VGM Và Những Vấn đề Cần Lưu ý

SIMEX - Đào Tạo Xuất Nhập Khẩu - Logistics Số 1 VN

SIMEX - Đào Tạo Xuất Nhập Khẩu - Logistics Số 1 VN

  • daotao@simex.edu.vn
  • 0327 567 988
  • Trang chủ
  • VỀ CHÚNG TÔI
  • KHÓA HỌC
    • CẤP ĐỘ 1 - TỔNG QUAN
    • CẤP ĐỘ 2 - CHUYÊN SÂU
    • CẤP ĐỘ 3 - ĐẶT HÀNG RIÊNG
  • GIẢNG VIÊN
    • LÊ SÀI GÒN
    • LÊ THANH TÙNG
    • PHẠM THỤY THÙY DUNG
    • HỒ HƯỚNG DƯƠNG
    • NGUYỄN NGỌC DIỄN
    • ĐẶNG THÀNH LUÂN
  • LỊCH KHAI GIẢNG
    • Nghiệp Vụ Logistics Tổng Hợp
    • Nghiệp vụ Xuất Nhập Khẩu Tổng hợp
    • Mua Bán Hàng Hoá Quốc Tế Chuyên Sâu
    • Merchandiser - Quản lý đơn hàng Quốc tế Chuyên Sâu
    • Thủ Tục Xuất nhập khẩu và Khai báo Hải quan Chuyên Sâu
    • Sales Logistics và Sales Cước Vận tải Quốc Tế Chuyên Sâu
    • Tiếng Anh Thương Mại Chuyên Sâu
    • Đào tạo Chuyên sâu theo đặt hàng tại Cơ Quan, Doanh Nghiệp
    • Hội thảo chuyên đề
  • CUNG CẤP ỨNG VIÊN
    • Tìm kiếm ứng viên
    • Đối tác
    • Đăng ký ứng tuyển
  • KIẾN THỨC
    • Hướng nghiệp ngành XNK-Logistics
    • Kiến thức Chuyên môn XNK-Logistics
    • Tư vấn pháp lý XNK-Logistics
    • Tin tức Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics
    • Chia sẻ tài liệu Xuất Nhập Khẩu
  • HOẠT ĐỘNG
Tìm khoá học phù hợp Tư vấn 24/07
  • Trang chủ
  • KIẾN THỨC
  • Kiến thức Chuyên môn XNK-Logistics
  • Vận tải hàng hoá quốc tế
VGM và những vấn đề cần lưu ý

VGM là Khối lượng toàn bộ container được xác minh (Verified gross mass – VGM) là trọng lượng của một container đã chất hàng có thể được chứng minh. Trọng lượng này là tổng trọng lượng của toàn bộ hàng hoá, bao bì cộng khối lượng của pallet, các dụng cụ đóng gói, giữ an toàn cho hàng và trọng lượng của cont rỗng. Tóm lại, VGM là tổng trọng lượng sẽ được đưa lên tàu.

MỤC LỤC

Chủ hàng xuất khẩu phải chuẩn bị một bản VGM và gửi/submit file mềm VGM cho hãng tàu trước cut-off VGM. Đồng thời phải chuẩn bị và đưa file cứng (Có dấu mộc công ty) cho tài xế khi họ chở cont hàng ra cảng. Hai file này giống nhau về mặt nội dung và hình thức.

1. Cách khai báo một bản VGM (file cứng và file mềm như nhau)

  • Khối lượng sử dụng lớn nhất = Max gross weight (kg) = ghi trên cánh cửa container

  • Xác nhận khối lượng toàn bộ của container = Verified gross mass of a packed container (kg) = Khối lượng gross weight THỰC TẾ của hàng (Net weight của hàng + bao bì + pallets…) + Tare weight (vỏ) của container.

  • Khối lượng vỏ cont ghi trên cửa cont.

  • Để dễ nhớ: vỏ cont 20’ thường nặng tầm 2.2 tấn, vỏ cont 40’ thường nặng 4.4 tấn, tùy hãng tàu.

  • Đơn vị cân có thể là chủ hàng hoặc đơn vị kiểm định.

  • Phương pháp cân 1 là phương pháp cân thực tế tổng trọng lượng của cả cont

  • Phương pháp cân 2 là cộng gộp tất cả các phần trọng lượng nhỏ lại với nhau. Doanh nghiệp thường dùng cách 2.

