Vẹm Xanh: Kỹ Thuật Sản Xuất Giống Và Nuôi Thương Phẩm
Có thể bạn quan tâm
Hướng dẫn nuôi vẹm xanh
Vẹm xanh hay vẹm vỏ xanh (Perna viridis Linne, 1758) là một loài động vật thân mềm hai mảnh vỏ, sống phân bố rộng khắp ở các vùng biển nhiệt đới và á nhiệt đới, trong đó có Việt Nam.
Theo độ sâu, chúng phân bố từ trên dưới tuyến hạ triều đến 20m nước, ở độ sâu 5 – 6m nước có mật độ tương đối cao. Vẹm vỏ xanh là loài có giá trị kinh tế, hàm lượng chất dinh dưỡng cao, được nuôi phổ biến làm nguồn thực phẩm cho con người và những đối tượng nuôi khác.
- Chia sẻ kinh nghiệm nuôi trùng trục ở Trung Quốc
Trong tự nhiên, vẹm xanh thành thục quanh năm nhưng tập trung vào hai vụ chính là các tháng 1 – 5 và tháng 8 – 10. Tuyến sinh dục của vẹm tồn tại ở 3 hình thức: đực, cái và lưỡng tính. Khi vẹm thành thục, tuyến sinh dục của con đực màu trắng sữa, con cái màu đỏ cam.
Chọn giống và kích thích phóng tinh, đẻ trứng
Vẹm được chọn cho đẻ là những cá thể khỏe mạnh, có kích thuớc từ 85 – 100mm, tức là vẹm đã trên 1 năm tuổi tính từ giai đoạn ấu trùng, đây là giai đoạn vẹm có tuyến sinh dục phát triển chín muồi. Nuôi từ 3 – 7 ngày, cho ăn các loài tảo đơn bào như: Chaetoceros sp, Nanochlopsis sp, Platymonas sp… và thường xuyên sục khí, thay 40 – 60% nước hàng ngày.
Sau khi làm vệ sinh vỏ, dội qua nước ngọt, nước biển và đem rải đều phơi nắng 20 – 30 phút, cho vào lồng treo trên bể đẻ đã chuẩn bị sẵn. Tiếp tục dùng vòi dội mạnh nước mặn đã được lọc sạch đã qua xử lý chlorine hoặc viên aquasep. Qua nhiều công đoạn, vẹm bố mẹ bị kích thích, trứng, tinh trùng được phóng ra và thụ tinh trong nước. Khi ngửi thấy mùi tanh, kiểm tra dưới kính hiển vi có trứng được thụ tinh thì vớt vẹm bố mẹ ra ngoài.
Ương ấu trùng nổi
Sau khi trứng thụ tinh phát triển thành ấu trùng chữ D (Veliger) sẽ được chuyển sang bể ương ấu trùng. Mật độ ấu trùng từ 2 – 3,5 con/ml. Thêm nước trong những ngày đầu và thay từ 25 – 30% nước từ ngày thứ 5 trở đi. Kiểm tra kích thước ấu trùng 2 ngày/lần. Giai đoạn ấu trùng chữ D cho ăn tảo đơn bào Nanochloropsis sp, Chaetoceros sp… lượng tảo cho ăn 5 – 10 ngàn tế bào/ml, ngày cho ăn 2 lần vào sáng và chiều mát. Từ giai đoạn tiền kỳ đỉnh vỏ về sau, ban đêm vào 21 – 22 giờ có thể cho ăn thêm men bánh mì. Thời gian này, độ mặn của nước phải đảm bảo từ 30 – 34%; sục khí 24/24 giờ để đảm bảo nhiệt độ 24 – 30oC.
Thu ấu trùng và phương pháp nuôi
Thả vật bám làm từ dây nylon, tấm nhựa, lưới… được vệ sinh sạch để ấu trùng bám khi ấu trùng có điểm mắt. Có thể thu được con giống cỡ 3 – 5mm sau khoảng 50 ngày kể từ khi đẻ. Môi trường sống của vẹm xanh rất thích hợp các thủy vực kín, ít sóng gió và có dòng chảy lưu thông. Chất lượng nước giàu thức ăn tự nhiên, có độ mặn từ 20 – 30%; nhiệt độ 23 – 30oC; pH 7,5 – 8,5; oxy hòa tan 4 – 5mg/l.
