Vecto Chỉ Phương Của đường Thẳng Là Gì? Định ... - DINHNGHIA.VN

Số lượt đọc bài viết: 148.941

Vecto chỉ phương của đường thẳng là gì? Vecto chỉ phương trong oxyz như nào? Vecto chỉ phương của 2 điểm? Cách chuyển từ vecto chỉ phương sang vecto pháp tuyến? Cách tìm vectơ chỉ phương của đường thẳng trong không gian? Viết phương trình đường thẳng biết vectơ pháp tuyến? Đây là những vấn đề được rất nhiều học sinh quan tâm. Trong bài viết sau, hãy cùng DINHNGHIA.VN tìm hiểu về chủ đề này nhé.

MỤC LỤC

  • Vecto chỉ phương của đường thẳng là gì?
    • Định nghĩa vecto chỉ phương của đường thẳng
    • Hệ số góc và vecto chỉ phương của đường thẳng
    • Phương trình tham số của đường thẳng

Vecto chỉ phương của đường thẳng là gì?

Định nghĩa vecto chỉ phương của đường thẳng

Cho đường thẳng \(\Delta\). Ta có vecto \(\vec{u}\neq \vec{0}\) gọi là vecto chỉ phương ( viết tắt: VTCP) của đường thẳng \(\Delta\) nếu giá của nó song song hoặc trùng với \(\Delta\).

Vậy, giá của một vecto là gì? Giá của một vecto chính là đường thẳng đi qua điểm gốc và điểm ngọn của vecto đó.

Nhận xét

  • Nếu \(\vec{u}\) là vecto chỉ phương của  \(\Delta\) thì \(k\vec{u}\left ( k\neq 0 \right )\) cũng là VTCP của \(\Delta\). Do vậy, một đường thẳng có vô số vecto chỉ phương.
  • Một đường thẳng hoàn toàn được xác định khi biết một điểm \(\in\) nó và VTCP của đường thẳng đó.
  • VTCP và VTPT (Vecto pháp tuyến) vuông góc với nhau. Do đó, nếu  \(\Delta\) có một VTCP là \(\vec{u}=\left ( a ;b\right )\) thì \(\vec{n}=\left ( -b;a \right )\) là một VTPT của \(\Delta\).
hình ảnh vecto chỉ phương của đường thẳng
Hình ảnh vecto chỉ phương của đường thẳng

Hệ số góc và vecto chỉ phương của đường thẳng

Với đường thẳng d, hệ số góc k, phương trình của d có dạng: \(y=kx+m\) hay \(kx-y+m=0\)

Khi đó một vecto pháp tuyến của d là \(\vec{n}=\left ( k;-1 \right )\).

Suy ra một vecto chỉ phương của d là \(\vec{u}=\left ( 1;k \right )\).

Vậy đường thẳng có hệ số góc k thì có một vectơ chỉ phương là  \(\vec{u}=\left ( 1;k \right )\).

Phương trình tham số của đường thẳng

Tìm hiểu về chủ đề này, chúng ta không thể không nhắc đến phần phương trình tham số của đường thẳng với những nội dung như sau:

Định lý phương trình tham số của đường thẳng

Đường thẳng \(\Delta\) đi qua điểm \(M_{0}\left ( x_{0} ;y_{0}\right )\)  và nhận vecto \(\vec{u}=\left ( a ;b\right )\) làm vecto chỉ phương có phương trình tham số là:

\(\Delta :\left\{\begin{matrix} x & = & x_{0}+at\\ y& = & y_{0}+bt \end{matrix}\right.\)

Nhận xét:

  • Khi hệ số \(u_{1}\neq 0\) thì tỉ số \(k=\frac{u_{1}}{u_{2}}\) được gọi là hệ số góc của đường thẳng.

Suy ra, ta có phương trình đường thẳng  \(\Delta\) đi qua điểm \(M_{0}\left ( x_{0} ;y_{0}\right )\) và có hệ số góc k là: \(y-y_{0}=k\left ( x-x_{0} \right )\)

  • Hệ số góc \(k=tan\alpha\) với góc \(\alpha\)  là góc của đường thẳng \(\Delta\) hợp với chiều dương của trục Ox.
  • Nếu \(a=0,b\neq 0\)  thì đó là phương trình của một đường thẳng \(//Oy\), có PTTQ: \(x-x_{0}=0.
  • Nếu \) \(b=0,a\neq 0\) thì đó là phương trình của một đường thẳng \(//Ox\), có PTTQ là: \(y-y_{0}=0.

Ví dụ:  Lập PTTS của đường thẳng [latex]\Delta\) đi qua hai điểm \(A\left ( -2;3 \right ), B\left ( 5;-2 \right )\)

Cách giải: 

Đường thẳng \(\Delta\) đi qua 2 điểm \(A\left ( -2;3 \right ), B\left ( 5;-2 \right )\), do đó vecto chỉ phương của  \(\Delta\) là \(\vec{u}\left ( 7;-5\right )\)

Suy ra phương trình tham số của \(\Delta\) là \(\left\{\begin{matrix} x & = &-2+7t \\ y& = & 3-5t \end{matrix}\right.\).

Trên đây Dinhnghia.vn đã tổng hợp những kiến thức, hy vọng có thể cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích phục vụ cho quá trình học tập. Nếu có bất cứ câu hỏi nào liên quan đến chủ đề vecto chỉ phương, mời bạn để lại nhận xét để cùng Dinhnghia.vn tìm hiểu thêm nhé.

Xem thêm bài giảng về vecto của đường thẳng dưới đây:

(Nguồn: www.youtube.com)

4.1/5 - (9 bình chọn) Please follow and like us:errorfb-share-icon Tweet fb-share-icon

Từ khóa » Ví Dụ Về Vecto Chỉ Phương