2. Vậy VGM là gì?

Tháng 5/2014, Tổ chức Hàng Hải quốc tế (IMO), Ủy ban an toàn Hàng Hải (MSC) đã phê duyệt điều luật An Toàn Sinh Mạng Trên Biển (Safety of Life at Sea – SOLAS) trong đó yêu cầu chủ hàng phải khai báo và xác minh trọng lượng của container, đặc biệt là hàng nguy hiểm và hàng là chất rắn. Chủ hàng phải xác minh trọng lượng của container trước khi chất hàng lên tàu. Điều luật này bắt buộc sẽ được áp dụng từ 1/7/2016 cho tất cả các nước thành viên gồm có Việt Nam

Vậy VGM là gì? VGM là Khối lượng toàn bộ container được xác minh (Verified gross mass – VGM) là trọng lượng của một container đã chất hàng có thể được chứng minh. Trọng lượng này là tổng trọng lượng của toàn bộ hàng hoá, bao bì cộng khối lượng của pallet, các dụng cụ đóng gói, giữ an toàn cho hàng và trọng lượng của cont rỗng. Tóm lại, VGM là tổng trọng lượng sẽ được đưa lên tàu.

nghiep vu xuat nhap khau VERIFIED GROSS MASS VGM

3. Có hai cách tính VGM theo quy chuẩn của luật SOLAS:

3.1. Cách 1: Cân trọng lượng thực tế toàn bộ container - Weighing of a packed/sealed container

Chủ hàng, hoặc bên thứ ba được uỷ quyền bởi chủ hàng, cân toàn bộ container sau khi đã chất hàng và kẹp chì.

3.2. Cách 2: Tính tổng theo cách cộng từng phần trọng lượng của container - Weighing of all packed cargos plus packing material and Tare Weight

Chủ hàng, hoặc bên thứ ba được uỷ quyền bởi chủ hàng, tính tổng trọng lượng của toàn bộ bao bì, hàng hoá (bao gồm cả khối lượng của pallet, đồ đạc, các dụng cụ đóng gói và đảm bảo an toàn) và trọng lượng của cont rỗng.

Các phương pháp được sử dụng để cân nội dung của container là phải được chứng nhận và phê duyệt theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền của nhà nước trong đó các container đã được đóng gói, niêm chì.

IMO không quy định một quy cách đo lường cụ thể nào. Tuy nhiên, bất kì loại cân, cầu cân, thiết bị nâng hoặc các thiết bị khác sử dụng để xác minh các khối lượng toàn bộ của một container phải đáp ứng các tiêu chuẩn chính xác được áp dụng và các yêu cầu của nhà nước hoặc quốc gia mà các thiết bị được sử dụng. Ở Việt Nam, chấp nhận cả hai phương pháp cân.

4. Các tài liệu khai báo VGM

Bao gồm chức năng EDIFACT, phải có chữ ký của người có thẩm quyền bởi người gửi hàng hoặc đại diện có thẩm quyền của các công ty giao nhận khi phát hành vận đơn hàng hóa riêng của mình. Chữ ký này có thể là một chữ ký điện tử hoặc có thể được thay thế bằng tên bằng chữ in hoa của người được ủy quyền ký. Trong trường hợp các NVOCC xuất hiện như người gửi hàng trên tàu biển B/L, NVOCC sẽ muốn xem xét các tiêu chuẩn "vận đơn back to back".

Chủ hàng có trách nhiệm phải khai báo xác minh tổng khối lượng của container đồng thời đảm bảo VGM đã được gửi đến hãng tàu và đại diện thiết bị đầu cuối. Chủ hàng cung cấp thông tin VGM như một phần của chứng từ vận tải (Booking, Shipping Instruction hoặc Octlaraction) thông qua kênh điện tử hoặc kênh thông tin chủ hàng đang sử dụng để gửi đến hãng tàu.

5. Những thông tin cần cung cấp trong khai báo VGM

Thông tin bắt buộc khai báo VGM

  • Ocean Carrier Booking Number / Số Booking vận tải biển của hãng tàu

  • Container Number / Số container

  • Verified Weight / Trọng lượng xác minh

  • Unit of Measurement / Đơn đo lường

  • Responsible Party (Shipper named on the carrier’s bill of lading) / Bên chịu trách nhiệm (Tên chủ hàng trên MBL)

  • Authorized Person / Người được uỷ quyền

Có thể bổ sung thêm các thông tin khác nhưng không bắt buộc:

  • Weighing Date / Ngày cân

  • Shipper’s Internal Reference / Số kiểm soát nội bộ của chủ hàng

  • Weighing Method / Cách tính VGM

  • Ordering Party / Bên mua

  • Weighing Facility / Dụng cụ cân

  • Country of Method 2 / Nước (trong trường hợp dùng cách 2)

  • Documentation Holding Party / Bên giữ chứng từ

6. Vé cân có cần phải nộp kèm khai báo VGM?

Vé cân hay chứng từ tương tự không bị bắt buột khai báo kèm với khai báo VGM.

