Ví Dụ Về 2 Trạng Thái Lương Tâm - Hỏi Đáp
Có thể bạn quan tâm
Câu hỏi: Lương tâm là gì?
Nội dung chính Show- 1. Trạng thái của lương tâm
- 2. Biểu hiện của lương tâm
- 3. Vai trò của lương tâm
- 4. Cách rèn luyện để có lương tâm tốt
- 5. Ý nghĩa mà lương tâm đem lại
- Video liên quan
Trả lời :
Là năng lực mang tính tự giác của con người tự giám sát bản thân. Tự đề ra cho mình nghĩa vụ đạo đức phải hoàn thành, tự đánh giá hành vi của mình. Nói rộng ra, là ý thức chủ quan của cá nhân về nghĩa vụ và trách nhiệm của mình đối với xã hội. Nó được coi như là nghĩa vụ và trách nhiệm đối với bản thân.
Là một phần của tính cách giúp bạn xác định đúng và sai. Là kết quả của quá trình sống chứ không phải bẩm sinh. Nó luôn đi với con người trong suốt quá trình hành động.
Lương tâm của bạn giống như la bàn. Nó hướng dẫn bạn đi đúng đường và tránh được vấn đề.
Giống như cái gương. Nó phản ánh tình trạng đạo đức và cho biết con người bề trong của bạn.
Giống như người bạn tốt. Nó có thể cho bạn lời khuyên tốt và giúp bạn được thành công nếu bạn chịu lắng nghe.
Giống như quan tòa. Nó sẽ kết án khi bạn làm điều sai.
Hãy cùng Top lời giải tìm hiểu về lương tâm nhé!
1. Trạng thái của lương tâm
Hai trạng thái của lương tâm là thanh thản và cắn rứt. Lương tâm dù ở trạng thái nào cũng có ý nghĩa đối với cá nhân, cụ thể:
+ Trạng thái thanh thản là trạng thái thể hiện sự vui sướng, hài long về công việc gì đó mà mình đã làm được, làm đúng theo lương tâm bản thân. Ví dụ khi bản thân nhặt được của rơi nhưng băn khoăn không biết có nên trả lại người đánh mất hay giữ của riêng. Lương tâm không cho phép và trả lại người đã đánh rơi tiền thì bản thân cảm thấy nhẹ nhõm và vui vì đã làm được việc tốt.
+ Trạng thái cắn rứt: thể hiện sự cắn rứt, hối hận lương tâm. Khi làm việc sai trái, việc xấu hoặc không phù hợp bản thân luôn suy nghĩ lo lắng về vấn đề ấy. Nhặt được của rơi mà lấy không trả người đã đánh mất thì luôn lo lắng họ phát hiện, đòi lại trách móc mình, lương tâm không được yên.
2. Biểu hiện của lương tâm
Người có lương tâm sẽ tự tin vào bản thân hơn và phát huy được tính tích cực trong hành vi của mình góp phần phát triển xã hội.
Họ biết điều chỉnh hành vi cho phù hợp với các chuẩn mực của xã hội, biết ăn năn, sửa chữa lỗi lầm của mình. Biết sống vì người khác, luôn giúp đỡ những người xung quanh khi họ gặp khó khăn mà không cần điều kiện.
Họ trong sáng, tốt đẹp luôn biết sống vì người khác. Biết trân trọn mọi thứ ở xung quanh mình. Bởi thế, họ luôn được người khác tôn trọng và yêu quý. Nhất định sẽ có được tình yêu cuộc sống và cảm nhận được hạnh phúc.
3. Vai trò của lương tâm
- Lương tâm có vị trí vai trò hết sức quan trọng trong đời sống xã hội và đạo đức con người. Lương tâm chi phối hành động, quyết định hành động con người làm việc tốt, việc thiện. Lương tâm tạo động lực thúc đẩy chủ thể làm điều thiện, làm tròn nghĩa vụ của mình, dũng cảm tự thú sai lầm, kiên quyết sửa chữa sai lầm.
-Lương tâm sẽ trừng phạt con người nếu con người có ý nghĩ và hành vi ác, bản thân luôn cắn rứt lương tâm, làm gì cũng không yên.
