Về Thể Thức, Kỹ Thuật Trình Bày Thành Phần "Nơi Nhận" Trong Văn Bản ...
Có thể bạn quan tâm
Ngày 22 tháng 02 năm 2017, Sở Nội vụ phát hành Công văn số 636/SNV-CCVTLT về việc thể thức, kỹ thuật trình bày thành phần "Nơi nhận" trong văn bản hành chính.
Theo đó, Công văn có nội dung chủ yếu:
Qua công tác kiểm tra, rà soát về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản của các cơ quan, tổ chức (gọi tắt cơ quan), kết quả cho thấy thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản tại một số cơ quan thực hiện khá tốt, tuy nhiên, còn một số điểm chưa phù hợp với quy định nhất là thể thức và kỹ thuật trình bày “Nơi nhận” trong văn bản.
Căn cứ Thông tư số 01/2011/TT-BNV ngày 19 tháng 01 năm 2011 của Bộ Nội vụ về hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính, Sở Nội vụ đề nghị các cơ quan, tổ chức rà soát và điều chỉnh thể thức và kỹ thuật trình bày của Nơi nhận trong văn bản như sau:
1. Thể thức “Nơi nhận”
Thể thức và kỹ thuật trình bày “Nơi nhận” được thực hiện theo quy định tại Điều 14 Thông tư số 01/2011/TT-BNV, một số nội dung cần lưu ý về thành phần này:
“Nơi nhận” là thành phần thể thức trong văn bản hành chính, bao gồm “Kính gửi” và “Nơi nhận” trong văn bản. Các trường hợp cụ thể trong việc áp dụng hai yếu tố “Kính gửi” và “Nơi nhận” được xác định:
a) Văn bản là Công văn và Tờ trình: Phải áp dụng cả hai yếu tố “Kính gửi” và “Nơi nhận”.
b) Các văn bản có tên loại (trừ Tờ trình) được ban hành độc lập, không áp dụng yếu tố “Kính gửi” nhưng bắt buộc phải có thành phần “Nơi nhận” (trừ Thư công, Giấy đi đường). Các văn bản ban hành kèm theo, không áp dụng yếu tố “Nơi nhận”.
“Nơi nhận” dùng để xác định những cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân nhận văn bản và có trách nhiệm như để xem xét, giải quyết; để thi hành; để kiểm tra, giám sát; để báo cáo; để trao đổi công việc; để biết và để lưu.
2. Kỹ thuật trình bày “Nơi nhận”
Từ “Nơi nhận” được trình bày trên một dòng riêng (ngang hàng với dòng chữ quyền hạn, chức vụ của người ký và sát lề trái), sau có dấu hai chấm, bằng chữ in thường, cỡ chữ 12, kiểu chữ nghiêng, đậm;
Phần liệt kê các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân nhận văn bản được sắp xếp theo thứ tự:
Nhóm 1: Nhóm thực hiện văn bản;
Nhóm 2: Phải báo cáo hoặc để phối hợp thực hiện;
Nhóm 3: Nhóm lưu văn bản
Phần liệt kê này, trình bày bằng chữ in thường, cỡ chữ 11, kiểu chữ đứng; tên mỗi cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân hoặc mỗi nhóm cơ quan, tổ chức, đơn vị nhận văn bản được trình bày trên một dòng riêng, đầu dòng có gạch đầu dòng sát lề trái, cuối dòng có dấu chấm phẩu; riêng dòng cuối cùng bao gồm chữ Lưu sau có dấu hai chấm, tiếp theo là chữ viết tắt VT (Văn thư cơ quan), dấu phẩy, chữ viết tắt tên đơn vị (hoặc bộ phận) soạn thảo văn bản và số lượng bản lưu (trường hợp cần thiết), ký hiệu người soạn thảo, số lượng bản phát hành, cuối cùng là dấu chấm.
Sở Nội vụ đề nghị các cơ quan, tổ chức thực hiện việc kiểm tra, rà soát thể thức và kỹ thuật trình bày “Nơi nhận” theo các nội dung nêu trên./.
Tệp đính kèm
Từ khóa » Nơi Nhận Văn Bản được Trình Bày Theo Cách Nào
-
Cách Trình Bày, Kỹ Thuật Và Thể Thức Trình Bày Văn Bản Chuẩn
-
Nơi Nhận được Trình Bày Như Thế Nào Trong Văn Bản Hành Chính Của ...
-
Hỏi Về Vị Trí Trình Bày Nơi Nhận Văn Bản | Sở Nội Vụ Nam Định
-
Hướng Dẫn Cách Trình Bày Văn Bản CHUẨN Nghị định 30
-
Hướng Dẫn Thể Thức Và Kỹ Thuật Trình Bày Văn Bản Hành Chính
-
Thể Thức Văn Bản Chuẩn Nhất Theo Nghị định 30/2020
-
Thể Thức Văn Bản Hành Chính 2022 Theo Nghị định 30/2020/NĐ-CP
-
Văn Bản Hành Chính Là Gì? Đặc điểm Của Văn Bản Hành Chính?
-
Một Số điểm Mới Cần Lưu ý Khi Soạn Thảo Văn Bản Hành Chính Của ...
-
Một Số điểm Mới Về Công Tác Văn Thư Theo Quy định Của Chính Phủ
-
[DOC] II. TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC BAN HÀNH VĂN BẢN
-
HÌNH THỨC TRÌNH BÀY VĂN BẢN CÓ LIÊN QUAN ĐẾN DOANH ...
-
QUY ĐỊNH MỚI VỀ THỂ THỨC VÀ KỸ THUẬT TRÌNH BÀY VĂN ...
-
Cách Soạn Thảo, Trình Bày Văn Bản đúng Chuẩn Việt Nam Trên Word