Vén Màn Câu Chuyện đằng Sau Bức Tranh Trên Trần Nhà Nguyện ...

Michelangelo được biết đến là một trong những họa sĩ kiêm nghệ sĩ điêu khắc có một gia tài nghệ thuật vô cùng đồ sộ. Là một nhân tố quan trọng của thời kỳ Phục hưng đỉnh cao, ông được ca ngợi bởi lối tiếp cận đầy tham vọng về quy mô tác phẩm và sự tinh thông về tỉ lệ giải phẫu cơ thể. Mặc dù toàn bộ các tác phẩm của Michelangelo đều được đánh giá cao, bức họa trên trần Nhà nguyện Sistine là xuất sắc hơn cả.

Bức tranh dày đặc những hình ảnh tôn giáo, qua bàn tay điêu luyện cùng phong cách độc đáo của Michelangelo đã trở nên thật hài hòa, là một trong những kiệt tác được đón nhận rộng rãi nhất của lịch sử hội họa thế giới.

Nhà Nguyện Sistine

Nhà Nguyện Sistine là một trong những nhà nguyện lớn nhất nằm trong Điện Tông Tòa. Nó được đặt theo tên của giáo hoàng Sixtus IV, người đã cho phục hồi Cappella Magna cũ giữa giai đoạn 1477 và 1480. Trong quá khứ, Nhà Nguyện Sistine được sử dụng cho nhiều mục đích. Ngày nay, nó nắm giữ một vai trò tôn giáo, là địa điểm tổ chức các Mật nghị Hồng y để bầu chọn một giáo hoàng mới.

sistine-1
Ảnh: juni_cz qua Pixabay

Có thể nói, Nhà Nguyện Sistine nổi tiếng nhất với tác phẩm trên trần nhà của nó, được thực hiện bởi thiên tài hội họa tới từ Flơ-ren-xơ, Michelangelo di Lodovico Buonarroti Simoni, trong khoảng thời gian từ 1508 đến 1512. Bức tranh tường sặc sỡ và phức tạp này nổi tiếng với hình ảnh chân thực, quy mô lớn, cùng kỹ thuật tiên tiến.

sistine-2
Ảnh: Antoine Taveneaux qua Wikimedia Commons
Thông tin sơ lược

Khoảng đầu thế kỷ 16, Michelangelo là một họa sĩ kiêm nghệ sĩ điêu khắc được kính trọng trên khắp nước Ý. Ông đặc biệt nổi tiếng với khả năng khắc họa nhân vật với tỉ lệ, kích cỡ thật, minh chứng là kiệt tác điêu khắc Tượng David, ra đời vào năm 1504. Với danh tiếng lẫy lừng như vậy, không quá ngạc nhiên khi giáo hoàng Guiliô II lựa chọn Michelangelo thực hiện bức tranh trên trần Nhà Nguyện Sistine.

Mặc dù giáo hoàng chỉ yêu cầu người họa sĩ thực hiện bức vẽ về 12 vị tông đồ của chúa Giê-su, Michelangelo có một kế hoạch tham vọng hơn nhiều: ông sẽ vẽ một vài cảnh tượng trong kinh thánh, với sự xuất hiện của hơn 300 nhân vật.

sistine-3
Ảnh: Jean-Christophe Benoist qua Wikimedia Commons
Phương pháp

Để có thể với được tới trần nhà, Michelangelo tự thiết kế một giàn giáo đặc biệt. Thay vì xây dựng giàn giáo từ dưới lên, ông lại lắp đặt những chiếc bệ gỗ được giữ bởi rầm chia được cố định lên tường. Khi bức tranh đã được hoàn thành, giàn giáo sẽ được gỡ ra và đưa ra ngoài.

