Vẹo Cột Sống: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị để Tránh ...

Nếu bạn đang gặp các biểu hiện như: gai đốt sống không thẳng hàng, vai một bên cao một bên thấp, khoảng cách từ vai đến 2 mỏm xương không đều nhau,… thì đó chính là những dấu hiệu của tình trạng cong vẹo cột sống. Vậy vẹo cột sống là gì và nó gây ra những hệ luỵ nào đến cuộc sống của chúng ta?

Tìm hiểu thông tin chi tiết về tình trạng cong vẹo cột sống
Tìm hiểu thông tin chi tiết về tình trạng cong vẹo cột sống

1. Vẹo cột sống là gì?

Vẹo cột sống (vẹo cột sống thắt lưng) được hiểu là tình trạng các đốt sống bị cong sang một bên hoặc xoay theo các hướng phức tạp. Hiện nay, tình trạng vẹo cột sống đang vô cùng phổ biến ở trẻ nhỏ và trẻ vị thành niên. Độ tuổi được ghi nhận gặp tình trạng vẹo cột sống nhiều nhất đó chính là từ 10 – 15 tuổi. Trong đó, tỉ lệ bé gái gặp tình trạng cong vẹo cột sống cao hơn các bé trai.

Một số đối tượng có nguy cơ cao mắc tình trạng cong vẹo cột sống đó chính là:

  • Những người sinh hoạt đi, đứng, ngồi, nằm thường xuyên bị sai tư thế.
  • Người ăn uống bị thiếu dinh dưỡng.
  • Người trong gia đình có tiền sử bị cong vẹo cột sống.

2. Các dạng cong vẹo cột sống thường gặp

Cong vẹo cột sống được chia thành 4 dạng, bao gồm:

  • Vẹo cột sống bẩm sinh: Tình trạng vai nghiêng, vòng eo không đều, nghiêng đầu, hình dáng tổng thể của cơ thể nghiêng về một bên trái hoặc phải.
  • Vẹo cột sống thần kinh: Dấu hiệu vẹo cột sống dễ nhận thấy là sự thay đổi tư thế.
  • Vẹo cột sống dính khớp: Thường gặp các triệu chứng đau nhức hoặc cứng khớp ở lưng dưới, ngứa ran chân hoặc đau nhức chân khi đi bộ.
  • Vẹo cột sống triệu chứng: Triệu chứng không đau nhưng có thể gây khó chịu hoặc đau khi ngồi.

3. Nguyên nhân cong vẹo cột sống

Vì sao lại bị cong vẹo cột sống?
Vì sao lại bị cong vẹo cột sống?

Tự phát là nguyên nhân dẫn đến tình trạng cong vẹo cột sống ở độ tuổi vị thành niên. Theo một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tình trạng cong vẹo cột sống do tư phát chiếm đến 85% các ca mắc bệnh. Bởi giai đoạn này, trẻ thường phải đeo ba lô nặng đến trường khiến vai bị lệch, bàn học không đúng tiêu chuẩn cũng là nguyên nhân dẫn đến sai tư thế.

Bên cạnh đó, vẹo cột sống cũng có thể do các nguyên nhân khác như:

  • Di truyền: Nguyên nhân bẩm sinh.
  • Các yếu tố khi mang thai, thai nhi phát triển quá nhanh khiến cơ thể mẹ không thích ứng kịp cũng là nguyên nhân khiến cột sống của thai nhi bị chèn ép, cong vẹo.
  • Các bệnh lý cơ, thần kinh, suy dinh dưỡng khiến cột sống phát triển không bình thường.
  • Bàn chân bẹt: Tình trạng này chiếm 30% trẻ em châu Á. Nếu không được can thiệp thời, tình trạng này cũng sẽ ảnh hưởng đến dáng đi và gây ra những cản trở trong cuộc sống hàng ngày.

Tập cho trẻ đứng quá sớm cũng là nguyên nhân dẫn đến cong vẹo cột sống ở trẻ.

4. Nhận biết dấu hiệu cột sống bị cong vẹo

Hầu hết người bệnh sẽ dễ dàng thấy rõ những bất thường thay đổi trên cơ thể do cột sống xoay hoặc xoắn lại, đồng thời với tình trạng bị cong từ bên này sang bên kia. Chính vì vậy, triệu chứng phổ biến nhất để bạn có thể nghi ngờ mình bị vẹo cột sống là xương sườn hoặc cơ bị nhô ra một bên xa hơn với bên còn lại.

