Vẽ Sơ đồ Tư Duy Gdcd 11 Bài 1 - Blog Của Thư

Nội dung chính Show

  • 2. Các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất
  • 3. Phát triển kinh tế và ý nghĩa của phát triển kinh tế đối với  cá nhân, gia đình và xã hội
  • Lý thuyết Bài 1 Giáo dục công dân 11
  • Công dân với sự phát triển kinh tế
  • 1. Sản xuất của cải vật chất
  • 2. Các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất (Sản xuất cơ sở vật chất)
  • 3. Phát triển kinh tế và ý nghĩa của phát triển kinh tế đối với cá nhân, gia đình và xã hội
  • Sơ đồ tư duy bài 1 GDCD 11
  • Video liên quan

a. Thế nào là sản xuất của cải vật chất?

Sản xuất của cải vật chất là sự tác động của con người vào tự nhiên, biến đổi các yếu tố của tự nhiên để tạo ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của con người.

b. Vai trò của sản xuất của cải vật chất

- Sản xuất của cải vật chất là cơ sở tồn tại của xã hội

+ Con người luôn cần ăn, mặc, ở, đi lại,… vì vậy cần sản xuất để đáp ứng các nhu cầu đó.

+ Xã hội sẽ không tồn tại nếu ngừng sản xuất ra của cải vật chất.

- Sản xuất của cải vật chất quyết định mọi hoạt động của xã hội.

+ Là tiền đề, là cơ sở thúc đẩy việc mở rộng các hoạt động khác của xã hội.

+ Giúp con người ngày càng hoàn thiện và phát triển toàn diện.

=> Sản xuất vật chất giữ vai trò là cơ sở của sự tồn tại và phát triển của xã hội, xét đến cùng quyết định toan bộ sự vận động của đời sống xã hội.

2. Các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất

Mọi quá trình sản xuất đều là sự kết hợp của ba yếu tố cơ bản: sức lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động.

a. Sức lao động

- Sức lao động là toàn bộ những năng lực thể chất và tinh thần của con người được vận dụng vào quá trình sản xuất.

- Sức lao động là khả năng của lao động, còn lao động là sự tiêu dung sức lao động trong hiện thực.

- Lao động là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người làm biến đổi những yếu tố của tự nhiên cho phù hợp với nhu cầu của con người.

b. Đối tượng lao động

- Đối tượng lao động là những yếu tố của tự nhiên mà lao động của con người tác động vào nhắm biến đổi nó cho phù hợp với mục đích của con người.

- Đối tượng lao động có hai loại:

+ Loại có sẵn trong tự nhiên, khai thác là dùng được => đối tượng của ngành công nghiệp khai thác (đất, tôm cá,…)

+ Loại đã trải qua tác động của lao động, được cải biến gọi là nguyên liệu à đối tượng của các ngành công nghiệp chế biến (sợi để dệt vải, sắt thép để chế tạo máy,…)

- Đối tượng lao động ngày càng đa dạng, phong phú, con người ngày càng tạo ra nhiều nguyên vật liệu nhân tạo có tính năng, tác dụng theo ý muốn.

c. Tư liệu lao động

- Tư liệu lao động là một vật hay hệ thống những vật làm nhiệm vụ truyền dẫn sự tác động của con người lên đối tượng lao động, nhằm biến đổi đối tượng lao động thành sản phẩm thỏa mãn nhu cầu của con người.

- Tư liệu lao động chia làm ba loại:

+ Công cụ lao động => yếu tố quan trọng nhất, “là căn cứ cơ bản để phân biệt các thời đại kinh tế”.

+ Hệ thống bình chứa.

+ Kết cấu hạ tầng => phải đi trước một bước so với sản xuất trực tiếp.

- Đối tượng lao động và tư liệu lao động kết hợp lại thành tư liệu sản xuất. Quá trình lao động sản xuất là sự kết hợp giữa sức lao động với tư liệu sản xuất.

- Sức lao động với tính sáng tạo, giữ vai trò quan trọng và quyết định nhất. Trình độ phát triển của tư liệu sản xuất là sự phản ánh sức lao động sáng tạo của con người.

=> Trách nhiệm của mỗi công dân: thường xuyên rèn luyện, học tập để nâng cao hiệu quả lao động, góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, mỗi trường.

3. Phát triển kinh tế và ý nghĩa của phát triển kinh tế đối với  cá nhân, gia đình và xã hội

a. Phát triển kinh tế 

- Phát triển kinh tế là sự tăng trưởng kinh tế gắn liền với cơ cấu kinh tế hợp lí, tiến bộ và ông bằng xã hội.

