Ven Sông Sài Gòn Phủ Kín Quy Hoạch, Chỉ Còn 5 Chỗ Trống - PLO
Có thể bạn quan tâm
UBND TP.HCM vừa thông qua Quy chế quản lý kiến trúc TP, trong đó đáng chú ý là quy hoạch ven sông Sài Gòn. Theo đó, ven con sông này đã được phủ kín các đồ án quy hoạch phân khu với các khu dân cư dày đặc, chỉ còn năm chỗ trống trên bản đồ.
Năm chỗ trống ven sông Sài Gòn
Trong phụ lục Quy chế quản lý kiến trúc TP.HCM, khu vực ven sông Sài Gòn được xếp đầu tiên. Trong đó, hình ảnh quy hoạch sông Sài Gòn phủ kín các đồ án quy hoạch kéo dài qua tám quận, huyện, TP Thủ Đức, chỉ còn năm khu vực không có đồ án quy hoạch phân khu.
Cụ thể, năm khu vực này gồm: Khu thứ nhất, giữa khu dân cư - du lịch vườn Nhị Bình (huyện Hóc Môn) và khu nông nghiệp kết hợp du lịch sinh thái - dân cư nhà vườn xã Bình Mỹ (huyện Củ Chi).
Khu thứ hai, giữa khu dân cư - du lịch vườn Nhị Bình (huyện Hóc Môn) và khu dân cư phía bắc phường Thạnh Lộc (quận 12).
Khu thứ ba, một khoảng trống nhỏ còn sót lại ở khu trung tâm hiện hữu TP.HCM.
Khu thứ tư, một đoạn giữa khu dân cư Thạnh Mỹ Lợi 180,8 ha (khu 174 ha cũ, thuộc quận 2 cũ) và khu đô thị chỉnh trang kề cận khu Thủ Thiêm.
Vị trí còn sót lại cuối cùng là một mảng trống lớn chảy dài phía quận 7 của sông Sài Gòn.
Các đồ án phân khu dọc theo sông Sài Gòn. Đồ họa: HỒ TRANG
Nói về tình trạng ven sông Sài Gòn đã phủ kín đồ án quy hoạch, trong buổi họp báo về tình hình kinh tế - xã hội tháng 2 và hai tháng đầu năm 2022 (do UBND TP.HCM, Sở TT&TT tổ chức vào chiều 7-3), ông Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng Phòng quản lý quy hoạch, Sở QH-KT TP, cho biết: Năm 2004, UBND TP đã ban hành Quyết định 150 về quản lý, sử dụng hành lang trên bờ sông, kênh rạch thuộc địa bàn TP.
Tuy nhiên, trước khi quyết định trên có hiệu lực, nhiều dự án ven sông Sài Gòn đã được cấp phép xây dựng, đây là vấn đề do yếu tố lịch sử để lại.
Đại diện Sở Xây dựng TP cũng cho hay sau khi rà soát năm 2019, sở đã ghi nhận 56 dự án phát triển nhà tiếp xúc sông Sài Gòn. Trong đó có 40 dự án hình thành trước khi Quyết định 150 có hiệu lực và 16 dự án hình thành sau thời điểm trên.
Phải đặt tổng thể không gian quy hoạch kiến trúc TP
“Thực trạng xây dựng vi phạm chủ trương định hướng sử dụng quỹ đất ven sông Sài Gòn đã và đang là sự trăn trở trong nhiều năm qua với giới nghiên cứu, chuyên gia cũng như những lãnh đạo tâm quyết” - kỹ sư Trần Văn Tường, một chuyên gia đã gửi góp ý cho Sở QH-KT TP, cho biết.
Theo ông Tường, nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên. Trong đó có những thời điểm cơ quan chức năng buông lỏng quản lý và chưa có một quy hoạch tổng thể trọn vẹn cho sông Sài Gòn và hai bên bờ. Hệ lụy là bây giờ có khắc phục triệt để e rằng sẽ khó khả thi.
“Không quá lời nếu nói rằng tương lai TP gắn với biểu tượng con sông nơi đó. Như Seoul (Hàn Quốc) khi phát triển vượt bậc về kinh tế thì truyền thông gọi là “kỳ tích sông Hàn”. Thượng Hải (Trung Quốc) quy hoạch phố Đông trở thành trung tâm kinh tế - tài chính hàng đầu được gọi là “kỳ tích sông Hoàng Phố (giống mô hình TP.HCM phát triển Thủ Thiêm bên sông Sài Gòn)” - ông Tường nói.