Người bệnh cong vẹo cột sống có những dấu hiệu đặc trưng rất rõ ràng
Người bệnh cong vẹo cột sống có những dấu hiệu đặc trưng rất rõ ràng

Bạn có thể nhận biết bệnh qua những dấu hiệu lâm sàng sau đây:

  • Gai đốt sống không thẳng hàng.
  • Dốc hai vai không đều nhau, bên thấp bên cao.
  • Phần xương bả vai nhô ra bất thường.
  • Khoảng cách từ 2 mỏm xương đến bả vai không bằng nhau.
  • Tam giác eo tạo ra giữa thân và cánh tay có độ hẹp, rộng không giống nhau.
  • Khi cột sống bị xoáy vặn khiến xương sườn lồi lên, thăn lưng mất cân đối.
  • Nếu bị gù thì quan sát thấy lưng tròn, vai thấp, bụng nhô, đầu ngả ra phía trước. Nếu bị ưỡn, phần trên của thân hơi ngả về phía sau, bụng xệ xuống.

Khi tình trạng cong vẹo cột sống trở nên nghiêm trọng, người bệnh có thể gặp các triệu chứng khác kèm theo như:

  • Đau lưng.
  • Không có khả năng đứng thẳng.
  • Chân bị đau, tê hoặc yếu đi đáng kể.
  • Rối loạn chức năng ruột hoặc bàng quang.

5. Đối tượng nguy cơ bệnh vẹo cột sống

Những ai dễ bị bệnh vẹo cột sống?
Những ai dễ bị bệnh vẹo cột sống?

Một số nhóm đối tượng có nguy cơ cao bị cong vẹo cột sống bao gồm:

  • Người có sinh hoạt đi đứng ngồi thường xuyên sai tư thế.
  • Trẻ em ngồi học sai tư thế gây gù vẹo cột sống.
  • Ăn uống thiếu chất.
  • Tiền sử gia đình có người mắc bệnh vẹo cột sống.

6. Những tác hại khôn lường do bệnh lý này gây ra

Tình trạng cong vẹo cột sống có thể gây ra những hệ luỵ khôn lường đối với sức khỏe người bệnh cũng như chất lượng cuộc sống:

  • Tổn thương phổi và tim: Ở các trường hợp bị vẹo cột sống nghiêm trọng, khung xương sườn của người bệnh có thể đè lên tim và phổi. Lúc này, nếu lồng ngực ép vào phổi sẽ khiến người bệnh cảm thấy khó thở. Còn nếu trường hợp lồng ngực ép vào tim thì sẽ cản trở quá trình bơm máu. Từ đó, người bị vẹo cột sống có thể gặp các bệnh lý về phổi hay suy tim vô cùng nguy hiểm.
  • Tự ti: Khi tình trạng cong vẹo cột sống diễn ra, cơ thể người bệnh sẽ dễ dàng nhận ra những sự thay đổi cơ bản như: xương vai không đồng đều, xương sườn bắt đầu nổi rõ, thắt lưng và thân mình bị lệch sang một bên. Những dấu hiệu này thường là nguyên nhân khiến người cong vẹo cột sống rất tự ti về ngoại hình của bản thân.
  • Dễ đau lưng khi tuổi cao: Những trường hợp gặp tình trạng cong vẹo cột sống từ nhỏ sẽ khiến người bệnh tăng nguy cơ bị đau lưng mãn tính khi lớn tuổi. Điều này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống sau này.

Xem thêm: Nhận biết những hậu quả của cong vẹo cột sống rất khủng khiếp

7. Các biện pháp chẩn đoán vẹo cột sống

Các biện pháp chẩn đoán vẹo cột sống
Các biện pháp chẩn đoán vẹo cột sống

Khi xuất hiện các dấu hiệu vẹo cột sống, người bệnh nên đến các địa chỉ chuyên khoa cơ xương khớp để kiểm tra, từ đó xác định đúng nguyên nhân và có giải pháp khắc phục tình trạng phù hợp.

Khi đến kiểm tra vẹo cột sống, bác sĩ sẽ thực hiện một số xét nghiệm để chẩn đoán như:

  • Khám tổng quát: Đầu tiên, bác sĩ sẽ quan sát lưng của người bệnh khi đứng thẳng để kiểm tra cột sống, vai và vùng eo của người bệnh có cân xứng hay không. Tiếp theo, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh cúi người về phía trước để kiểm tra độ cong ở lưng trên và lưng dưới.
  • Xét nghiệm hình ảnh: Các xét nghiệm hình ảnh mà bác sĩ có thể chỉ định thực hiện để tìm nguyên nhân và mức độ của chứng vẹo cột sống bao gồm:
    • Chụp X-quang: Khi thực hiện kiểm tra này, một lượng nhỏ bức xạ được sử dụng để tạo ra hình ảnh cột sống của người bệnh.
    • Chụp cộng hưởng từ MRI: Xét nghiệm này sử dụng sóng vô tuyến và từ tính để có được hình ảnh chi tiết về xương và mô xung quanh chúng.
    • Chụp cắt lớp vi tính CT: Trong quá trình kiểm tra này, tia X được chụp ở nhiều góc độ khác nhau để có được hình ảnh 3D của cơ thể.

