Ví Dụ Về Chứng Khoán Phái Sinh - Thịnh Vượng Tài Chính

8 mn read

Chứng khoán phái sinh là gì? Đây có lẽ là câu hỏi được đặt ra từ nhiều nhà đầu tư. Chứng khoán phái sinh chắc là thuật ngữ được nghe nhiều nhưng để hình dung cụ thể về nó thì không phải đơn giản. Hơn nữa, để cho ví dụ về chứng khoán phái sinh thì càng khó. Để nhà đầu tư hiểu rõ hơn về nó; Thịnh Vượng Tài Chính muốn gửi đến bạn các thông tin cụ thể nhất. Bạn đang muốn có được thông tin từ đây thì đừng ngại tham khảo bài viết sau đây bạn nhé! Nào chúng ta hãy cùng bắt đầu trải nghiệm ngay bây giờ thôi!

Ví dụ về chứng khoán phái sinh
Ví dụ về chứng khoán phái sinh

Chứng khoán phái sinh là gì?

Chứng khoán phái sinh là các công cụ tài chính có giá trị phụ thuộc vào giá của một tài sản cơ sở; nhằm nhiều mục tiêu khác nhau như phân tán rủi ro; bảo vệ lợi nhuận hoặc tạo lợi nhuận. