Ví Dụ Thực Tiễn Là Cơ Sở Của Nhận Thức - Luật Hoàng Phi

Mục lục bài viết

Toggle
  • Bản chất của nhận thức
  • Thực tiễn là gì?
  • Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức
  • Ví dụ thực tiễn là cơ sở của nhận thức

Trong phát triển kinh tế xã hội, Nhà nước luôn chú trọng công tác tuyên truyền thay đổi nhận thức của các tổ chức, cá nhân trong các vấn đề của xã hội. Trên thực tiễn, vấn đề nhận thức được coi là yếu tố cốt lõi góp phần phát triển đất nước. Để hiểu rõ hơn về nhận thức, ta cần đưa ra các ví dụ thực tiễn là cơ sở của nhận thức.

Bản chất của nhận thức

Trước Mác, các nhà triết học có quan niệm sai lầm và phiến diện về nhận thức, các vấn đề lý luận về nhận thức chưa được giải quyết một cách khoa học, đặc biệt là chưa thấy được đầy đủ vai trò của thực tiễn đối với nhận thức.

Đến lượt mình, C.Mác và Ph.Ăngghen đã xây dựng nên học thuyết về nhận thức trên sở kế thừa hợp lý, phát triển một cách sáng tạo và được minh chứng bởi các thành tựu khoa học, kỹ thuật, của thực tiễn xã hội.

 Theo đó, về bản chất, nhận thức là quá trình phản ánh tích cực, tự giác và sáng tạo thế giới khách quan vào bộ óc người trên cơ sở thực tiễn.

Bên cạnh đó, để lấy được ví dụ thực tiễn là cơ sở của nhận thức, ta cần tìm hiểu thực tiễn là gì.

Thực tiễn là gì?

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê nin, thực tiễn là toàn bộ những hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử – xã hội của con người nhằm cải biến tự nhiên và xã hội.

Thực tiễn được biểu hiện vô cùng đa dạng, phong phú về mặt hình thức. Tuy nhiên, thực tiễn được thể hiện dưới 3 hình thức cơ bản, đó là hoạt động sản xuất vật chất, hoạt động chính trị xã hội và hoạt động thực nghiệm khoa học. Trong đó:

– Hoạt động sản xuất vật chất là hình thức hoạt động cơ bản, đầu tiên của thực tiễn. Trong hoạt động sản xuất vật chất, con người sử dụng các công cụ lao động tác động vào giới tự nhiên để tạo ra những của cải và các điều kiện thiết yếu nhằm duy trì sự tồn tại và phát triển của mình và xã hội.

– Hoạt động chính trị xã hội là hoạt động của các tổ chức cộng đồng người khác nhau trong xã hội nhằm cải biến những mối quan hệ xã hội để thúc đẩy xã hội phát triển.

– Thực nghiệm khoa học là một hình thức đặc biệt của thực tiễn, là hoạt động được tiến hành trong những điều kiện do con người tạo ra gần giống, giống hoặc lặp lại những trạng thái của tự nhiên và xã hội nhằm xác định các quy luật biến đổi và phát triền của đối tượng nghiên cứu.

Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức

Thực tiễn có vai trò hết sức quan trọng đối với nhận thức, được thể hiện ở chỗ: Thực tiễn là cơ sở của nhận thức, là động lực của nhận thức, là mục đích của nhận thức và tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý.

– Thực tiễn là cơ sở của nhận thức.

Thực tiễn đề ra nhu cầu, nhiệm vụ, cách thức và khuynh hướng vận động và phát triển của nhận thức. Bởi con người có nhu cầu giải thích và cải tạo thế giới do đó con người phải tác động trực tiếp vào các sự vật, hiện tượng bằng hoạt động thực tiễn của mình. Sự tác động đó làm cho các sự vật, hiện tượng bộc lộ những thuộc tính, những mối liên hệ và quan hệ khác nhau giữa chúng, đem lại những tài liệu cho nhận thức, giúp cho nhận thức nắm bắt được bản chất, các quy luật vận động và phát triển của thế giới.

– Thực tiễn là cơ sở, động lực, mục đích của nhận thức. Bởi nhờ có hoạt động thực tiễn mà các giác quan của con người ngày càng được hoàn thiện, năn lực tư duy logic không ngừng củng cố và phát triển; các phương tiện nhận thức ngày càng hiện đại giúp con người nhận thực thế giới một cách dễ dàng.

– Thực tiễn là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý. Có thể hiểu, thực tiễn là thước đo giá trị của những tri thức đã đạt được trong nhận thức đồng thời không ngừng bổ sung, điều chỉnh, sửa chữa, phát triển và hoàn thiện nhận thức.

Ví dụ thực tiễn là cơ sở của nhận thức

Trên cơ sở thực tiễn mà con người hình thành các lý thuyết khoa học. Điều đó được thể hiện rõ thông qua nguồn gốc ra đời của định luật vạn vật hấp dẫn. Từ hiện tượng, quả táo rơi xuống đất và nhiều thí nghiệm mà Isaac Newton đã khám phá ra định luật hấp dẫn. Qua nhiều lần thử nghiệm, Newton đã nêu ra: Mọi vật trên trái đất đều chịu sức hút của trái đất, mặt trăng cũng chịu sức hút của trái đất, đồng thời trái đất cũng chịu sức hút của mặt trăng; Trái đất chịu sức hút của mặt trời, mặt trời đồng thời cũng chịu sức hút của trái đất. Nói một cách khác là vạn vật trong vũ trụ đều có lực hấp dẫn lẫn nhau, vì có loại lực hấp dẫn này mà mặt trăng mới quay quanh trái đất, trái đất mới quay quanh mặt trời.

Hoặc đơn giản hơn, qua những lần quan sát khi nung nóng thanh sắt thì thanh sắt chuyển màu vàng rực, từ đó đưa ra kết luận thanh sắt sẽ bị chuyển màu khi bị nung nóng. Hoặc, sau nhiều lần đun nước sôi kiểm tra bằng nhiệt kế thì con người phát hiện ra rằng nước sôi ở nhiệt độ 100 độ C.

Qua các ví dụ thực tiễn là cơ sở của nhận thức, ta thấy được vai trò của thực tiễn đối với nhận thức. Từ đó, thấy rằng nhận thức phải xuất phát từ thực tiễn, dựa trên cơ sở thực tiễn, đi sâu vào thực tiễn, phải coi trọng công tác tổng kết thực tiễn. Do đó, nghiên cứu lý luận phải liên hệ với thực tiễn, học đi đôi với hành. Mặt khác, nếu xa rời thực tiễn, nhận thức dễ mắc sai lầm, duy ý chí, giáo điều, máy móc.

Từ khóa » Các Ví Dụ Về Nhận Thức Và Thực Tiễn