Về Tích Luỹ Tư Bản - LUẬN VĂN: Lý Luận Của C.Mác Về Giá Trị Thặng ...

Sau phần trình bày giá trị thặng dư được nảy sinh từ tư bản như thế nào về mặt chất và lượng. C.Mác tiếp tục nghiên cứu tư bản nảy sinh từ giá trị thặng dư và lớn lên bằng cách nào. Toàn bộ vấn đề trên được trình bày trong lý luận tích luỹ tư bản.

Quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa được lặp đi, lặp lại và đổi mới không ngừng thông qua sự vận động của quá trình tái sản xuất. Nghiên cứu tích luỹ tư bản thông qua việc nghiên cứu tái sản xuất. Hình thức tiến hành của chủ nghĩa tư bản là

-51-

tái sản xuất mở rộng. Tái sản xuất mở rộng tư bản chủ nghĩa là sự lặp lại quá trình sản xuất với quy mô lớn hơn trước, với một lượng tư bản lớn hơn trước. Muốn vậy phải biến một bộ phận giá trị thặng dư thành tư bản phụ thêm. Việc sử dụng giá trị thặng dư làm tư bản, hay chuyển hoá giá trị thặng dư trở lại thành tư bản gọi là tích luỹ tư bản. Như vậy, thực chất tích luỹ tư bản là tư bản hoá giá trị thặng dư. Xét một cách cụ thể, tích luỹ tư bản là tái sản xuất ra tư bản với quy mô ngày càng mở rộng. Sở dĩ giá trị thặng dư có thẻ chuyển hoá thành tư bản được là vì giá trị thặng dư đã mang sẵn những yếu tố vật chất của tư bản mới.

Có thể minh hoạ tích luỹ tư bản và tái sản xuất mở rộng tư bản chủ nghĩa bằng ví dụ sau: Giả định nhà tư bản đầu tư 1000 USD với cấu tạo hữu cơ c/v = 4/1; tỷ suất giá trị thặng dư m' = 100%; tỷ lệ tích luỹ/tiêu dùng 50/50. Năm thứ nhất: 800c + (200v + 200m). Giả định 200m không bị nhà tư bản tiêu dùng tất cả cho cá nhân, mà được phân thành 100m1 + 100m2 (trong đó 100m2 giành cho tiêu dùng cá nhân của nhà tư bản, còn 100m1 dùng để tích luỹ). Phần giá trị thặng dư 100m1 dùng để tích luỹ được phân thành 80c1 + 20v1. Khi đó quy mô sản xuất của năm sau sẽ là 880c +( 220v + 220m) (nếu m', vẫn như cũ). Như vậy, vào năm thứ hai, quy mô tư bản bất biến và tư bản khả biến đều tăng lên, giá trị thặng dư cũng tăng lên tương ứng.

Nghiên cứu tích luỹ và tái sản xuất mở rộng tư bản chủ nghĩa cho phép rút ra những kết luận vạch rõ hơn bản chất của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa như sau.

Một là, nguồn gốc duy nhất của tư bản tích luỹ là giá trị thặng dư và tư bản tích luỹ chiếm một tỷ lệ ngày càng lớn trong toàn bộ tư bản. C.Mác nói rằng tư bản ứng trước chỉ là một giọt nước trong dòng sông của tích luỹ mà thôi. Trong quá trình sản xuất,một phàn m biến thành tư bản phụ thêm càng lớn thì m càng lớn, do đó lao động của công nhân trong quá khứ lại trở thành phương tiện mạnh mẽ để bóc lột chính người công nhân: Tư bản dùng của tước đoạt được trở thành phương tiện để mở rộng không ngừng sự tước đoạt được trở thành phương tiện để mở rộng không ngừng sự tước đoạt.

-52-

Hai là, quá trình tích luỹ đã làm cho quyền sở hữu trong nền sản xuất hàng hoá biến thành quyền chiếm hữu tư bản chủ nghĩa. Trong sản xuất hàng hoá giản đơn, người lao động là người chủ những tư liệu sản xuất và sản phẩm do họ sản xuất ra. Sự trao đổi giữa họ với nhau theo nguyên tắc ngang giá về cơ bản không dẫn tới việc người này chiếm đoạt lao động không công của người kia. Trái lại, trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, sự trao đổi giữa người lao động và nhà tư bản dẫn đến kết quả là nhà tư bản chẳng những chiếm một phần lao động của người công nhân, mà còn là người sở hữu hợp pháp lao động không công đó. Như vậy đã có sự thay đổi căn bản trong quan hệ sở hữu. Nhưng sự thay đổi đó không vi phạm quy luật giá trị.

