Vị Chưởng Môn Tung Hoành Trên đất Mỹ - Quê Việt
Có thể bạn quan tâm
Ngoài Tổ đường phái Kiến An Võ Đạo (233 Nguyễn Đình Chính, TP.HCM), môn võ Kienando được xem “thuần Việt” này không còn xa lạ tại miền Nam California (Mỹ) qua nỗ lực đào tạo của chưởng môn Nguyễn Lâm.
Ngày 15-7-2009 vừa qua là ngày kỷ niệm 37 năm thành lập của môn phái Kiến An Võ Đạo (Kienando, Thiếu Lâm Kiến An Kungfu), môn phái gắn liền với võ sư chưởng môn Nguyễn Lâm.
Màn biểu diễn công phá của võ sinh Kienando |
Võ sư viết báo, làm thơ
Chúng tôi quen biết võ sư Nguyễn Lâm từ những năm 1990. Thời ấy nhóm “huynh đệ giang hồ” gồm đủ thành phần nhà giáo, nhà báo, lương y, bác sĩ, võ sư… như Đinh Công Bảy, Ngô Ánh Tuyết, Nguyễn Văn Khuê, Nguyễn Lâm, Nguyễn Ngọc Thạo, Vũ Mai Nam…thường định kỳ hội nhau lai rai ở quán không tên Cầu Kiệụ Nguyễn Lâm lúc ấy đã đường đường là chưởng môn Thiếu Lâm Kiến An Kungfu, môn sinh ở tại Tổ đường và Nhà văn hóa Phú Nhuận khá đông.
Anh người tầm thước, rắn chắc, trực tính, cười rất tọ Nguyễn Lâm yêu thơ văn, giỏi tiếng Anh, Pháp, từng là giáo sư trung học dạy hai môn Anh văn và Việt văn. Anh thường xuyên dịch, viết bài về nghiên cứu võ thuật thế giới trên các báo với bút danh Song Mộc Lang, Nguyên Ngã Song Mộc (chiết tự từ cái tên Nguyễn Lâm).
Những lần tham dự đấu võ đài do Nguyễn Lâm làm trưởng ban tổ chức, trọng tài chính, trông anh oai phong lắm, thế nhưng mỗi lần thấy trong quán nhậu có biểu hiện gây gổ thì anh là người đầu tiên…rút trước. Anh em hiểu rằng đó là cái “dớp” của một người làm thầy võ, lại từng làm quân pháp, nên Nguyễn Lâm không muốn rắc rối từ những chuyện không đâu.
Võ sư Nguyễn Lâm ra đời năm 1938 tại Kiến An (Hải Phòng), từ 5 tuổi đã được thân phụ truyền thụ võ gia truyền của dòng họ Nguyễn đất Kiến An và Hà Đông, từ tập tấn pháp, thủ pháp, cước pháp, bộ pháp và quyền pháp đến sự vận chuyển hơi thở để gia tăng kình lực. Năm 1945, gia đình chuyển ra Đồ Sơn lánh nạn, tại đây Nguyễn Lâm có cơ duyên gặp Thái Quan, một cao thủ Thiếu Lâm Sơn Đông. Thấy Nguyễn Lâm tinh anh, lanh lẹ, thầy Thái Quan truyền thụ thêm võ Thiếu Lâm nội công tâm pháp. Năm 1950, anh lại được thọ giáo với đại lão sư phụ Hồng Sắc Kim.
Bài Lôi Vũ quyền (Thundering Rain kata) - do Nguyễn Lâm sáng chế trong ký ức về một chiều mưa gió sấm chớp mịt mùng khi anh tập võ tại bãi biển Đồ Sơn năm xưa... |
Năm 1954, Nguyễn Lâm theo gia đình di cư vào miền Nam. Tại Sài Gòn, anh gặp được hai vị võ sư về Karatedo (Không thủ đạo) và Judo (Nhu đạo) là Hồ Cẩm Ngạc và Phạm Lợị. Võ sư Hồ Cẩm Ngạc (1923-1965) là người Việt Nam đầu tiên học và tốt nghiệp Judo tại Võ viện Kodokan, tốt nghiệp Karatedo tại Võ viện Yoseikan, Nhật Bản.