8. Phương pháp điều trị vẹo cột sống hiệu quả

Có rất nhiều phương pháp có thể áp dụng để điều trị vẹo cột sống. Tuy nhiên, tuỳ vào mức độ bệnh lý mà các bác sĩ sẽ đề xuất các phương án điều trị phù hợp.

Các biện pháp điều trị cong vẹo cột sống phổ biến
Các biện pháp điều trị cong vẹo cột sống phổ biến

8.1. Đeo đai chỉnh cột sống

Phương pháp đầu tiên để cải thiện tình trạng cong vẹo cột sống đó chính là đeo đai chỉnh cột sống. Đai chỉnh là công cụ hỗ trợ ổn định cột sống, điều chỉnh tư thế và hạn chế xuất hiện các cơn đau lưng. Tuy nhiên, để phương pháp này có hiệu quả, người bệnh cần áp dụng kiên trì trong một khoảng thời gian dài.

8.2. Bài tập hỗ trợ cải thiện vẹo cột sống

Phương pháp điều trị cong vẹo cột sống tiếp theo đó chính là các bài tập hỗ trợ. Tuy nhiên, để biết được bản thân phù hợp với các bài tập nào, người bệnh sẽ cần các bác sĩ thăm khám tổng quát và nhận tư vấn cụ thể theo từng trường hợp.

Xem thêm: 14 bài tập chữa cong vẹo cột sống tại nhà hiệu quả bất ngờ

8.3. Cách chữa vẹo cột sống bằng phẫu thuật

phẫu thuật mổ vẹo cột sống là cách được nhiều bệnh nhân lựa chọn với mong muốn nhanh chóng thoát khỏi tình trạng này. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, phẫu thuật chỉ nên là phương án cuối cùng và là cách để điều trị tình trạng cong vẹo cột sống ở mức độ nặng khi các phương án duy trì khác không thể hỗ trợ được. Bởi với các bệnh nhi nhỏ tuổi, việc phẫu thuật tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro và ảnh hưởng đến sức khỏe sau này.

8.4. Vật lý trị liệu hỗ trợ điều trị

Phương pháp cuối cùng cũng thường được áp dụng với các bệnh nhân bị cong vẹo cột sống đó chính là sử dụng vật lý trị liệu để hỗ trợ. Phương pháp này sẽ bao gồm nhiều bài tập được thiết kế riêng cho mỗi bệnh nhân hoặc có sự hỗ trợ của các thiết bị hiện đại nhằm khôi phục độ cong bình thường cho cột sống. Bên cạnh đó, phương án này cũng hỗ trợ giảm đau rõ rệt và nâng cao khả năng vận động của người bệnh.

9. Cách phòng ngừa cong vẹo cột sống ở người lớn và trẻ nhỏ

Phòng tránh cong vẹo cột sống như thế nào?
Phòng tránh cong vẹo cột sống như thế nào?

Những đối tượng dễ mắc cong vẹo cột sống nên lưu lại những mẹo sau đây để tránh gặp phải nhất có thể:

  • Tập luyện thể thao đều đặn, vừa sức để tăng sự dẻo dai bền bỉ và phát triển cân đối cho cơ thể.
  • Phòng chống suy dinh dưỡng, còi xương ở trẻ nhỏ bằng chế độ ăn đầy đủ protein, chất khoáng và vitamin.
  • Bàn ghế ngồi học hoặc ngồi làm phải phù hợp với chiều cao của người dùng. Dùng ghế có tựa lưng, hỗ trợ điều chỉnh tư thế ngồi đúng.
  • Khi ngồi thì cần ngồi thẳng lưng, không nghiêng vẹo. Hạn chế ngồi quá lâu mà nên thường xuyên đi lại, cách 30p đến 1 tiếng nên đứng dậy và vận động nhẹ tại chỗ.
  • Trẻ em không nên mang cặp quá nặng. Cụ thể, trọng lượng cặp sách không nên vượt quá 15% trọng lượng cơ thể.
  • Cặp phải có 2 quai, khi sử dụng, học sinh đeo đều hai vai, tránh đeo lệch về một phía.

Xem thêm: Phòng ngừa cong vẹo cột sống cho học sinh trong trường

Trên đây là những thông tin cơ bản mà bạn cần biết về tình trạng cong vẹo cột sống vô cùng phổ biến hiện nay. Tình trạng này không chỉ mang đến sự tự ti về ngoại hình cho người bệnh mà còn gây ra rất nhiều hệ luỵ cho sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống về lâu về dài. Do vậy, khi phát hiện ra những dấu hiệu của bệnh, bạn cần nhanh chóng đến ngay các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt.

Từ khóa » Chữa Vẹo Cột Sống ở Người Lớn