Động cơ thúc đẩy tích luỹ và tái sản xuất mở rộng tư bản chủ nghĩa là quy luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản, quy luật m. Mục đích của sản xuất tư bản chủ nghĩa là sự lớn lên không ngừng của giá trị. Để thực hiện mục đích đó, các nhà tư bản không ngừng tích luỹ và tái sản xuất mở rộng, xem đó là phương tiện căn bản để tăng cường bóc lột công nhân.Suy cho đến cùng là bóc lột m tuyệt đối và m tương đối.

Mặt khác, do cạnh tranh, các nhà tư bản buộc phải không ngừng làm cho tư bản của mình tăng lên, bằng cách tăng nhanh tích luỹ tư bản. Nói như vậy hình như có mâu thuẫn giữa phần tiêu dùng của nhà tư bản và phần tích luỹ. Thật ra, trong buổi đầu của sản xuất tư bản chủ nghĩa, sự ham muốn làm giàu của các nhà tư bản thường chi phối tuyệt đối,Mác đã chỉ ra “ Nừu người vô sản là cáI máy sản xuất ra m thì nhà tư bản là cáI máy gom góp m thành tư bản”1.Nhưng đến một trình độ phát triển nhất định, sự tiêu dùng xa hoa, hoang phí của các nhà tư bản ngày càng tăng lên theo sự tích luỹ tư bản.

Về những nhân tố quyết định quy mô của tích luỹ tư bản

Thực tế, quá trình tích luỹ tư bản cho thấy, với một khối lượng giá trị thặng dư nhất định thì quy mô của tích luỹ phụ thuộc vào tỷ lệ phân chia khối lượng giá trị thặng dư đó thành quỹ tiêu dùng của nhà tư bản. Nếu tỷ lệ phân chia đó đã cho

-53-

sẵn, thì rõ ràng đại lượng của tư bản tích luỹ sẽ do đại lượng tuyệt đối của giá trị thặng dư m quyết định. Do đó những nhân tố quyết định quy mô của tích luỹ chính là những nhân tố quyết định quy mô của khối lượng giá trị thặng dư (M). Những nhân tố đó là:

Một là, nâng cao mức độ bóc lột sức lao động (m').

Nâng cao mức độ bóc lột sức lao động bằng cách cắt xén vào tiền công. Khi nghiên cứu sự sản xuất ra giá trị thặng dư, C.Mác giả định rằng sự trao đổi giữa công nhân và nhà tư bản là sự trao đổi ngang giá đã bao hàm bóc lột giá trị thặng dư. Nhưng trong thực tế, công nhân bị nhà tư bản tìm mọi cánh chiếm đoạt một phần lao động tất yếu, bị cắt xén một phần tiền công. Việc cắt xén tiền công giữ vai trò quan trọng trong quá trình tích luỹ tư bản.Vì vậy đã biến một phần quỹ tiêu dùng của công nhân thành quỹ tích luỹ tư bản.

Nâng cao mức độ bóc lột bằng cách tăng cường độ lao động và kéo dài ngày lao động. Việc tăng cường độ lao động và kéo dài ngày lao động rõ ràng làm tăng thêm giá trị thặng dư, do đó làm tăng bộ phận giá trị thặng dư được tư bản hoá, tức là làm tăng tích luỹ. Ngoài ra nhà tư bản còn áp dụng chế độ ca, kíp, ảnh hưởng này còn thể hiện ở chỗ số lượng lao động tăng thêm mà nhà tư bản chiếm không do tăng cường độ lao động , kéo dài ngày lao độngvà tăng ca kíp không đòi hỏi phải tăng thêm tư bản một cách tương ứng (không đòi hỏi phải tăng thêm số lượng công nhân, tăng thêm máy móc, thiết bị, mà hầu như chỉ cần tăng thêm sự hao phí nguyên liệu.Vấn đề này còn được C. Mác phân tích sâu hơn khi phân tích lợi ích đói với 3 ngành sản xuất công nghiệp khai thác,Ngành nông nghiệp, ngành công nghiệp chế biến ở tập 23 trang 850,851.

Hai là, trình độ tăng năng suất lao động xã hội.