Tuy khác trường phái nhưng được hai vị võ sư tài danh này yêu mến nên đã huấn luyện bổ trợ cho Nguyễn Lâm. Vừa luyện võ, vừa học Đại học Luật khoa Sài Gòn, đến năm 1972, Nguyễn Lâm hệ thống những chiêu thức sở trường của những môn phái, bắt đầu mở võ đường dạy môn sinh tại nhà riêng ở Sài Gòn. Anh đặt tên cho môn võ của mình là Kiến An võ đạo, còn gọi Thiếu Lâm Kiến An Việt Nam. Những năm 1980, khi làn sóng phim kungfu (võ thuật) lan rộng, Nguyễn Lâm cũng “thức thời” gắn thêm chữ Kungfu vào tên môn phái, không ngờ thu hút khá đông môn sinh đến rèn tập. Về sau anh quốc tế hóa tên môn phái thành Kienando.
Rạng danh nơi xứ người
|
Võ sư Nguyễn Lâm |
Vào tháng 11-1995, Chưởng môn Kienando Nguyễn Lâm cùng con trai là võ sư Hồng Ngọc Đại Nghĩa sang định cư tại Mỹ. Ngay sau đó môn phái Kienando được mời tham dự biểu diễn võ thuật tại Đại hội Văn hóa các dân tộc châu Á - Thái Bình Dương tại vùng North Hollywood.
Sau sự thành công của buổi lễ văn hóa này, võ sư Nguyễn Lâm được sự ngưỡng mộ từ phía quan khách khuyến khích nên mở lớp dạy để truyền bá võ thuật. Võ đường Thiếu Lâm Kiến An Kungfu Việt Nam đầu tiên được hình thành và khai giảng tại thành phố Canoga Park vào ngày 3 - 12 -1995. Những năm đầu võ đường chỉ thu nhận số môn sinh người Việt.
Nhưng đến năm 1999, một vị giáo sư Mỹ dạy tại Trường California State University at Northridge (CSUN) nghe danh võ sư Nguyễn Lâm và mời anh đến đại học này thuyết trình về võ học hầu thẩm định Kienando sẽ là một môn học có tín chỉ của trường. Khóa học mùa xuân năm 2000, Kienando chính thức khai giảng lớp võ Kienando Kungfu và Tự vệ phòng thân (Kienando Kungfu and Self defense), ba lớp học vào ngày giờ khác nhau, mỗi lớp 35 sinh viên.
Từ đó Kiến An Võ Đạo chính thức bước vào dòng chính Hoa Kỳ qua một định chế văn hóa giáo dục của tiểu bang. Theo ông Hà Huyền Thanh, phó chủ tịch Tổng hội Phát triển Võ thuật Thế giới, thì mặc dù Tổng hội có nhiều môn phái là hội viên, nhưng môn phái Kiến An Võ Đạo là hội viên duy nhất có lớp giảng dạy tại dòng chính Hoa Kỳ ở cấp university (4 năm), được cấp tín chỉ đại học.
Tại Mỹ, Nguyễn Lâm vừa truyền dạy võ thuật, vừa tiếp tục viết báọ Những bài viết chuyên đề võ thuật của anh được in để giảng dạy bằng hai ngôn ngữ Anh và Việt. Anh đã xuất bản 2 tác phẩm là: Thiếu Lâm Kiến An Kungfu Việt Nam và Các môn võ châu Á lừng danh, Thiếu Lâm Kiến An Kungfu Việt Nam và Lôi Vũ quyền.
