Vẽ Trang Trí - MyThuatMS

Vẽ trang trí

Vẽ trang trí

Thời nào cũng vậy, con người luôn ngưỡng mộ trước cái đẹp.

Những nhà khảo cổ đã khai quật từ lòng đất hàng trăm vật dụng nguyên thủy như bình vại, đồ thờ được trang trí một cách thô sơ từ các nền văn minh cổ như Hy Lạp, Ai Cập. Cũng vậy, thổ dân Châu Phi, châu Đại Dương và Mexico đã trang trí trên y phục, thậm chí là xăm minh với những hoa văn hay đường nét mang tính nghệ thuật.

Những đường nét trang trí ban đầu chỉ là những nét vạch bằng ngón tay trên đất sét, rồi đến những đường nét thô sơ, sau đó mới đến hình thú vật trên những chiếc bình sứ diễn tả: cảnh săn bắn, chiến đấu…

Vậy nghệ thuật trang trí là gì? Đó là một thứ bản năng về cái đẹp liên kết với một cảm tính phức tạp hơn: thị hiếu. Thị hiếu không phải là bản năng, thị hiếu có được là do nghiên cứu, quan sát, so sánh, hiểu biết về thiên nhiên và quy tắc trang trí. Đó chính là sự cân đối, nhịp nhàng, sống động.

Trong trang trí, bối cảnh không phải là tất cả. Bối cảnh lệ thuộc vào mặt nền, vào một hiệu ứng nhất định. Một bức tranh vẽ trên tường lớn không giống như trên giá vẽ, mà phải quan tâm đến bức tường. Bức tranh ấy phải tạo được một cảm giác yên tĩnh và thư thái.

Những nghệ sĩ như Pierro della Francesca, Giotto đều cảm nhận được điều này.

Trang trí trong kiến trúc cũng tuân thủ những luật lệ ấy. Khi những ngôi nhà thờ đầu tiên được xây dựng, chỉ có những khối lớn được dựng lên mà không có phần trang trí, chúng có vẻ đơn điệu. Về sau, những kiến trúc sư và thợ thủ công quyết định thêm vào một số chi tiết nhằm tạo cảm hứng cho người xem khi chiêm ngưỡng tác phẩm.

Với nhiều tiểu xảo họa sĩ đã thể hiện được sự sống động nhưng vẫn giữ được nguyên cấu trúc của nhà thờ.

Phong cách là cách mà mỗi thời đại nhìn nhận và thể hiện thiên nhiên. Đó là nguồn cảm hứng được kế thừa từ những thời đại trước. Do đó nghệ thuật cổ Ai Cập đã gây ảnh hưởng đối với nghệ thuật Hy Lạp và đến lượt Hy Lạp lại gây ảnh hưởng đến phong cách nghệ thuật của La Mã.

Khi đã nắm được những nguyên lý và những luật lệ chính, bạn sẽ hiểu cấu tạo của hình dạng, đường nét và cấu trúc. Bắt đầu từ kiểu cách đơn giản nhất, bạn sẽ tìm được những mối liên kết hình học, thuật dùng dấu chấm, dùng hình vuông, hình tam giác, dùng dải, khuôn trong tranh… Hãy tập vẽ những đường thẳng, những đường cong, mảng, vệt, cây, hoa, thú vật và cuối cùng là diện mạo của con người với sự khéo léo.

* Vẽ các đường nét:

trang tri 1

Mỗi đường nét, tùy theo nét đậm hoặc nét mảnh, đi hàng đôi hoặc hàng ba, cong, gãy hay lặp lại… đều có thể tạo nên một kiểu trang trí và gợi ý cho nhiều sáng tạo khác. Khi bắt đầu bằng chữ S, hãy quan sát những họa tiết trang trí khác nhau mà ta có thể tạo ra như họa tiết dùng trong đồ họa, vẽ bìa sách…

trang tri 2

Mỗi đường nét đều nói lên một điều gì đó. Hãy tạo sự cân bằng giữa các đường nét và đường cong, nên luyện tập mọi cách thể hiện khi cần thiết.

Đó chính là sự luyện tập hoàn hảo nhất cho nghệ thuật đồ họa và trang trí (nghiên cứu các họa tiết của một tấm áp phích, giấy dán tường, vải) và những cách phối hợp rất đa dạng.

* Trang trí hình vuông và tam giác:

trang tri 3

Hình vuông và tam giác là những dạng hình học đơn giản có thể kết hợp lại dưới nhiều hình thức khác nhau khi ta chia mặt phẳng làm nhiều phần: đường xoắn, những hình thể trang trí, những họa tiết đen và trắng… Hình vuông có thể cung cấp họa tiết trang trí cho một bìa sách, một nhãn hiệu, hay một dãy trang trí. Cũng thực hiện như vậy đối với hình tam giác.

Luật đối xứng không bắt buộc trong việc nghiên cứu này. Những sáng tác mới khác xa với công thức cũ.

* Trang trí với vòng tròn và chấm:

trang tri 4

Vòng tròn là căn bản của nhiều họa tiết trang trí (hãy xem những hoa thị kiểu gô tíc). Chấm tròn, tam giác, hình bầu dục… có thể kết hợp lại theo nhiều cách khác nhau và tạo ra những hình ảnh đẹp mắt.

Bạn hãy tìm thêm những họa tiết để trang trí các loại đĩa, hãy nghiên cứu cách thể hiện những đường nét cùng các dấu chấm; các đường cong…

* Trang trí trên hình bầu dục và xoắn:

trang tri 5

Có rất nhiều cách vẽ hình thoi bằng compa với 4 điểm đánh dấu trên đường chữ thập hay với một băng giấy. Vẽ đường xoắn ốc cũng thế. Ở cuối trang chúng tôi đưa ra một số minh họa về nghệ thuật cắt dán, tạo mảng, cách dùng và đường nét và mảng với mục đích dành cho trang trí và quảng cáo.

* Những quy tắc trang trí:

trang tri 6

Có những nguyên tắc chi phối nghệ thuật trang trí. Những phần đã được trang trí đối lập với những phần để không, những màu sẫm đối lập với những màu nhạt, chỗ đầy đối lập với chỗ vơi…

Kỹ thuật tạo nền rất thịnh hành được dùng trong in vải, giấy dán, giấy vẽ.

Trên một hệ thống đường nét tạo nên họa tiết, những kiểu vẽ có thể được thể hiện bằng nhiều cách khác nhau. Những mẫu vẽ trên cho thấy nhiều họa tiết được lặp lại, đảo ngược, luân chuyển đặt đối xứng và kết hợp với nhau.

* Hình dáng và sự trang trí:

trang tri 7

Đồ gốm là một dẫn chứng tốt nhất cho thấy hình dáng và sự trang trí có quy tắc riêng. Hình dạng được tạo nên theo nhu cầu sử dụng thực tiễn của vật và sự trang trí cũng theo bề ngoài của nó.

Qua những tranh vẽ phía dưới, chúng ta thấy cùng một họa tiết thể hiện trên gỗ, trên sắt, trên cửa thủy tinh màu có sự biến đổi như thế nào.

Họa tiết phải phù hợp với vật liệu để việc trang trí đạt được hiệu quả tốt.

* Trang trí với chủ đề trừu tượng:

trang tri 8

Ở đây chúng ta sẽ tìm những kiểu vẽ trừu tượng để tạo nền, đường xoắn…

Những đường cong, hoa văn, vệt, đường xoắn ốc là cơ sở nghiên cứu của chúng ta.

Hình vẽ cuối cùng cho thấy những nét vẽ được thực hiện theo phong cách hiện thực.

* Trang trí với chủ đề hoa:

trang tri 9

Sự phong phú của hoa giúp cho việc trang trí trở nên dễ dàng (giấy vẽ, đồ khảm, vải), nhờ những kiểu cách và sự thể hiện khác nhau.

Những bản vẽ trên cho thấy một vài chủ đề tương phản, loại dùng để khắc trên gỗ và những họa tiết kiểu Nhật Bản.

* Trang trí với chủ đề động vật:

trang tri 10

Chúng ta hãy tìm hiểu thêm những chủ đề trang trí từ các bài ký họa đầu tiên. Những tranh vẽ trên là các họa tiết về chủ đề xiếc và sự thích hợp của chúng.

Những tấm vải phủ đồ đạc trong nhà, hay giấy dán tường phòng trẻ em đều sử dụng họa tiết trang trí mà trên đó loài vật (như khỉ, chim cánh cụt, voi) thường được vẽ dưới dạng hài hước. Những họa tiết này được bố trí ở khoảng cách đều đặn.

* Trang trí với những chủ đề khác:

trang tri 11

Những nghiên cứu khác nhau là mục đích tạo nên chủ đề của trang này. Từ những họa tiết trên vải Cachemire đến các bức vẽ hiện đại qua việc sáng tạo đường nét và mảng, vẽ trang trí bằng nét nổi hay chìm.

Hãy quan sát xem bạn phải luyện trí tưởng tượng theo chiều hướng nào.

* Phong cách trang trí:

trang tri 12

Mỗi thời đại đều đánh dấu bằng một phong cách nghệ thuật riêng.

Trên đây là những bản vẽ mà người Ai Cập, Assirien, Nhật, La Mã, những họa sĩ thời Phục Hưng đã thể hiện với chủ đề cánh chim.

Họa sĩ đã thể hiện cánh chim theo thị hiếu của mình, khi thì hiện thực khi thì thể hiện bằng những đường thẳng và đường cong.

* Pa-nô trang trí:

trang tri 13

Sau khi vẽ nhiều bản vẽ cùng một chủ đề, ví dụ vẽ biển, chúng ta tìm một bố cục sáng tác qua những bức phác thảo đầu tiên. Khi đã chọn bức phác thảo đó, chúng ta chia trang giấy thành nhiều ô vuông nhỏ và phóng to bức tranh lên, sau đó làm nổi bật đường nét cho phù hợp với chủ đề.

* Trang trí bình phong và thảm:

trang tri 14

Chúng ta hãy xem làm thế nào để phóng tác một chủ đề trang trí lên thảm, bình phong hay trần nhà. Đề tài trang trí nhẹ nhàng, đường nét hài hòa sẽ đem đến cảm giác thoải mái.

* Trang trí nội thất:

trang tri 15

Những bức minh họa trên cho thấy làm thế nào để tạo ra sự hài hòa trong nghệ thuật trang trí: những chiếc ghế bành tiện nghi, lò sưởi, những khung cửa kính rộng, thảm trải nền…

trang tri 16

Trong những bức minh họa trên, chúng ta thấy sự khác biệt của những kiểu trang trí: một căn phòng thời Hội đồng chấp chính khác với căn phòng thời vua Louis XV hay một phòng khách thời đế chế.

Trong những bức vẽ khác chúng ta thấy phối cảnh một phòng ăn hay một kiểu trang trí hiện đại trong phòng ngủ.

>>> Màu sắc trong tranh

>>> Bố cục trong tranh

>>> Vẽ phong cảnh

Từ khóa » Cách Vẽ Chữ Trang Trí Lớp 4