Vết Bớt – Wikipedia Tiếng Việt

Bước tới nội dung

Nội dung

chuyển sang thanh bên ẩn
  • Đầu
  • 1 Tham khảo
  • 2 Liên kết ngoài
  • Bài viết
  • Thảo luận
Tiếng Việt
  • Đọc
  • Sửa đổi
  • Sửa mã nguồn
  • Xem lịch sử
Công cụ Công cụ chuyển sang thanh bên ẩn Tác vụ
  • Đọc
  • Sửa đổi
  • Sửa mã nguồn
  • Xem lịch sử
Chung
  • Các liên kết đến đây
  • Thay đổi liên quan
  • Trang đặc biệt
  • Thông tin trang
  • Trích dẫn trang này
  • Lấy URL ngắn gọn
  • Tải mã QR
In và xuất
  • Tạo một quyển sách
  • Tải dưới dạng PDF
  • Bản để in ra
Tại dự án khác
  • Wikimedia Commons
  • Khoản mục Wikidata
Giao diện chuyển sang thanh bên ẩn Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Birthmark
đốm Mông Cổ nhìn thấy rõ ở một trẻ 6 tháng tuổi
Khoa/NgànhKhoa da liễu

Vết bớt là một bất thường bẩm sinh, lành tính trên da, xuất hiện khi mới sinh hoặc xuất hiện ngay sau khi sinh, thường là trong tháng đầu tiên.[1] Chúng có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên da. Các vết bớt là do sự phát triển quá mức của các mạch máu, tế bào sắc tố (melanocyte), cơ trơn, chất béo, nguyên bào sợi, hay keratinocyte.

Các bác sĩ da liễu (dermatologist) phân chia vết bớt thành hai loại: vết bớt sắc tố và vết bớt mạch máu. Các vết bớt sắc tố gây ra bởi các tế bào sắc tố da dư thừa bao gồm: nốt ruồi, đốm Café au lait và đốm Mông Cổ (Mongolian spot). Vết bớt mạch máu, còn được gọi là vết bớt đỏ (bớt son), là do mạch máu tăng lên và bao gồm các vết đốm (mảng cá hồi), u mạch máu và vết rượu vang đỏ (port-wine stain). Hơn 1/10 trẻ sơ sinh có vết bớt mạch máu trước 1 tuổi.[2]

Các bớt rượu vang đỏ xuất hiện do các mạch máu tập trung quá nhiều dưới da, thường có màu đỏ sậm với hình dạng không đều, rộng và phẳng theo da. Nếu các vết bớt này xuất hiện ở khu vực trên mi mắt hoặc vùng trán, cha mẹ nên đưa bé đi khám để xem bé có bị tăng nhãn áp hay sự bất thường của vùng vỏ não sturge-weber hay không.[3]

Một số loại vết bớt là một phần của nhóm tổn thương da được gọi là nevi hoặc naevi, tiếng Latinh có nghĩa là "vết bớt". Các vết bớt xuất hiện do sự mất cân bằng cục bộ trong các yếu tố kiểm soát sự phát triển và di chuyển của các tế bào da. Ngoài ra, người ta biết rằng các vết bớt mạch máu không di truyền.[4]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ "birthmark" tại Từ điển Y học Dorland
  2. ^ “Birthmarks”. American Academy of Dermatology. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 11 năm 2009. Truy cập ngày 20 tháng 6 năm 2011.
  3. ^ Tìm hiểu về các vết bớt ở trẻ sơ sinh thường gặp
  4. ^ “Vết bớt-Chàm ở trẻ sơ sinh”. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2021.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Birthmarks via the Cleveland Clinic
  • Vascular Birthmarks Foundation
  • Birthmarks via MedlinePlus
Phân loạiD
  • ICD-10: Q82.5
  • ICD-9-CM: 757.32
  • SNOMED CT: 51089004
Tiêu đề chuẩn Sửa dữ liệu tại Wikidata
  • NDL: 00575419
Hình tượng sơ khai Bài viết về chủ đề sinh học này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s
Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Vết_bớt&oldid=70748788” Thể loại:
  • Sơ khai sinh học
  • Da
Thể loại ẩn:
  • Bài viết chứa nhận dạng NDL
  • Tất cả bài viết sơ khai

Từ khóa » Vị Trí Vết Bớt