Ông Tường cho rằng sông Sài Gòn cùng hai bên bờ vốn là tài sản vô giá, bờ sông nên là không gian mở, càng nhiều người tiếp cận càng tốt. Như một TP tại Ba Lan với một dòng sông, chính quyền làm vành đai xanh, tận dụng tạo không gian phục vụ cộng đồng, phát triển du lịch.
Mỗi năm TP này thu hút hơn 2,5 triệu khách. Sau tám năm, chỉ riêng số tiền thu được từ du lịch đã cao hơn số tiền định bán đất cho các nhà đầu tư mà vẫn giữ được “lá phổi” và vẻ đẹp cho TP, ông Tường chia sẻ.
Kiến trúc sư Khương Văn Mười, nguyên Chủ tịch Hội Kiến trúc sư TP.HCM, cho rằng quy hoạch ven sông Sài Gòn phải đặt trong tổng thể quy hoạch chung của TP.HCM (hiện TP đang làm điều chỉnh quy hoạch chung).
“Khi TP làm xong quy hoạch chung (đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060), lúc đó chúng ta mới thấy rõ cần làm gì cho quy hoạch ven sông Sài Gòn. Cụ thể, khu nào thấp tầng, khu nào cao tầng, khu nào cho công cộng, khu nào cho công viên, công trình hạ tầng… Tất cả cần được tính toán kỹ lưỡng” - ông Mười góp ý.
Phủ kín hơn 50 đồ án quy hoạch ven sông Sài Gòn Theo phụ lục Quy chế quản lý kiến trúc TP, ven sông Sài Gòn đã được phủ kín các đồ án quy hoạch. Cụ thể, đoạn đầu sông Sài Gòn chảy qua huyện Củ Chi có đến 14 đồ án. Các đồ án này là các khu nông nghiệp kết hợp du lịch sinh thái và dân cư nhà vườn thuộc nhiều xã trên địa bàn huyện. Đoạn ven sông Sài Gòn chảy qua quận Bình Thạnh có bảy đồ án, trong đó có sáu khu dân cư. Đoạn sông chảy qua huyện Hóc Môn có một khu dân cư và du lịch vườn Nhị Bình. Đoạn chảy qua khu trung tâm hiện hữu TP có ba đồ án quy hoạch. Đoạn qua quận 12 có sáu đồ án quy hoạch là các khu dân cư. Đoạn chảy qua quận 7 có ba đồ án quy hoạch gồm khu dân cư, khu công viên và khu nhà ở đô thị. Đoạn chảy qua TP Thủ Đức có 15 đồ án như khu dân cư bắc xa lộ Hà Nội, Thạnh Mỹ Lợi, Thạnh Mỹ Lợi B và khu đô thị chỉnh trang kề cận khu Thủ Thiêm, khu đô thị Thủ Thiêm… Các đồ án còn lại ven sông qua TP Thủ Đức gồm các khu dân cư: Bến Đỏ - Bình Quới, hai khu dân cư phường Hiệp Bình Chánh A - B, dọc quốc lộ 13; cụm công nghiệp phường Hiệp Bình Phước, công viên giải trí Hiệp Bình Phước, khu đô thị Trường Thọ… |
Từ khóa » đường Ven Sông Sài Gòn Xã Trung An
-
Bán đất Gần Sông Sài Gòn Xã Trung An - Bán - Tags
-
Bán đất đại Lộ Ven Sông Sài Gòn Củ Chi - Bán - Tags
-
Quỹ đất Ven Sông Sài Gòn Tại Xã Trung An Huyện Củ Chi Giáp Ranh ...
-
Quy Hoạch Khu đô Thị Ven Sông Sài Gòn, Hạn Chế Sử Dụng Vốn Ngân ...
-
[PDF] Mười Quy Hoạch Phân Khu Dọc Sông Sài Gòn, Huyện Củ Chi - PPP
-
Khởi động Lại đại Lộ Ven Sông Sài Gòn - Báo Thanh Niên
-
Hiện Trạng Vùng Ven Sông Sài Gòn Trong đề án đại Lộ 64 Km - Zing
-
Đất Củ Chi 35X70=2486M2, Đường Sông Lu, Xã Trung An, Cách ...
-
Bán Đất Củ Chi Mặt Tiền Sông Sài Gòn Tháng 07/2022
-
Đường Ven Sông Sài Gòn đoạn Qua Trung Tâm TP.HCM Giờ Ra Sao?
-
Khởi Động Lại Đại Lộ Ven Sông Sài Gòn
-
Bán đất MT Sông Sài Gòn Xã Trung An, Huyện Củ Chi, DT 4.064m2
-
QUY HOẠCH VÀ PHÁT TRIỂN SÔNG SÀI GÒN (KS. TRẦN VĂN ...