Vẽ Sơ Đồ Tư Duy Bài Tràng Giang Lớp 11 Ngắn Gọn & Dễ Hiểu

Tràng giang là một bài thơ miêu tả cảnh sông nước và những cảm xúc, nỗi lòng của tác giả khi đứng trước cảnh đẹp đó. Đây là tác phẩm có nét đượm buồn nhưng vô cùng sâu sắc, thường được đưa vào các bài thi. Để học được hết những nội dung của tác phẩm và có thể nhớ lâu thì cần vẽ sơ đồ tư duy tràng giang. 

1. Sơ đồ tư duy tràng giang khổ thơ 1

Khổ thơ đầu tiên nói lên vẻ đẹp của cảnh sông nước bên cạnh tâm trạng đượm buồn của thi nhân. Để vẽ sơ đồ tư duy bài tràng giang trong khổ thơ này trước hết cần đưa ra những ý chính về nội dung của khổ thơ.  

Sơ sơ đồ tư duy tràng giang khổ 1

Trong câu thơ đầu tác giả đã nhắc đến nhan đề Tràng Giang với những từ láy “điệp điệp”, “song song”: Điều này đã gợi ra một khung cảnh sông nước đẹp đượm buồn gắn với tâm trạng buồn của con người. 

Hình ảnh “Sóng” cùng với “Thuyền” và “nước” tạo sự phân li cách biệt. Với nghệ thuật nghệ thuật đối “thuyền về” >< “nước lại”lại càng thể hiện rõ nỗi buồn chia ly. Nỗi lòng của con người đã lan tỏa ra cả không gian sông nước, cảnh trời. 

Trong câu thơ cuối của khổ đầu, hình ảnh “củi một cành khô lạc mấy dòng” xuất hiện nói về sự trôi nổi, bấp bênh của thân phận cỏ cây. Đó cũng chính là số kiếp con người đơn độc, lẻ bóng giữa cuộc đời sóng gió trăm ngả.

2. Vẽ sơ đồ tư duy bài tràng giang khổ 2

Sơ sơ đồ tư duy tràng giang khổ 2

Khổ thơ thứ 2 gợi tả khung cảnh hoang vắng cùng với nỗi cô đơn của thi nhân. Trong đó hai từ láy gợi hình xuất hiện là “lơ thơ” và “đìu hiu”, đó không chỉ là nỗi buồn man mác mà còn mang đậm sự nhỏ bé, thưa thớt và lạnh lẽo. Ở đó không có âm thanh của tiếng chợ chiều, mọi thứ đều nhỏ nhẹ, vãn vọng. 

Khung cảnh trong đôi mắt của nhà thơ hiện lên mênh mông, vắng vẻ, đìu hiu. Bức tranh thiên nhiên không chỉ dành riêng cho sông nước mà trong đó còn là  cồn nhỏ, có gió thổi, xóm làng, nắng chiều, trời cao. Dù có biết bao cảnh vật nhưng cuộc sống nơi đây vẫn rất hiu quạnh như những nốt nhạc cao hiếm khi xuất hiện trong một bản nhạc trầm buồn. 

Trong hai câu thơ cuối có “nắng xuống”, “trời lên”, “sông dài”, “trời rộng”, “bến cô liêu” tất cả tạo nên một không gian bao la, rộng lớn, vô tận. Không gian đã chủ động mở rộng ra các chiều hướng khác nhau: sâu thăm thẳm, cao chót vót, rộng mênh mông.

3. Sơ đồ tư duy tràng giang 11 khổ 3

Sơ sơ đồ tư duy tràng giang khổ 3

Khổ thơ thứ 3 càng thể hiện sâu sắc nỗi cô đơn trong tâm thức của nhà thơ. Với hình ảnh “bèo dạt về đâu hàng nối hàng” đã cho chúng ta thấy được số phận của những cánh bèo trôi nổi. Thật cô đơn, lạc lõng giống như nỗi lòng của nhà thơ trước dòng đời vô tận. 

Qua đó con người đã hy vọng, đã mong ước cho mình một khung ảnh khác. Ở đó có sự gần gũi, quen thuộc, là một chuyến đò ngang hay đơn giản là một chiếc cầu nối giữa bến bờ cách xa. Những điều ấy thật bình dị để nhà thơ vơi đi những nỗi cô đơn. 

Việc sử dụng phó từ phủ định “không” với biện pháp tu từ lặp đi lặp lại cho thấy những hình ảnh mong ước của tác giả dù cho có nhỏ bé, có bình dị biết bao nhiêu thì cũng là điều viển vông, vô vọng. Hiện thực cảnh vật vẫn hoang vắng, trơ trọi, tâm trạng con người vẫn lẻ loi giữa “bờ xanh tiếp bãi vàng”.

4. Tác phẩm tràng giang sơ đồ tư duy khổ 4

Khổ thơ cuối cùng được tác giả đặt bút viết lên là một khung cảnh hoàng hôn ấm áp, kỹ vĩ cũng như tình yêu mà nhà thờ dành cho quê hương, đất nước của mình.  

Sơ đồ tư duy bài Tràng giang khổ cuối

Thiên nhiên xuất hiện trong hai khổ thơ đầu một cách hùng vĩ với “mây cao” được xếp thành nhiều tầng. Hình ảnh này cũng giúp chúng ta có những liên tưởng về dãy “núi bạc” khổng lồ. Trong đó có cánh chim chứa đựng nỗi cô đơn trước bóng chiều tà đang dần buông trùm hết mọi cảnh vật.  

Động từ “Đùn” gợi lên hình ảnh đám mây đang chuyển động, có nội lực từ bên trong, cứ ào ra mãi từng lớp. Với từ “Nghiêng” cho thấy được bóng hoàng hôn buông xuống quá nhanh khiến cho cánh chim phải nghiêng lệch để nỗ lực bay về phía trời xa xăm.

Sự xuất hiện của từ láy “dợn dợn” ứng cùng với cụm từ “vời con nước” là một dụng ý nghệ thuật sáng tạo của tác giả. Qua đó đã cho độc giả thấy được một nỗi niềm bâng khuâng, cô đơn của con người trước “lòng quê”.

Như vậy, sơ đồ tư duy tràng giang qua các khổ thơ sẽ giúp bạn nắm rõ nội dung của từng đoạn trong tác phẩm một cách dễ dàng nhất. Thay vì học theo cách truyền thống thì hãy học sáng tạo thông qua sơ đồ tư duy để dễ ghi nhớ nhất. 

Từ khóa » Sơ đồ Tư Duy Bài Tràng Giang Ngắn Gọn