Vết Khâu Tầng Sinh Môn Lòi Chỉ: 2 Nguyên Nhân, 4 Cách Xử Lý

Trong giai đoạn hồi phục sau sinh, đa phần các bà mẹ đều nhận thấy vết khâu tầng sinh môn lòi chỉ cùng với một số biểu hiện: sưng, ngứa,… Nếu bạn cũng đang trong tình trạng này, hãy tìm hiểu chi tiết nguyên nhân và học cách “giải mã” những tín hiệu của cơ thể.

  • I – Tại sao Vết khâu tầng sinh môn bị lòi chỉ
    • 1. Trường hợp chỉ lòi ra nhưng không đau nhức, khó chịu
    • 2. Trường hợp chỉ lòi ra nhưng đau nhức, khó chịu
  • II – Có nên cắt phần chỉ bị lòi ra ở vết khâu tầng sinh môn không?
  • III – Hướng dẫn chăm sóc vết khâu tầng sinh môn bị lòi chỉ
    • 1. Chườm đá lạnh trong 1 tuần đầu tiên
    • 2. Không QHTD trong 2 – 3 tháng đầu
    • 3. Vệ sinh vết khâu nhẹ nhàng
    • 4. Thay quần & BVS hàng ngày

I – Tại sao Vết khâu tầng sinh môn bị lòi chỉ

Theo TS. Phương Lan (BV Phụ sản TW): “Để có câu trả lời chính xác cho vấn đề này, bạn bắt buộc phải xét đến một vài triệu chứng có liên quan”. Trong đó, 2 biểu hiện phổ biến cần phân biệt rõ ràng là:

1. Trường hợp chỉ lòi ra nhưng không đau nhức, khó chịu

Quá trình sinh nở diễn ra không hề dễ dàng nên đa số chị em đều cần mở đường tầng sinh môn để giảm thiểu tổn thương, đảm bảo “mẹ tròn con vuông”. Sau đó, bác sĩ thường dùng chỉ sinh học tự tiêu để khéo léo đóng vết mổ bằng các mũi khâu.

vết khâu tầng sinh môn lòi chỉ

Đăng ký tư vấn cùng Bác Sĩ trên 10 năm kinh nghiệm đăng ký tư vấn

Việc lựa chọn loại chỉ này giúp các mẹ bầu sau sinh không cần phải chịu đau nhức khi tháo chỉ. Sau khoảng 2- 4 tuần, các sợi dây khâu đó sẽ hoàn toàn tự biến mất.

Nếu bạn nhận thấy 2-3 mối chỉ bị lộ ra ngoài nhưng không có các dấu hiệu khó chịu như: đau rát, chảy máu, khí hư có mùi… thì đây là “đèn báo” sợi chỉ đang tiêu biến và dần bị cơ thể đẩy ra bên ngoài.

Cho tới khoảng 1-2 tháng sau, vết mổ sẽ ổn định và hoàn toàn liền lại, bạn đã có thể dần trở về nếp sống sinh hoạt bình thường. Tuy nhiên, vẫn cần “lắng nghe” cơ thể để tránh gây ra tổn hại không đáng có.

Vì thế, điều quan trọng cần trong giai đoạn nhạy cảm này chính là nghỉ ngơi, chăm sóc vùng kín một cách cẩn thận và tránh để xảy ra viêm nhiễm, kéo dài thời gian hồi phục.

2. Trường hợp chỉ lòi ra nhưng đau nhức, khó chịu

Thực tế, không phải tất cả các chị em phụ nữ đều có một quá trình lành lặn vết mổ thuận lợi vì những sai sót và rủi ro vẫn có thể ập tới bất cứ lúc nào.

Trong trường hợp nguy hiểm, các đầu dây chỉ bị tuột ra sẽ kèm theo sự bất thường như:

Đau và rát khi đi vệ sinh.

Ửng đỏ xung quanh mũi khâu.

Vết thương bị chảy dịch, ngứa.

Phát sốt bất ngờ.

dấu hiệu khi bị lòi chỉ

Những tín hiệu trên cảnh báo cơ thể bạn đang gặp phải những tổn thương nghiêm trọng, nếu không được phát hiện và khắc phục sớm sẽ rất dễ chuyển biến nặng nề hơn.