7. Khi nào cần khai báo VGM?

Quy định SOLAS không có hạn chót nộp khai báo cụ thể.

Tuy nhiên, chủ hàng nên nộp khai báo VGM trước khi tàu đến cảng bốc (Port of Loading) và đủ sớm để hãng tàu căn cứ vào khai báo VGM để sắp xếp cont lên tàu. Nhiều hạn tàu đều quy định rõ VGM cut-off time trong booking.

8. Các hậu quả và hình phạt trong trường hợp không khai báo VGM trước khi đến cảng xuất phát.

Điều luật quy định rõ container không có số VGM tại cảng xuất phát sẽ không được đưa lên tàu cho đến khi số VGM được khai. Chủ hàng sẽ chịu trách nhiệm cho bất kì các chi phí phát sinh (chi phí cân cont, đóng gọi lại, lưu kho, lưu cont., quản lý, v.v.). Hiện tại hầu hết các nước thành viên đều không quy định khoản tiền phạt cố định vì các chi phí phát sinh do trễ tàu có thể vượt quá bất kỳ hình phạt chính thức đã đánh giá.

9. Khai báo VGM có cho một biên độ sai sót (sai số) nào hay không?

Không có điều khoản trong quy định SOLAS cho bất kỳ sai số. Điều này có nghĩa là mỗi quốc gia thành viên IMO sẽ quyết định như thế nào các vấn đề phát sinh từ VGM. Một số quốc gia đã xuất bản hướng dẫn, bao gồm Anh và Canada. Ngưỡng thực thi cho cả hai nước là ± 5 phần trăm của VGM của container.

10. Đối với hàng lẻ (LCL) và hàng gom chung chủ (consolidation) thì như thế nào?

Hàng LCL và Consol cũng sẽ phải khai báo VGM. Nghĩa vụ khai báo VGM là của chủ hàng. Trong trường hợp hàng Consol, chủ hàng là “Master” Freight forwarder.

11. Thực hiện việc cân container ở đâu? Ai cân? Khi nào phải khai báo? Khai báo cho ai?

Bài viết độc quyền của tác giả: Ths. Lê Sài Gòn - Giám đốc Trung tâm Đào tạo và Tư vấn Xuất Nhập khẩu Sài Gòn - SIMEX

Mọi chi tiết về Khóa học, Giảng viênLịch khai giảng, vui lòng tham khảo tại www.simex.edu.vn hoặc Hotline 0327567988 để được tư vấn Chuyên môn và tư vấn Khóa học xuất nhập khẩu miễn phí.

LÊ SÀI GÒN
LÊ SÀI GÒN
NCS Tiến sĩ Quản trị Kinh doanh Quốc tế

"Khi giảng dạy, tôi thường chia sẻ những điều tôi từng làm sai và lỗi lầm trong công việc và sự nghiệp, còn những cái đúng, đã có sách vở."

Bài viết liên quan

Phân biệt tàu chuyến Voyage Charter và tàu chợ Liner

Phân biệt tàu chuyến Voyage Charter và tàu chợ Liner

Xem chi tiết Phí THC - Terminal Handling Charge là gì?

Phí THC - Terminal Handling Charge là gì?

Xem chi tiết Vận tải đường sắt, ưu và nhược điểm của vận tải đường sắt

Vận tải đường sắt, ưu và nhược điểm của vận tải đường sắt

Xem chi tiết FCR và những vấn đề lưu ý khi sử dụng

FCR và những vấn đề lưu ý khi sử dụng

Xem chi tiết Một số loại vận đơn ít gặp trong thuê tàu

Một số loại vận đơn ít gặp trong thuê tàu

Xem chi tiết Vận Đơn Sạch/Không sạch Clean(Perfect)/Unclean(Imperfect) B/L

Vận Đơn Sạch/Không sạch Clean(Perfect)/Unclean(Imperfect) B/L

Xem chi tiết On Board Bill of Lading B/L và Received for Shipment B/L

On Board Bill of Lading B/L và Received for Shipment B/L

Xem chi tiết S/I - Shipping Instruction - Chi tiết B/L là gì?