- Phát triển kinh tế gồm 3 nội dung:

+ Sự tăng trưởng kinh tế: sự tăng lên về số lượng, chất lượng sản phẩm và các yếu tố của quá trình sản xuất ra nó trong một thời kì nhất định.

+ Quy mô tăng trưởng kinh tế.

+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế.

- Cơ sở của tăng trưởng kinh tế: cấu kinh tế hợp lí, tiến bộ để đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững.

b. Ý nghĩa của phát triển kinh tế đối với cá nhân, gia đình, xã hội

- Đối với cá nhân: giúp có việc làm và thu nhập ổn định, cuộc sống ấm no, nâng cao chất lượng cuộc sống và phát triển toàn diện bản thân.

- Đối với gia đình: là tiền đề, cơ sở quan trọng để thực hiện tốt các chức năng của gia đinh.

- Đối với xã hội:

+ Tăng thu nhập quốc dân và phúc lợi xã hội, cải thiện chất lượng cuộc sống cộng đồng, giảm bớt tình trạng đói nghèo…

+ Giải quyết việc làm, giảm thất nghiệp, giảm tệ nạn xã hội.

+ Là tiền đề vật chất để phát triển văn hóa, giáo dục, y tế,..; đảm bảo ổn định kinh tế, chính trị, xã hội.

+ Tạo điều kiện củng cố an ninh quốc phòng, giữ vững chế độ chính trị, tang hiệu lực quản lí của Nhà nước, củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng.

+ Là điều kiện tên quyết để khắc phục sự tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước tiên tiến trên thế giới; xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, mở rộng quan hệ quốc tế, định hướng xã hội chủ nghĩa.

=> Tích cực tham gia phát triển kinh tế vừa là quyền lợi, vừa là nghĩa vụ của công dân, góp phần thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.

Xuất bản ngày 23/09/2020

Tổng hợp kiến thức lý thuyết Bài 1 GDCD 11: Công dân với sự phát triển kinh tế, kiến thức trọng tâm về lao động, sản xuất ảnh hưởng tới phát triển kinh tế

Tổng hợp kiến thức Bài 1 GDCD 11: Công dân với sự phát triển kinh tế, với các kiến thức trọng tâm để các em học sinh có thể dễ dàng nắm được kiến thức bài học đầy đủ.

Lý thuyết Bài 1 Giáo dục công dân 11

Công dân với sự phát triển kinh tế

1. Sản xuất của cải vật chất

a. Thế nào là sản xuất của cải vật chất?

Sản xuất của cải vật chất là sự tác động của con người vào tự nhiên, biến đổi các yếu tố của tự nhiên để tạo ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình.

b. Vai trò của sản xuất của cải vật chất

- Sản xuất vật chất là cơ sở tồn tại của con người và xã hội loài người.

- Thông qua lao động sản xuất, con người được cải tạo, hoàn thiện và phát triển về thể chất và tinh thần.

- Hoạt động sản xuất là trung tâm là tiền đề thúc đẩy các hoạt động khác của xã hội.

- Sản xuất của cải vật chất quyết định mọi hoạt động của xã hội.

- Lịch sử xã hội loài người là một quá trình phát triển và liên tục hoàn thiện các phương tiện xản suất, là một quá trình thay thế phương thức sản xuất cũ lạc hậu thành phương tiện sản xuất mới hiện đại hơn.

2. Các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất (Sản xuất cơ sở vật chất)

Mối quan hệ giữa 3 yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất: Sức lao động → Tư liệu lao động → Đối tượng lao động → Sản phẩm.

a. Sức lao động

- Sức lao động: Là năng lực lao động của con người bao gồm thể lực và trí lực.

- Lao động: Là hoạt động có ý thức, có mục đích của con người làm biến đổi các yếu tố của tự nhiên cho phù hợp với nhu cầu con người.

- Lao động của con người có kế hoạch, tự giác, sáng tạo, có kế hoạch, trách nhiệm. Vì lao động là hoạt động bản chất của con người, nhờ đó để phân biệt với hoạt động bản năng của con vật.

→ Vì chỉ có sức lao động kết hợp với tư liệu sản xuất thì mới có quá trình lao động.

b. Tư liệu lao động

Tư liệu lao động là một vật hay hệ thống những vật làm nhiệm vụ truyền dẫn sự tác động của con người lên đối tượng lao động, nhằm biến đổi đối tượng lao động thành sản phẩm thoả mãn nhu cầu của con người.