Một khi giàn giáo đã được lắp đặt, Michelangelo sẽ bắt đầu vẽ. Tương tự các họa sĩ Phục Hưng khác của Ý, ông áp dụng kỹ thuật vẽ tranh tường, ông sẽ sử dụng màu nước lên trần thạch cao ẩm. Để tạo được độ sâu cho hình ảnh, Michelangelo sẽ quẹt bớt lớp màu nước trước khi vẽ. Phương pháp này tạo nét phác sắc nét viền quanh nhân vật-phong cách đặc trưng của người họa sĩ.

sistine-5
Ảnh: qua Wikimedia Commons
Hình ảnh

Tại trung tâm của trần nhà là 9 khung cảnh trong cuốn Genesis, cuốn Cựu Ước đầu tiên. Bao quanh là hình ảnh chân dung của những nhân vật quan trọng trong Kinh Thánh. Tổng cộng có 343 nhân vật xuất hiện trong bức tranh này. Bao gồm những nhân vật trong các chuyện kể nổi tiếng như Adam và Eve, Đại hồng thủy, bên cạnh tổ tiên của chúa Giê-su, những người đã dự đoán sự ra đời của Chúa, và Ignudi.

sistine-6
Ảnh: qua Wikimedia Commons
sistine-
Ảnh: qua Wikimedia Commons
Cảnh chính giữa
Sự tách biệt của ánh sáng và bóng tối
sistine-8
Ảnh: Web Gallery of Art qua Wikimedia Commons{{PD-US}}
Sự xuất hiện của mặt trăng, mặt trời, và thực vật
sistine-9
Ảnh: Wikimedia Commons{{PD-US}}
Sự tách biệt của đất và nước
sistine-10
Ảnh: Web Gallery of Art qua Wikimedia Commons{{PD-US}}
Sự ra đời của Adam
sistine-11
Ảnh: qua Wikimedia Commons{{PD-US}}
Sự ra đời của Eva
sistine-12
Ảnh: Web Gallery of Art qua Wikimedia Commons{{PD-US}}
Khu vườn Eden
sistine-13
Ảnh: Web Gallery of Art qua Wikimedia Commons{{PD-US}}
Sự hy sinh của Noah
sistine-14
Ảnh: HumanitiesWeb qua Wikimedia Commons{{PD-US}}
Đại hồng thủy
sistine-15
Ảnh: Web Gallery of Art qua Wikimedia Commons{{PD-US}}
Noah
sistine-16
Ảnh: Jorge Valenzuela A qua Wikimedia Commons{{PD-US}}
Một số nhân vật tiêu biểu
Ngôn sứ Daniel
sistine-17
Ảnh: qua Wikimedia Commons{{PD-US}}
Người phụ nữ Hy-lạp cổ
sistine-18
Ảnh: qua Wikimedia Commons{{PD-US}}
Tổ tiên của Chúa Giê-su
sistine-19
Ảnh: gallery.euroweb qua Wikimedia Commons{{PD-US}}
Ignudo
sistine-20
Ảnh: Web Gallery of Art qua Wikimedia Commons{{PD-US}}
Di sản

Ngày hôm nay, Nhà Nguyện Sistine là một trong những địa điểm du lịch và tôn giáo nổi tiếng. Trung bình mỗi ngày Nhà Nguyện Sistine thu hút khoảng 25.000 du khách. Đây chính là minh chứng cho giá trị lâu đời của một trong những kiệt tác xuất sắc nhất của giai đoạn cao trào Phục hưng nói chung và thiên tài hội họa và điêu khắc Michelangelo nói riêng. 

sistine-21
Ảnh: qua Wikimedia Commons{{PD-US}}

MAI ANH/DESIGNS.VN

Có thể bạn quan tâm > 5 sự kết hợp tạo nên những bức ảnh đẹp hơn > Tranh sơn dầu Việt Nam > Nguyễn Gia Trí: "Tôi sáng tác bằng tâm linh" – Lời tâm sự từ cha đẻ những bức tranh sơn mài tân thời của Việt Nam

Share on FacebookFacebookPin on PinterestPinterestTweet about this on TwitterTwitterShare on LinkedInLinkedin

Từ khóa » Tranh Trần Nhà Nguyện Sistine