S/I - Shipping Instruction - Chi tiết B/L là gì?

Xem chi tiết CBM là gì? Hướng dẫn cách quy đổi và áp dụng trong Logistics - Xuất nhập khẩu

CBM là gì? Hướng dẫn cách quy đổi và áp dụng trong Logistics - Xuất nhập khẩu

Xem chi tiết Phân biệt Free-In (F.I, F.I.S, F.I.T); Free-Out ; Free-In-Out (F.I.O, F.I.O.S, F.I.O.T) về chi phí xếp dỡ trong hợp đồng thuê tàu chuyến

Phân biệt Free-In (F.I, F.I.S, F.I.T); Free-Out ; Free-In-Out (F.I.O, F.I.O.S, F.I.O.T) về chi phí xếp dỡ trong hợp đồng thuê tàu chuyến

Xem chi tiết

Khóa học chúng tôi

  • CẤP ĐỘ 1 - TỔNG QUAN
    CẤP ĐỘ 1 - TỔNG QUAN
  • CẤP ĐỘ 2 - CHUYÊN SÂU
    CẤP ĐỘ 2 - CHUYÊN SÂU
  • CẤP ĐỘ 3 - ĐẶT HÀNG RIÊNG
    CẤP ĐỘ 3 - ĐẶT HÀNG RIÊNG

Bài viết liên quan

  • Telex Release là gì? Telex Release Number là gì?
    Telex Release là gì? Telex Release Number là gì?
    • 02-03-2023
  • Phân biệt Dumurrage, Detention và Storage trong vận tải đường biển
    Phân biệt Dumurrage, Detention và Storage trong vận tải đường biển
    • 15-08-2024
  • Phân biệt tàu chuyến Voyage Charter và tàu chợ Liner
    Phân biệt tàu chuyến Voyage Charter và tàu chợ Liner
    • 15-08-2024
  • Phí THC - Terminal Handling Charge là gì?
    Phí THC - Terminal Handling Charge là gì?
    • 02-03-2023
  • Vận tải đường sắt, ưu và nhược điểm của vận tải đường sắt
    Vận tải đường sắt, ưu và nhược điểm của vận tải đường sắt
    • 01-01-1970
  • FCR và những vấn đề lưu ý khi sử dụng
    FCR và những vấn đề lưu ý khi sử dụng
    • 15-08-2024
  • Một số loại vận đơn ít gặp trong thuê tàu
    Một số loại vận đơn ít gặp trong thuê tàu
    • 02-03-2023
  • Vận Đơn Sạch/Không sạch Clean(Perfect)/Unclean(Imperfect) B/L
    Vận Đơn Sạch/Không sạch Clean(Perfect)/Unclean(Imperfect) B/L
    • 14-08-2024
  • On Board Bill of Lading B/L và Received for Shipment B/L
    On Board Bill of Lading B/L và Received for Shipment B/L
    • 14-08-2024
  • S/I - Shipping Instruction - Chi tiết B/L là gì?
    S/I - Shipping Instruction - Chi tiết B/L là gì?
    • 15-08-2024
  • CBM là gì? Hướng dẫn cách quy đổi và áp dụng trong Logistics - Xuất nhập khẩu
    CBM là gì? Hướng dẫn cách quy đổi và áp dụng trong Logistics - Xuất nhập khẩu
    • 01-01-1970
  • Phân biệt Free-In (F.I, F.I.S, F.I.T); Free-Out ; Free-In-Out (F.I.O, F.I.O.S, F.I.O.T) về chi phí xếp dỡ trong hợp đồng thuê tàu chuyến
    Phân biệt Free-In (F.I, F.I.S, F.I.T); Free-Out ; Free-In-Out (F.I.O, F.I.O.S, F.I.O.T) về chi phí xếp dỡ trong hợp đồng thuê tàu chuyến
    • 15-08-2024

BẠN ĐANG PHÂN VÂN LỰA CHỌN KHOÁ HỌC?

Tìm khoá học phù hợp Zalo tư vấn chat Simex Hỏi chúng tôiGọi tư vấn chat Simex Gọi chúng tôi Tư vấn 24/07 Zalo tư vấn chat Simex Chat

Từ khóa » Phí Vgm Là Phí Gì