Việc nâng cao năng suất lao động làm tăng thêm giá trị thặng dư, do đó tăng thêm bộ phận giá trị thặng dư được tư bản hoá. Song, vấn đề ở đây là tích luỹ không chỉ được quyết định bởi khối lượng giá trị thặng dư, mà còn bởi khối lượng tư liệu

-54-

sản xuất và tư liệu tiêu dùng do khối lượng giá trị thặng dư có thể chuyển hoá thành. Như vậy, năng suất lao động sẽ tăng làm tăng thêm những yếu tố vật chất để biến giá trị thặng dư thành tư bản mới. Do đó làm tăng quy mô của tích luỹ.Đồng thời khi năng suất lao động xã hội tăng: một mặt, với một số tư bản nhất định dành cho tích luỹ, có thể mua được nhiều tư liệu sản xuất hơn vì giá cả của tư liệu sản suất ngày càng rẻ đi. Mặt khác, tư bản có thể trích một phàn trong quỹ tiêu dùng của mình để mở rộng sản xuất mà vẫn duy trì được sinh hoạt bình thường,vì giá của những tư liệu sản xuất cũng ngày càng rẻ đi.

Năng suất lao động cao thì lao động sống sử dụng được nhiều lao động quá khứ hơn, lao động quá khứ đó lại tái hiện dưới hình thái có ích mới, chúng làm chức năng tư bản để sản xuất ra tư bản càng nhiều, do đó mà quy mô của tư bản tích luỹ càng lớn. Như vậy, năng suất lao động là nhân tố quan trọng quyết định quy mô của tích luỹ.

Ba là, sự chênh lệch ngày càng lớn giữa tư bản sử dụng và tư bản tiêu dùng.

Trong quá trình sản xuất, tất cả các bộ phận cấu thành của máy móc đều hoạt động, tức là máy móc tham gia toàn bộ vào quá trình sản xuất, nhưng chúng chỉ hao mòn dần, do đó giá trị của chúng được chuyển dần từng phần vào sản phẩm. Vì vậy, có sự chênh lệch giữa tư bản sử dụng và tư bản bị tiêu dùng. Mặc dù đã mất dần giá trị như vậy, nhưng trong suốt thời gian hoạt động, máy móc vẫn có tác dụng như khi còn đủ giá trị. Do đó, nếu không kể đến phần giá trị của máy móc chuyển vào sản phẩm trong từng thời gian, thì máy móc phục vụ không công chẳng khác gì lực lượng tự nhiên.

Lực lượng sản xuất xã hội càng phát triển, máy móc càng hiện đại, năng suất lao động càng cao, phần giá trị của nó chuyển vào sản phẩm trong từng thời gian càng nhỏ, thì sự chênh lệch giữa tư bản sử dụng và tư bản bị tiêu dùng càng lớn. Do đó, tư bản lợi dụng được những thành tựu của lao động quá khứ càng nhiều.

-55-

Bốn là, quy mô của tư bản ứng trước.

Với mọi điều kiện khác không đổi thì khối lượng giá trị thặng dư sẽ do khối lượng công nhân bị bóc lột quyết định. Do đó, quy mô của tư bản ứng trước, nhất là bộ phận tư bản khả biến càng lớn, thì giá trị thặng dư bóc lột được và quy mô tích luỹ cũng càng lớn.

Về quy luật chung của tích luỹ tư bản và xu hướng lịch sử của sự tích luỹ tư bản.

Nội dung cơ bản của quy luật tích luỹ tư bản có thể chỉ ra: Quá trình tích luỹ tư bản tất yếu dẫn đến hai hiện tượng trái ngược nhau: Tích luỹ sự giàu có về phía giai cấp tư sản và tích luỹ bần cùng về phía giai cấp công nhân. Kết luận trên được phân tích thông qua luận giải các nhân tố sau đây:

Một là, quá trình tích luỹ tư bản là quá trình tích tụ và tập trung tư bản ngày càng tăng

Quy mô của tư bản cá biệt tăng lên thông qua hai con đường tập trung và tích tụ tư bản.

Tích tụ tư bản là sự tăng thêm quy mô của tư bản cá biệt bằng cách tư bản hoá giá trị thặng dư.Tích tụ tư bản là kết quả trực tiếp của tích luỹ tư bản, biến tư bản”tiềm thế” thành tư bản sản xuất.

Khi nghiên cứu về tập trung tư bản C. Mác đã chỉ ra sự tập trung tư bản đến một trình độ nhát dịnh sẽ dẫn đến sự biến đổi về chất. Mục này được Lênin nghiên cứu ở phần chủ nghĩa tư bản độc quyền. Tập trung tư bản là sự tăng thêm quy mô của tư bản cá biệt bằng cách liên kết hay sáp nhập những tư bản cá biệt có sẵn trong xã hội thành một tư bản cá biệt khác lớn hơn.

