568829

Một trong những cách thông dụng để vệ sinh bờ mi là pha dung dịch diệt khuẩn dịu nhẹ để lau sạch bờ mi. Tuy nhiên, pha chế dung dịch thường sẽ gặp khó khăn trong việc định lượng chính xác lượng xà phòng sử dụng và lựa chọn loại xà phòng dịu nhẹ với mắt.Do đó, một lựa chọn thay thế phù hợp là sử dụng miếng gạcOcusoft Plus, đã được làm ẩm bằng các dung dịch chuyên dụng giúp loại bỏ dầu, bụi bẩn và các chất khác, từ đó, bờ mi được làm sạch hơn và các triệu chứng khó chịu ở mắt cũng thuyên giảm.

Sau đây là hướng dẫn sử dụng miếng gạc vệ sinh mắt Ocusoft Plus:

- Rửa mặt với nước sạch và sữa rửa mặt dịu nhẹ. Nếu bạn không sử dụng sữa rửa mặt, bạn có thể dùng bông tẩy trang để lau sạch mặt với nước.

- Dùng dụng cụ chườm ấm (hoặc khăn ấm) chườm lên 2 mắt khoảng 10 phút, nhiệt độ khoảng 40ºC -42ºC. Bước này giúp cho các lớp vẩy bám ở chân lông mi và bờ mi ẩm ướt và mềm hơn, giúp lau dễ dàng hơn, đồng thời cũng giúp các tuyến Meibomius lân cận không bị tắc nghẽn.

- Sử dụng ngón tay mátxa dọc theo bờ mi trên và dưới (thường vuông góc với bờ mi và hướng về phía khe mi) để làm thông các tuyến Meibomius trên mi mắt.

- Làm sạch bờ mi với miếng gạc Ocusoft Plus mà không cần rửa lại với nước để giữ hiệu quả làm sạch và dưỡng ẩm của sản phẩm

- Lặp lại các bước vệ sinh này hai lần mỗi ngày vào buổi sáng và buổi tối.

Cách chăm sóc mắt khi bị viêm bờ mi

photo-1640660572458

Tự chăm sóc mắt là yếu tố quan trọng giúp thuyên giảm các triệu chứng viêm bờ mi. Bên cạnh việc vệ sinh mi mắt theo hướng dẫn trên ít nhất hai lần mỗi ngày, xuyên suốt trong 1 tháng, bạn cũng có thể thực hiện thêm các biện pháp sau để bệnh hồi phục nhanh và hạn chế viêm bờ mi trở lại:

Sử dụng nước mắt nhân tạo

Trong quá trình điều trị viêm bờ mi, bạn có thể tham khảo sử dụng nước mắt nhân tạo để giúp hỗ trợ giảm các triệu chứng khô mắt. Các loại nước mắt nhân tạo có thành phần natri hyaluronate 0,18% đã được chứng minh có hiệu quả trong điều trị khô mắt. Nước mắt nhân tạo không chất bảo quản sẽ tốt hơn đối với những mắt tổn thương mạn tính như viêm bờ mi.

Hạn chế sử dụng mỹ phẩm

Người bệnh viêm bờ mi nên tránh sử dụng các loại mỹ phẩm như chì kẻ mắt, mascara và các loại mỹ phẩm trang điểm quanh mắt cho đến khi các triệu chứng viêm bờ mi đã được khắc phục hoàn toàn. Lưu ý, ngay cả khi điều trị thành công, viêm bờ mi cũng có thể tái phát trở lại, do đó, bạn hãy duy trì thói quen vệ sinh bờ mi mỗi ngày, đặc biệt những ngày có trang điểm vùng mắt cần vệ sinh bờ mi kỹ hơn để phòng ngừa bệnh tái phát.

Vệ sinh bờ mi: Hướng dẫn chi tiết cách làm - Ảnh 4.

Vệ sinh bờ mi kỹ sau khi trang điểm vùng mắt (Ảnh minh họa).

Sử dụng thuốc

Nếu tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn bạn nên đến bác sĩ chuyên khoa Mắt khám để được điều trị kịp thời, hạn chế những biến chứng nguy hiểm. Bác sĩ có thể kê một số thuốc kháng sinh để điều trị viêm bờ mi do vi khuẩn phát triển quá mức, bao gồm:

- Thuốc mỡ thoa tại chỗ như Erythromycin, Bacitracin hoặc Tetracycline.

- Thuốc kháng sinh đường uống như Tetracycline hoặc Doxycycline.

Hy vọng thông qua các thông tin trong bài viết trên, bạn đã biết cách chăm sóc viêm bờ mi đúng cách tại nhà và nhận biết được các dấu hiệu cần đi khám bác sĩ chuyên khoa Mắt để được điều trị hiệu quả hơn.

Từ khóa » Bờ Mi ơi