Nguyên nhân có thể là do quá trình đóng vết mổ không đúng kỹ thuật hoặc cách vệ sinh của các bà mẹ chưa chuẩn. Từ đó khiến cho mũi khâu bị lỏng, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào bên trong để cư ngụ và gây viêm.

Ngoài ra, một số thói quen hằng ngày cũng dễ làm lộ chỉ mà bạn thường ít để ý như: đi lại nhiều, ngồi vắt chân, vận động quá sức, bế con sai tư thế…

II – Có nên cắt phần chỉ bị lòi ra ở vết khâu tầng sinh môn không?

Nếu có dấu hiệu khác thường hoặc chưa hiểu rõ vấn đề mà mình đang gặp phải thì cách xử lý tốt nhất chính là: liên hệ trực tiếp với bác sĩ và nhờ tới trợ giúp của họ để có sự chỉ dẫn đúng đắn.

Vậy nên, cho dù dây chỉ bị bong ra trong bất kỳ trường hợp nào thì bạn cũng KHÔNG NÊN tự ý dùng tay, kéo, dao… để cắt bỏ phần thừa. 

có nên cắt chỉ bị lòi ra

Nếu không có kiến thức chuyên môn và đầy đủ các dụng cụ y tế đạt tiêu chuẩn sạch sẽ, hậu quả mà bạn phải gánh chịu sau đó còn khó lường hơn rất nhiều.

Không ít mẹ bầu khá chủ quan, mang tư tưởng sai lầm rằng tự cắt chỉ sẽ giúp vết thương nhanh lành. Điều đó đã dẫn tới những hệ luỵ như đáng tiếc như: nhiễm trùng, tuột toàn bộ đường khâu, bị sẹo thâm…

Bởi vậy, các chuyên gia luôn dặn dò mẹ bầu sau sinh cần hết sức chú ý, cẩn trọng chăm sóc mình và tránh tự “rước họa vào thân”.

III – Hướng dẫn chăm sóc vết khâu tầng sinh môn bị lòi chỉ

Sau khi hiểu được những nguyên nhân dẫn tới hiện tượng tuột mũi chỉ, mẹ bỉm sữa cũng cần nằm lòng một số cẩm nang quan trọng đẻ vết mổ nhanh lành

1. Chườm đá lạnh trong 1 tuần đầu tiên

Trong 5-7 ngày đầu sau khi sinh nở, toàn bộ hệ thống cơ quan phía dưới phải chịu không ít tổn thương. Đồng thời, vùng da xung quanh đường mổ sẽ có phản ứng sưng tấy, ửng đỏ và đau đớn.

Chườm lạnh chỉ là một mẹo dân gian được lưu truyền từ rất lâu nhưng lại rất đáng tin vì hoàn toàn có cơ sở khoa học. Bởi các viên đá này sẽ giúp cho tốc độ lưu thông máu đến vết mổ được giảm bớt, đẩy lùi sưng bầm và ức chế cảm giác đau nhức.

chườm đá lạnh giảm đau

Do vậy, bạn có thể tận dụng phương pháp này để mang lại sự dễ chịu hơn. Cách thực hiện:

Ưu tiên sử dụng đá bào hoặc đá đập nhỏ vì sẽ lâu tan hơn.

Bọc lớp khăn mềm bên ngoài hoặc để vào trong túi chườm.

Bắt đầu từ vùng bụng dưới, hông, cho tới bẹn, xung quanh tầng sinh môn.

Thực hiện trong khoảng 10-15” cho tới khi cảm thấy êm dịu và đỡ đau.

Lau khô trước khi mặc đồ.

2. Không QHTD trong 2 – 3 tháng đầu

Mặc dù sau 3 tháng vết mổ sẽ lành lại và không còn triệu chứng đau rát, chảy dịch… nhưng các bà mẹ không nên quá nóng vội mà để bản thân chịu tổn thương.

Vì lúc này, các mô mềm quanh tầng sinh môn mới được hình thành nên vẫn còn rất yếu. Tất cả mọi tác động mạnh bao gồm tập luyện thể chất, mang vác vật nặng hoặc QHTD… đều phải hạn chế ở mức tối đa.