-Lương tâm là hạt nhân đạo đức của nhân cách. Một người có lương tâm đẹp sẽ tạo nhân cách tốt, ứng xử chân thành tử tế với mọi người.
-Lương tâm giúp cuộc sống con người ổn định, yên bình và hạnh phúc hơn.
4. Cách rèn luyện để có lương tâm tốt
Lương tâm có vai trò và tầm quan trọng đối với mỗi người, xã hội. Lương tâm xuất phát từ chính bản thân mỗi người và cũng được hình thành và rèn luyện qua học tập, cuộc sống chúng ta. Để có lương tâm tốt, hướng thiện bản thân con người nên:
Thường xuyên rèn luyện đạo đức theo quan niệm tiến bộ.
Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của bản thân một cách tự nguyện
Bồi dưỡng những tình cảm trong sáng đẹp đẽ giữa người với người
Sống vì mọi người, loại bỏ cái tôi, cái ích kỷ của bản thân mình, không sân si với người và với đời. Làm việc nghĩ trước nghĩ sau, đúng pháp luật, đạo đức và lương tâm.
5. Ý nghĩa mà lương tâm đem lại
Là ngọn nguồn bên trong của hạnh phúc. Lương tâm trong sạch làm cho ta ý thức được nhân phẩm của mình. Cảm thấy sự khoan khoái của tâm hồn còn sự vô lương tâm là nguồn của sự bất hạnh. Là điều kiện của hạnh phúc vừa theo chiều khẳng định vừa theo chiều phủ định.
Với chức năng tự đánh giá nên nó là một động lực thúc đẩy chủ thể làm điều thiện. Làm tròn nghĩa vụ của mình, dũng cảm tự thú sai lầm, kiên quyết sửa chữa sai lầm. Là động cơ của mọi điều thiện.
Giúp con người biết làm điều thiện, tránh xa điều ác, biết cảm thông, chia sẻ hơn là thù ghét, đố kị. Biết nhường nhịn hơn là ganh đua, biết phân biệt lẽ đúng – sai, phải – trái. Mong muốn được làm điều tốt đẹp cho người khác.
Giúp con người tu dưỡng đạo đức, sống chân thiện và lan tỏa những giá trị tốt đẹp ra cộng đồng.
- lý thuyết
- trắc nghiệm
- hỏi đáp
- bài tập sgk
Nêu ví dụ về nghĩa vụ?
Nêu ví dụ về lương tâm?Ví dụ về lương tâm ở 2 trạng thái thanh thản và cắn rứt?
Nêu ví dụ về nhân phẩm?
Nêu ví dụ về danh dự?
Nêu ví dụ về tự trọng và tự ái?
Nêu ví dụ về hành phúc?
#AI BIẾT ĐƯỢC CÂU NÀO THÌ GIÚP MÌNH VỚI>
Từ khóa » Trình Bày 2 Trạng Thái Của Lương Tâm
-
Phân Tích 2 Trạng Thái Của Lương Tâm - Nguyễn Hiền
-
Lương Tâm Là Gì? - Luật Hoàng Phi
-
Lương Tâm Là Gì ? Lấy Ví Dụ Về Hai Trạng Thái Của ... - MTrend
-
[CHUẨN NHẤT] Lương Tâm Là Gì? - TopLoigiai
-
Phân Tích 2 Trạng Thái Của Lương Tâm - Hoc24
-
Lương Tâm Là Gì? Lương Tâm Tồn Tại ở Mấy Trạng Trạng Thái? Chỉ Ra ...
-
Lương Tâm Là Gì? Ý Nghĩa, Biểu Hiện Của ... - Hành Trình Trầm Hương
-
Lương Tâm Là Gì? Ý Nghĩa, Biểu Hiện Của Người Có ... - Sen Tây Hồ
-
Nêu Ví Dụ Về Nghĩa Vụ? Nêu Ví Dụ Về Lương Tâm?Ví ...
-
Lương Tâm Tồn Tại ở Hai Trạng Thái Gồm
-
Lương Tâm Là Gì? Các Quan Niệm Về Lương Tâm
-
[DOC] Tìm Hiểu Vai Trò Của đạo đức Trong Sự Phát Triển Của Cá Nhân, Gia ...
-
Lương Tâm Là Gì? Biểu Hiện, Cách Trở Thành Người Có Lương Tâm?