Vết Bầm Tím Bất Thường Cảnh Báo Bệnh Nguy Hiểm Bạn Nên Biết!
Có thể bạn quan tâm
Nội dung bài viết
- Vết bầm tím thông thường
- Vết bầm tím bất thường
Những vết bầm tím thường xuất hiện một cách bất ngờ và cũng không đem lại nhiều trở ngại cho chúng ta. Vì vậy, dấu hiệu này thường bị bỏ qua và không được quan tâm một cách đúng mức. Tuy nhiên, nó có thể ẩn chứa nhiều cảnh báo về sức khỏe. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, YouMed sẽ cùng với các bạn điểm qua một vài thông tin quan trọng sau nhé.
Vết bầm tím thông thường
Một vết bầm thông thường sẽ có những đặc điểm sau:
- Xuất hiện sau một va đập;
- Thời gian xuất hiện ngắn;
- Không gây nhiễm trùng;
- Biến mất hoàn toàn sau 2 tuần.
Những vết bầm tím như thế này thường chỉ gây ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ, không gây trở ngại gì đáng kể.
Xử lý vết bầm thông thường: Để đẩy nhanh quá trình biến mất của các vết bầm này, chúng ta có thể chườm đá trong vòng 20-30 phút mỗi ngày. Cần lưu ý không để đá tiếp xúc trực tiếp với da. Hãy bọc chúng lại vào một miếng vải rồi chườm chúng lên. Ngoài ra, nếu vết bầm xuất hiện ở chân, hãy nhớ kê cao chân trước khi xử lý chườm lạnh. Sau khoảng 2 ngày, có thể thay thành chườm nóng để tăng lưu thông máu. Điều này có thể giúp vết bầm nhanh biến mất hơn.
>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Chườm nóng và chườm lạnh: bạn có đang làm đúng cách?
Nếu vết bầm gây đau nhức, có thể dùng paracetamol để giảm đau. Tránh dùng aspirin hoặc ibuprofen vì các thuốc này có thể khiến vết bầm khó lành và trở nên tồi tệ hơn.
>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Paracetamol (Pandadol, Efferalgan): 9 điều cần lưu ý khi sử dụng
Vết bầm tím bất thường
Bầm tím được gọi là bất thường nếu: tự nhiên xuất hiện khi không có va đập trước đó, có lan ra khắp người kèm theo các biểu hiện bị hoa mắt, chóng mặt, sụt cân, đau đầu, ù tai, mắt mờ, sốt về đêm,…Hoặc bầm không biến mất sau khoảng 3 – 4 tuần.
Đây chính là lúc bạn nên quan tâm đến sức khỏe của mình hơn. Vì đây có thể là một số dấu hiệu của các căn bệnh nguy hiểm.
1. Dấu hiệu của đái tháo đường
Việc xuất hiện dấu bầm tím lặp đi lặp lại trên da tại một vị trí nhất định rất có thể có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường. Điều này là do lượng đường trong máu của chúng ta dư thừa và vượt ngưỡng cho phép. Lượng đường lưu thông trong hệ thống mạch máu nhiều hơn mức bình thường. Do đó, máu khó lưu thông đến các vùng khác nhau của cơ thể – một điều cần thiết để làm lành vết thương.
>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Hiểu rõ hơn về Đái tháo đường type 2
2. Dấu hiệu của bệnh về máu
Rối loạn đông máu là tình trạng máu không dễ đông hoặc bệnh nhân hay bị chảy máu trong thời gian kéo dài. Điều này cũng được cảnh báo bằng các dấu hiệu bầm tím xuất hiện trên da.
Xem ngay video dưới đây để hiểu rõ về hiện tượng vết bầm tím xuất hiện khi đái tháo đường nhé!
Ngoài ra, đây cũng có thể là dấu hiệu của căn bệnh nguy hiểm: ung thư máu. Bạn có thể dễ dàng nhận thấy bất thường khi thấy có hàng ngàn vết bầm tím li ti xuất hiện trên da. Trong một số trường hợp nặng, bệnh có thể gây ngứa ngáy khó chịu cho bệnh nhân. Do đó, bạn phải tham khảo ý kiến bác sĩ nếu thường xuyên có những vết bầm tím bất thường như vậy.
Hy vọng bài viết này có thể đem đến cho các bạn những thông tin hữu ích của những vết bầm tưởng chừng vô hại nhé. Và đừng quên, hãy liên hệ ngay với các bác sĩ nếu phát hiện có những bất thường nói trên nhé.
Từ khóa » Bầm Tím Mu Bàn Tay
-
Xuất Hiện Vết Bầm Tím Trên Da, Chuyên Gia Cảnh Báo Dấu Hiệu Cần đi ...
-
Vết Bầm Tím Kèm Xuất Huyết Tự Nhiên Xuất Hiện Trên Da, Có đáng Ngại?
-
️ Các Vết Bầm Tím Không Rõ Lý Do
-
8 Nguyên Nhân Dẫn đến Vết Bầm Tím Trên Da
-
Tình Trạng Vết Bầm Tím Là Gì? Triệu Chứng & Thuốc • Hello Bacsi
-
Bị Bầm Tím Không Rõ Nguyên Nhân: Những Nguy Hiểm Mà Bạn Chưa ...
-
Vết Bầm Cơ Thể - Khi Nào Cần Lo Lắng? - Khám Chữa Bệnh, Phổ Biến ...
-
Vết Bầm Tím Trên Da Có đáng Lo Không?
-
Chấn Thương Bàn Tay Và Phương Pháp điều Trị | Bệnh Viện Gleneagles
-
10 Nguyên Nhân Làm Bầm Tím Da
-
Những Nguyên Nhân Khiến Cơ Thể Hay Bị Bầm Tím
-
5 Nguyên Nhân Tụ Máu Dưới Da ít Người Biết
-
Tại Sao Bạn Không Bị Chấn Thương Nhưng Vẫn Xuất Hiện Các Vết Bầm ...
-
Chứng Xanh Tím đầu Chi - Rối Loạn Tim Mạch - Cẩm Nang MSD