Về Thăm Ngôi đền Thiêng Trần Thương

Dân gian mới có câu nói: “Sinh Kiếp Bạc, thác Trần Thương, quê hương Bảo Lộc”. Đền Trần Thương là nơi thờ Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn cùng gia quyến và các bộ tướng có công trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông thế kỷ XIII. Với tài đức của Quốc công tiết chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn nhân dân trong vùng suy tôn Ngài là Đức Thánh. Trong số các di tích thờ Trần Hưng Đạo trên đất Hà Nam và cả nước, đền Trần Thương là di tích tiêu biểu, có quy mô kiến trúc lớn. Ngày 23-12-2015, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định xếp hạng đây là di tích quốc gia đặc biệt.

  • Du ngoạn danh thắng Kẽm Trống
  • Làng Vũ Đại ngày ấy và bây giờ
  • Bí ẩn về ngôi nhà Bá Kiến
Đền Trần Thương nổi tiếng ở Hà Nam
Đền Trần Thương nổi tiếng ở Hà Nam

Cụ thủ từ Phan Xuân Đỗ, 71 tuổi, người trông coi đền Trần Thương cho biết: Sau khi chiến thắng trở về ngài cắm sinh phần, lấy dân ở đây làm tạo lệ, từ đó làng có tên là Trần Thương. Sử sách không ghi chép về kho lương thực của nhà Trần ở đây nhưng truyền thuyết dân gian cùng với những dấu tích đậm đặc quanh khu vực đền Trần Thương như mảnh gổm, sứ màu đen, men nâu, vàng ngà của bát đĩa vỡ có phong cách trang trí của nghệ thuật gồm thời Trần, nhiều vỏ chóe hoa than… đã củng cố thêm giả thuyết này. Chữ “Thương” trong tiếng Hán nghĩa là kho chứa lúa. “Trần Thương” biểu thị là kho chứa lương thực của nhà Trần. Nơi đây hội tụ những nét kiến trúc độc đáo của bốn triều đại Lý – Trần – Lê – Nguyễn. Nhìn sơ qua thì thấy kiến trúc đậm nét dấu ấn thời Lý – Trần nhưng nhìn chi tiết thì sẽ thấy còn xen kẽ thêm một số nét kiến trúc văn hóa triều đại nhà Lê và nhà Nguyễn.

Tương truyền, trước kia nơi đây là một bãi sậy um tùm, dân cư thưa thớt, có 6 gò đất cao nổi trên mặt nước, cũng là trung tâm “lục đầu khê” có thể thuận tiện cho việc vận chuyển, cung ứng quân lương.

Đền Trần Thương là nơi thờ Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn cùng gia quyến và các bộ tướng có công trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông thế kỷ XIII.
Đền Trần Thương là nơi thờ Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn cùng gia quyến và các bộ tướng có công trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông thế kỷ XIII.

Bên cạnh đó, với địa thế hiểm yếu là vùng nước trũng “khó với giặc” nhưng là lợi thế của quân binh nhà Trần khi họ rất giỏi sông nước nên Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn đã lập 6 kho lương để phục vụ cho cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông xâm lược lần thứ 2 (năm 1285), vị trí đền Trần Thương là kho lương chính.

Trần Thương được xem là mảnh đất địa linh trù phú như hai câu thơ khắc ghi trên bức châm tại đền: “Trần Thương dư phúc địa, Cầm thảo tứ thời xuân” (đất Trần Thương nhiều phúc lộc, chim muông luôn ríu rít, cây cối luôn xanh mát quanh năm như bốn mùa xuân). Ngôi đền thâm nghiêm, cổ kính tọa lạc trên đất thiêng “Hình nhân bái tướng”, “Ngũ mã thất tinh” được xây kiểu “Tứ thủy quy đường”.

Giếng nước ở đền Trần Thương
Giếng nước ở đền Trần Thương

Cụ thủ từ Phan Xuân Đỗ kể lại: Trước kia sau đền có một cây đa rất cao, đứng từ xa khoảng vài km đã nhìn thấy tượng trưng cho mái tóc của người con gái nhưng vài năm trước đã bị đổ do bão. Phía dưới là phủ mẫu thờ Bà chúa Liễu (người sinh ra Hưng Đạo Đại Vương) là cái trán. Ba cung của ngôi đền là khuôn mặt, trung tâm là giếng Hồ Khẩu (tượng trưng cho miệng). Mặt luôn hướng về quê hương Thiên Trường (Nam Định).