Tích tụ và tập trung tư bản có quan hệ với nhau, nhưng không đồng nhất với nhau. Sự khác biệt này không chỉ về chất, mà còn khác nhau về mặt lượng.

Tập trung tư bản tuy không làm tăng quy mô tư bản xã hội, nhưng có vai trò rất lớn trong quá trình chuyển sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn tư bản chủ nghĩa và quá trình chuyển chủ nghĩa tư bản từ giai đoạn thấp lên giai đoạn cao.

-56-

Hai là, cấu tạo hữu cơ của tư bản

Quy mô của tư bản tăng lên thì cấu tạo của tư bản cũng có sự biến đổi. C.Mác phân biệt cấu tạo kỹ thuật, cấu tạo giá trị và cấu tạo hữu cơ của tư bản.

Về mặt hình thái vật chất, mỗi tư bản đều gồm có tư liệu sản xuất và sức lao động để sử dụng những tư liệu sản xuất đó. Tỷ lệ giữa số lượng tư liệu sản xuất và số lượng sức lao động sử dụng những tư liệu sản xuất đó trong quá trình sản xuất gọi là cấu tạo kỹ thuật của tư bản. Quan hệ này có tính tất yếu về mặt kỹ thuật, do trình độ phát triển của lực lượng sản xuất quyết định. Để tính cấu tạo kỹ thuật của tư bản, người ta thường dùng chỉ tiêu như số năng lượng, hoặc số lượng máy móc do một công nhân sử dụng trong sản xuất, ví dụ, 100kw điện/1 công nhân; 10 máy dệt/1 công nhân,vv…

Cấu tạo kỹ thuật của tư bản ngày càng tăng lên cùng với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.

Về mặt giá trị, mỗi tư bản đều chia làm hai phần: tư bản bất biến (c) và tư bản khả biến (v). Tỷ lệ giữa tư bản bất biến và tư bản khả biến cần thiết để tiến hành sản xuất gọi là cấu tạo giá trị tư bản.Thực chất cấu tạo giá trị chính là việc tiền tệ hoá cấu tạo kỹ thuật. Ví dụ, một tư bản mà đại lượng của nó là 1.800 đôla, trong đó giá trị tư liệu sản xuất là 1.200 đôla, còn giá trị sức lao động là: 600 đôla thì cấu tạo giá trị tư bản là: 1.200 đôla : 600 đôla = 2 : 1.

Cấu tạo kỹ thuật và cấu tạo giá trị của tư bản có quan hệ qua lại chặt chẽ với nhau. Nói chung, những sự thay đổi trong cấu tạo kỹ thuật của tư bản sẽ dẫn đến những sự thay đổi trong cấu tạo giá trị tư bản. Để biểu hiện mối quan hệ giữa cấu tạo kỹ thuật và cấu tạo giá trị tư bản. C.Mác dùng phạm trù cấu tạo hữu cơ của tư bản.

Cấu tạo hữu cơ tư bản là cấu tạo giá trị của tư bản do cấu tạo kỹ thuật của tư bản quyết định, và phản ánh những biến đổi của cấu tạo kỹ thuật đó. Ký hiệu: c/v

C.Mác viết: "... Tôi gọi kết cấu giá trị của tư bản là kết cấu hữu cơ của tư bản trong chừng mực mà kết cấu giá trị ấy được quyết định bởi kết cấu kỹ thuật của tư

-57-

bản và phản ánh những sự thay đổi của kết cấu kỹ thuật này"13.

Cấu tạo hữu cơ của tư bản tăng lên là một quy luật kinh tế của chủ nghĩa tư bản. Trong quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản, cấu tạo kỹ thuật của tư bản ngày càng tăng, do đó cấu tạo giá trị của tư bản phản ánh cấu tạo kỹ thuật của tư bản cũng tăng nên cấu tạo hữu cơ của tư bản cũng ngày càng tăng lên. Hơn nữa, việc nâng cao cấu tạo hữu cơ của tư bản còn do yêu cầu của quy luật giá trị thặng dư và quy luật cạnh tranh chi phối. Khi c/v tăng thể hiện c tăng lên tuyệt đối và tương đối; v tăng lên tuyệt đối và giảm đI tương đối. ( Vì máy móc hiện đại sẽ cần ít lao động sống hơn). Hiện tượng v giảm sẽ ảnh hưỏng đến cung trên thị trường sức lao đọng lớn hơn cầu, do đó, giá cả sức lao động có xu hướng giảm xuống.

Từ khóa » Tích Luỹ Tư Bản Giá Trị Thặng Dư