Có nhiều phương pháp nuôi khác nhau như cọc bê tông, cọc gỗ, treo băng bè hoặc dây treo… Nuôi treo bằng phao hoặc bằng bè được sử dụng rộng rãi vì phù hợp ở những vùng có sóng gió, dễ di chuyển và thao tác. Sau 2 năm có thể thu hoạch vẹm thương phẩm với kích thước 10 – 15cm, khối lượng 80 – 120g.
———
Kỹ thuật nuôi vẹm xanh
Vẹm xanh là đối tượng nuôi trồng thuỷ sản mới, có giá trị kinh tế. Vẹm xanh dễ nuôi và trong quá trình nuôi, không cần bổ sung thức ăn cho chúng.
Cách nuôi
Có thể chọn các vùng đầm hồ, các vùng cửa vịnh để nuôi vẹm xanh, song môi trường nước phải trong sạch, không bị nước thải công nghiệp pha trộn…
Dụng cụ nuôi
Dùng loại rổ nhựa mắt dày, đường kính 50cm trở lên, hai mặt trên và dưới rổ được lót bọc bằng những tấm lưới dày hoặc vải màn để chống các loài sinh vật làm hại. Mỗi rổ thả khoảng 500 con. Sau đó đem rổ nuôi thả chìm xuống nước theo cọc tiêu đã được đóng trước. Rổ nuôi vẹm phải nằm ở vị trí cách đáy đầm 30-50cm. Để cố định được vị trí các rổ, nên cho vào rổ những hòn đá thích hợp và cố định bằng dây buộc trên cọc tiêu. Môi trường nước nuôi phải đảm bảo sự ổn định tương đối về độ mặn, độ pH, nhiệt độ khi thời tiết thay đổi.
Chăm sóc
Hai bên cửa sông nơi có nhiều thực vật phù du, mùn bã hữu cơ (là những thức ăn chính của vẹm) là những vùng đất thuận lợi để vẹm xanh phát triển vỏ tốt nhất… Trong quá trình nuôi phải chú ý khâu làm vệ sinh rổ. Cần cọ rửa rổ sạch sẽ để tiêu diệt các loại sinh vật khác sống ký sinh trên vẹm (nhất là con hàu).
Trung tâm Khuyến ngư tỉnh Khánh Hoà đã nuôi thử nghiệm vẹm xanh ở đầm Nha Phú, theo phương pháp đóng cọc trên diện tích 10.000ha. Đến nay đã có trên 100 hộ nuôi vẹm xanh, sản lượng vẹm thương phẩm ước tính khoảng 40 – 50 tấn/năm.
Thu hoạch
Vẹm nuôi trên cọc, trên giàn, trong rổ cách xa lớp đáy bùn bẩn nên rất sạch. Khi vẹm đạt cỡ 8cm (chiều dài vỏ) trở lên, vào thời kỳ đó tuyến sinh dục phát triển mạnh nhất, nếu mở con vẹm thấy đỏ rực, vàng rộm hay vàng sữa là thu hoạch được.
Trước đây nguồn vẹm giống phụ thuộc vào khai thác tự nhiên, nhưng ngày nay chúng ta đã bắt đầu cho vẹm sinh sản nhân tạo và nuôi thành vẹm hàng hoá.
Từ khóa » Cách Nuôi Vẹm
-
Nuôi Vẹm Xanh Thương Phẩm Không Khó
-
Kỹ Thuật Nuôi Vẹm Vỏ Xanh Vẹm Xanh Thương Phẩm ở Miền Bắc ...
-
Nghiên Cứu Quy Trình Sản Xuất Giống Nhân Tạo Và Nuôi Thương Phẩm ...
-
Làm Giàn Treo Nuôi Vẹm Xanh, "mẹo" đơn Giản, Hiệu Quả Không Ngờ
-
NT-Kỹ Thuật Nuôi Vẹm Vỏ Xanh Thương Phẩm - .vn
-
Kỹ Thuật Nuôi Vẹm Xanh - 2lua
-
Nắm Vững Mô Hình Nuôi Vẹm Xanh Nhiều Nông Dân đã Thay đổi Cuộc ...
-
Kĩ Thuật Nuôi Vẹm Vỏ Xanh Thương Phẩm
-
Nuôi Vẹm Xanh Thu Lãi Hàng Trăm Triệu đồng
-
Kỹ Thuật Nuôi Vẹm - Kiến Thức Nhà Nông
-
Nuôi Vẹm Xanh Giúp Cải Thiện Môi Trường Vùng Nuôi Tôm Hùm
-
Cách Nuôi Vẹm Xanh Làm Sạch Môi Trường Nuôi Tôm - Nuoitrong123