Hai giếng song song với giếng Hồ Khẩu bên ngoài gọi là giếng Nhĩ, tượng trưng cho hai cái tai. Phía trước ngôi đền có hai giếng Nhũ (tượng trưng cho hai cái vú), 5 giếng này tương thông với nhau bằng mạch ngầm.

Hai hồ nước hai bên kéo dài ra đến cổng chính gọi là hai cái tay kiệu (gọi là hai cánh tay) duỗi ra hướng Đông Nam. Hai cái chân chính là cái hồ ngay trước cổng đền, có mạch ngầm thông từ sông Hồng đến sông Long Xuyên nên chân của hình nhân dạng ra.

Cổng vào đền Trần Thương gọi là tam quan ngoại. Cửa chính cao hai tầng, tầng dưới có dạng cuốn hình vòm, xung quanh có trang trí hoa văn, tầng trên là gác chuông tám mái. Bên trong gác chuông có treo một quả chuông lớn.

Hai cổng phụ của tam quan có đôi ngựa được đắp nổi phía dưới, phía trên là hoa sen. Bức tường ngoài cùng của tam quan là đôi voi chầu cùng hoa sen, hoa cúc và đôi cột có đèn lồng và đôi nghê chầu phía trên.

Qua tam quan là con đường chính lát gạch đỏ, rộng rãi đi vào sân đền. Trước cột đồng trụ là hai cái giếng Nhũ hai bên được kè đá xanh. Qua hàng cột trụ bề thế là mọt bức bình phong, chính giữa là chữ thọ, xung quanh là cảnh rồng chầu, phượng múa.

Kiến trúc ngôi đền hài hòa với thiên nhiên xung quanh
Kiến trúc ngôi đền hài hòa với thiên nhiên xung quanh

Phía trước gian giữa của tòa tiền đường có dựng một tòa cổ lâu 2 tầng, giữa mái trên và mái dưới là bức đại tự “Phong vân trường hộ”, ở giữa đặt một đỉnh hương bằng đá có đôi nghê chầu. Tòa tiền đường được kiến trúc theo lối chồng rường, hai đầu xây bít đốc dật cấp, mái lợp ngói nam, mắt trước là dãy cửa bức bàn. Phía trên gian giữa có treo bức đại tự “Văn đức võ công”. Nối với hai gian đầu hồi của tòa tiền đường là hai dãy nhà khách chạy dọc nhìn ra giếng rùa, mỗi dãy 3 gian tạo thành hành lang nội từ tòa tiền đường vào tòa đệ nhị. Tòa đệ nhị 5 gian xây bằng gạch cao hơn tòa tiền đường và nhà khách, lợp ngói ống cung đình đời Nguyễn, bờ nóc hai đầu hồi đắp hai con rồng lớn, phần giữa mái trên và mái dưới là các ô có đắp chữ Hán. Phần hậu cung 3 gian được nối từ tường của tòa đệ nhị xuôi về sau, lợp ngói ống, bộ cửa bức bàn gồm 3 cửa được sơn son thiếp vàng lộng lẫy

Lễ hội đền Trần Thương là một lễ hội lớn, chứa đựng nhiều giá trị văn hóa dân tộc
Lễ hội đền Trần Thương là một lễ hội lớn, chứa đựng nhiều giá trị văn hóa dân tộc

Cũng như những nơi thờ Hưng Đạo Đại Vương khác, đền Trần Thương tổ chức lễ hội tưởng nhớ vị anh hùng dân tộc này vào ngày 20 tháng 8 âm lịch hàng năm (dân gian có câu: Tháng Tám giỗ cha, tháng ba giỗ mẹ là để nói về hai lễ hội lớn về hai vị thánh: Đức thánh Trần (Trần Hưng Đạo), Đức thánh mẫu (Liễu Hạnh)). Lễ hội theo quy định được tổ chức 3 ngày nhưng trên thực tế có thể dài hơn bởi vì số lượng người về lễ đăng ký dự tế khá đông nên cần thêm ngày để bố trí cho các đội tế. Mỗi ngày có 4 đến 5 đám tế, từ rằm tháng 8 đã có đoàn đến tế ở đền.

Tags: phuong tien giao thong, diem du lich ha nam, dac san ha nam, khach san ha nam

Từ khóa » đền Trần Hà Nam