Vectơ Là Gì? Các định Nghĩa Về Vectơ - Môn Toán - Lớp 10

Đối với học sinh lớp 10, vectơ là một khái niệm hoàn toàn mới lạ vì vậy ở bài viết này chúng ta sẽ cùng thầy Lưu Huy Thưởng (giáo viên môn Toán tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI )cùng tìm hiểu về vectơ.

Mục lục

1. Định nghĩa vectơ 2. Hai Vectơ cùng phương 3. Vectơ cùng hướng – vectơ bằng nhau 4. Vectơ- không

1. Định nghĩa vectơ

Cho hai điểm phân biệt A và B gọi là đoạn thẳng AB (có thể gọi là đoạn thẳng BA) không có sự khác nhau về bản chất. (ví dụ: ảnh dưới) TOPCLASS 2024 - CHƯƠNG TRÌNH HỌC TOÀN DIỆN NẮM CHẮC KIẾN THỨC LỚP 10 - BẤT CHẤP CHƯƠNG TRÌNH HỌC MỚI

  • RÈN LUYỆN KỸ NĂNG TỰ HỌC - TƯ DUY GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
  • ĐA DẠNG HÌNH THỨC HỌC - PHÙ HỢP MỌI NHU CẦU
  • TOP THẦY CÔ DANH TIẾNG ĐỒNG HÀNH PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN KIẾN THỨC & KỸ NĂNG
  • DỊCH VỤ HỖ TRỢ ĐỒNG HÀNH TRONG SUỐT QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
Ưu đãi đặt chỗ sớm - Giảm đến 45%! Áp dụng cho PHHS đăng ký trong tháng này! HỌC THỬ MIỄN PHÍ ĐĂNG KÝ NGAY

Trong thực tế, với 2 vị trí khác nhau, chúng ta cần chiều đi của nó. Ví dụ: chiều Hà Nội vào TP.HCM sẽ khác chiều đi từ TP.HCM ra Hà Nội. Vì vậy, trong toán học, để biểu diễn chiều đi của nó: Chiều đi từ A tới B hoặc từ B tới A, người ta sẽ có khái niệm vectơ ra đời. Cụ thể như sau:

  • Chiều đi từ A tới B (ví dụ: ảnh dưới)Ta có vectơ AB, trong đó A là điểm đầu, B là điểm cuối.
  • Chiều đi từ B tới A (ví dụ: ảnh dưới)

Ta có vecto BA, trong đó B được gọi là điểm đầu, A được gọi là điểm cuối

Như vậy, cho hai điểm phân biệt A và B để biểu diễn chiều đi của đoạn thẳng AB ta sử dụng vectơ AB. 

=> Định nghĩa vectơ: Vectơ là một đoạn thẳng có hướng.

Kí hiệu: Người ta sẽ dùng điểm đầu và điểm cuối của véc tơ để thể hiện vectơ bằng chữ in hoa, ngoài ra có thể sử dụng chữ in thường

Ví dụ: 

2. Hai Vectơ cùng phương

Với đoạn thẳng AB ta sẽ dựng đường thẳng AB, với 2 điểm A và B ta có hai vectơ AB và BA thì ta thấy rằng vectơ AB nằm toàn bộ trên đường thẳng AB thì kho đó ta nói rằng đường thẳng AB là giá của vectơ AB.

=> Giá của vectơ là một đường thẳng chứa vectơ đó.

Cho 2 đường thẳng d1 và d2 song song với nhau, với các điểm A,B,C,D,E,F (như hình) ta xét vectơ AB, vectơ BC, vectơ ED, vectơ EF.

Vectơ AB, vectơ BC có giá là d1 là các vectơ cùng phương với nhau.

Vectơ ED, vectơ EF có giá là d2 là các vectơ cùng phương với nhau.

=> Hai vectơ cùng phương là hai vectơ có giá song song hoặc trùng nhau

Ví dụ: 

3. Vectơ cùng hướng – vectơ bằng nhau

a, Vectơ cùng hướng: Là hai vectơ cùng phương và có chiều giống nhau

Xét hình bình hành ABCD tìm véc tơ cùng phương với vectơ AB được lấy từ 4 điểm ABCD thỏa mãn điểm đầu và điểm cuối khác nhau. 

Ta thấy rằng vectơ AB cùng hướng từ trái sang phải với vectơ DC nên đây là hai vectơ cùng hương với nhau.

Chú ý: Hai vectơ cùng phương thì có thể cùng hướng hoặc ngược hướng.

Từ đó ta có kết luận trong việc chứng minh 3 điểm thẳng hàng. Ta có 3 điểm phân biệt A, B,C để chứng minh 3 điểm này thẳng hàng ta sẽ xét tính cùng phương của vectơ AB và AC hoặc AB và BC. Nếu 2 vectơ này cùng phương thì suy ra 3 điểm A,B,C thẳng hàng và ngược lại. b,Vectơ bằng nhau: Là hai vectơ cùng hướng và cùng độ dài

Ta có vectơ AB có điểm đầu là A điểm cuối là B thì độ dài vectơ AB chính là độ dài của đoạn thẳng AB. 

Độ dài của vectơ là khoảng cách giữa điểm đầu và điểm cuối của nó.

Xét hình bình hành ABCD ta có AB=DC, AB//DC và cùng hướng với nhau nên vectơ AB bằng vectơ CD. 

Trong mặt phẳng cho trước một vectơ và một điểm cố định bất kì ta sẽ xác định được một  điểm sao cho vectơ có điểm đầu cho trước và vectơ vừa cho là hai vectơ bằng nhau.

Ví dụ:  4. Vectơ- không Là vectơ là vectơ có điểm đầu và điểm cuối trùng nhau Tính chất:

  • Vectơ không cùng phương và cung hướng với mọi vectơ
  • Mọi vectơ không đều bằng nhau
  • Độ dài của vectơ không luôn luôn bằng không

Hy vọng với bài viết kèm video giảng dạy của thầy Lưu Huy Thưởng về vectơ sẽ giúp ích cho các em trong quá trình nhập môn đại số 10.

Từ khóa » định Lý Véc Tơ