Hơn nữa, những nội quan bên trong như âm đạo, tử cung,… cần ít nhất 5-6 tháng để nghỉ ngơi, tái tạo và hồi phục khỏe mạnh. Vì thế, các chị em vẫn nên tạm dừng chuyện ân ái “phòng the” cho tới khi hoàn toàn cảm thấy ổn định.

3. Vệ sinh vết khâu nhẹ nhàng

Mặc dù, mẹ bầu có thể tắm rửa thường xuyên nhưng nếu không vệ sinh kỹ vết thương tầng sinh môn sẽ khiến cho vi khuẩn “cứng đầu” tích tụ lại.

vệ sinh vết khâu

Sau khi tắm xong, ngồi ở tư thế tựa lưng, giữ thoải mái.

Có thể dùng 1 chiếc gương để dễ dàng tiếp cận vết mổ.

Dùng tăm bông thấm nước muối hoặc tinh chất cây phỉ, giúp khử khuẩn, giảm đau nhức.

Chấm nhẹ nhàng xung quanh các chân mũi chỉ.

Để khô và mặc quần áo mới.

Đặc biệt, bạn chỉ nên làm 1-2 lần/ngày nhằm hạn chế vô tình làm tổn hại đến các đường chỉ khâu, khiến cho da lâu liền.

4. Thay quần & BVS hàng ngày

Một số trường hợp chị em phụ nữ khi làm mẹ vì quá bận tâm đến việc nuôi con mà bỏ quên bản thân, biểu hiện rõ nhất qua thói quen mặc quần áo 2-3 ngày hoặc lười thay BVS.

Đây vô tình là hành động tiếp tay cho các hại khuẩn bám dính vào vết thương, tấn công ngược vào bên trong cơ thể. Điều này làm ngăn cản quá trình nguyên phân sản sinh ra các tế bào mới, khiến cho vết mổ khó lành.

thay băng vệ sinh hàng ngày

INBOX ĐẶT LỊCH CÙNG BÁC SĨ UY TÍN SỐ 1

tư vấn cùng bác sĩ

HỆ THỐNG BỆNH VIỆN THẨM MỸ KANGNAM

  • Hà Nội: 190 Trường Chinh, Q.Đống Đa, TP. Hà Nội
  • TP.HCM:

            666 CM Tháng 8, Q.Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh

            218 Nguyễn Trãi, P.3, Q.5, TP. Hồ Chí Minh

Hệ Thống Viện thẩm mỹ Kangnam

Hải Phòng : 378 Tô Hiệu, Q. Lê Chân, TP. Hải PhòngThanh Hóa  : 103 Nguyễn Trãi, P. Ba Đình, TP. Thanh HóaNghệ An : 148 Nguyễn Văn Cừ, P. Hưng Phúc, TP. VinhĐà Nẵng : 293 Hùng Vương, Q. Thanh Khê, TP. Đà NẵngBuôn Ma Thuột: 26 Lê Thánh Tông, Thắng Lợi, TP. Buôn Ma ThuộtBình Dương : 08 Đường D9, KDC, Thủ Dầu Một, Bình DươngCần Thơ : 28 Lý Tự Trọng, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ

Fanpage: https://www.facebook.com/Thammykangnam

Website: https://benhvienthammykangnam.vn/

Các bác sĩ khuyên rằng: Nếu bạn không muốn chịu viêm nhiễm, nổi mẩn, sẹo lồi… thì nên thay quần 1-2 lần/ngày, đổi BVS mới sau 4-5h đồng hồ để tránh lưu lại vi khuẩn, mồ hôi và bã nhờn.

Hãy ghi nhớ và thuộc lòng những thông tin hữu ích liên quan đến vấn đề vết khâu tầng sinh môn lòi chỉ. Sau khi đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, chắc chắn các mẹ trẻ có thể vững tâm hơn để vừa chăm lo cho bé, vừa tạo điều kiện cho bản thân sớm ngày khỏe lại.

Gửi xếp hạng

5 / 5. (Bình trọn) 35

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.

Từ khóa » Cách Cắt Chỉ Vết Khâu Tầng Sinh Môn