Tư liệu lao động gồm 3 loại:

+ Công cụ lao động (cày, cuốc, máy móc...) + Hệ thống bình chứa (ống, thùng, hộp...) + Kết cấu hạ tầng của sản xuất (đường xá, bến cảng, sân bay...)

c. Đối tượng lao động

- Đối tượng lao động có 2 loại:

+ Có sẵn trong tự nhiên: Đất trồng, gỗ rừng, tôm cá dưới sông - dưới biển,...

+ Đã trải qua tác động của lao động: Sợi vải. thép, xi măng qua quá trình chế tạo,...

Là những yếu tố của giới tự nhiên mà lao động của con người tác động vào làm thay đổi hình thái của nó cho phù hợp với mục đích của con người.

- Đối tượng lao động tư liệu lao động = tư liệu sản xuất.

- Sức lao động  tư liệu sản xuất = sản phẩm.

3. Phát triển kinh tế và ý nghĩa của phát triển kinh tế đối với cá nhân, gia đình và xã hội

a. Phát triển kinh tế là gì?

Phát triển kinh tế là sự tăng trưởng kinh tế gắn liền với cơ cấu kinh tế hợp lí, tiến bộ và công bằng xã hội

b. Nội dung

- Tăng trưởng kinh tế đi đôi với công bằng xã hội:

+ Tăng trưởng kinh tế là sự tăng lên về số lượng, chất lượng sản phẩm và các yếu tố của quá trình sản xuất ra nó trong một thời kỳ nhất định.

- Cơ sở của tăng trưởng kinh tế:

+ Dựa trên cơ cấu kinh tế hợp lí, tiến bộ để đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững.

+ Đi đôi với công bằng và tiến bộ xã hội, tạo điều kiện cho mọi người có quyền bình đẳng trong đóng góp và hưởng thụ kết quả của tăng trưởng kinh tế.

+ Phù hợp với sự biến đổi nhu cầu phát triển toàn diện của con người và xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái.

+ Gắn với chính sách dân số phù hợp.

- Xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý, tiến bộ:

+ Cơ cấu kinh tế là tổng thể mối quan hệ hữu cơ, phụ thuôc và quy định lẫn nhau cả về quy mô và trình độ giữa các ngành kinh tế, các thành phần kinh tế, các vùng kinh tế.

+ Cơ cấu kinh tế hợp lí là phát huy được mọi tiềm năng, nội lực của toàn bộ nền kinh tế; phù hợp với sự phát triển của khoa học, công nghệ hiện đại; gắn với phân công lao động và hợp tác quốc tế.

+ Cơ cấu kinh tế tiến bộ: là có tỉ trọng của các ngành dịch vụ và công nghiệp trong tổng sản phẩm quốc dân tăng dần, tỉ trọng của các ngành nông nghiệp giảm dần.

c. Phát triển kinh tế có ý nghĩa như thế nào với mỗi cá nhân, gia đình và xã hội?

- Đối với cá nhân:

+ Có công ăn việc làm, bảo đảm đời sống cá nhân

+ Đầy đủ diều kiện để chăm sóc sức khỏe.

+ Đáp ứng nhu cầu vật chất tinh thần để con người phát triển toàn diện

- Đối với gia đình:

+ Là cơ sở và là tiền đề để thực hiện tốt các chức năng của gia đình.

+ Chất lượng cuộc sống của cộng đồng được cải thiện.

- Đối với xã hội:

+ Giải quyết các vấn đề xã hội: Tăng thu nhập quốc dân, phúc lợi xã hội, giải quyết công ăn việc làm, giảm tệ nạn xã hội

+ Tạo điều kiện phát triển và ổn định kinh tế - văn hóa - giáo dục.

+ Củng cố an ninh quốc phòng.

+ Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng.

→ Kết luận: Tích cực tham gia phát triển kinh tế vừa là quyền lợi, vừa là nghĩa vụ của công dân, góp phần thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn mình dân chủ.

Sơ đồ tư duy bài 1 GDCD 11

Đang cập nhật...

-/-

Trên đây là nội dung lý thuyết bài 1 GDCD 11: Công dân với sự phát triển kinh tế với đầy đủ các  nội dung trong bài, giải bài 1 SGK GDCD 11 giúp các em nắm kiến thức toàn bài tốt nhất sau bài học.

Từ khóa » Sơ đồ Tư Duy Gdcd Bài 3 Lớp 11