Những bài quyền và binh khí nổi bật của môn phái Kienando là: Âm dương nhật quyền, Ngũ hành quyền, Lê hoa thương, Lưỡng nghi kiếm, Liên hoa đao... và đặc biệt là Lôi Vũ quyền (Thundering Rain kata) - do Nguyễn Lâm sáng chế trong ký ức về một chiều mưa gió sấm chớp mịt mùng khi anh tập võ tại bãi biển Đồ Sơn năm xưạ Bài quyền Lôi Vũ quyền là bài quyền cao cấp của môn phái, gồm nhiều chiêu thức mạnh mẽ, đẹp mắt về công cũng như thủ. Tạp chí Karate của Hoa Kỳ khen bài quyền ý nghĩa và ngoạn mục, biểu tượng cho sự đẹp mắt và sức mạnh của Kienando.
Kiến An võ đạo có hai nghĩa: một là chỉ nguồn gốc môn võ từ vùng đất Kiến An, hai là “kiến tạo” sự an bình trong tâm hồn và thể xác, chủ yếu dựa vào lý thuyết võ học của môn phái Thiếu Lâm, Thiền định và khí công. Nhiều sinh viên Mỹ theo học các lớp võ Kienando tại đại học Cal State Northridge rất thích thú khi được tìm hiểu tường tận nguồn gốc về lý thuyết và thực hành võ thuật của môn phái này qua giảng dạy của chính chưởng môn Nguyễn Lâm.
Hơn 3 thập niên qua, ngoài hàng ngàn môn sinh đã được đào tạo tại Việt Nam, số môn sinh Mỹ - Việt tại hai võ đường CSUN và võ đường Corbin lên hơn 700 học viên. Kienando có nhiều học viên hay võ sinh người ngoại quốc như Ken McCain, Ashad Decou, Lynelle Millitatẹ Ba huấn luyện viên này đã theo học Kienando nhiều năm và họ trở thành HLV phụ giảng cho người nói Anh ngữ.
Còn với chưởng môn Nguyễn Lâm, có thể nói hạt giống Kiến An võ đạo anh gieo từ Việt Nam đã đâm chồi bén rễ vững chắc trên đất Mỹ. Chợt nhớ bài “Tráng sĩ ca” của anh từng vang lên sang sảng trong lần dong thuyền phiêu lãng từ Bình Quới đi Lái Thiêu: "Ta tráng sĩ hề, can trường bất khuất / Ta nam nhi hề, phá giặc cuồng nô / Ta hiên ngang hề, sức lay thành chuyển núi / Ta xung phong hề, lực diệt kình ngư...".
Kim Vân (Thanh niên)
Từ khóa » Thiếu Lâm Kiến An Kungfu Việt Nam
-
Thiếu Lâm Kiến An Việt Nam = Kienando Kungfu - WorldCat
-
Võ Cổ Truyền Việt Nam - Kiến An VN - Home | Facebook
-
Võ đường THCS Gò Vấp.Thiếu Lâm KungFu Kiến An Việt Nam
-
Thiếu Lâm Kiến An Kungfu Việt Nam & Các Môn Võ Châu á Lừng Danh
-
Sách Võ Thiếu Lâm Kiến An: Lôi Vũ Quyền - Ailaikit
-
Thiếu Lâm Kiến An Kungfu Việt Nam Và Các Môn Võ Châu Á Lừng ...
-
Thiếu Lâm Kiến An Kungfu Việt Nam Và Lôi Vũ Quyền (NXB Tổng ...
-
Võ Thuật Thiếu Lâm | Vietnamese Kung Fu
-
Thiếu Lâm Kiến An Kungfu Việt Nam Và Lôi Vũ Quyền | Diễn đàn Tài Liệu
-
Lễ Truyền Thống Kỷ Niệm Lần Thứ 45 Ngày Thành Lập Môn Phái Thiếu ...
-
Phong Trào Luyện Tập Môn Võ Thiếu Lâm Cổ Truyền Tại Kiên Giang
-
Các Môn Phái Võ Thuật Tại Việt Nam - Wikipedia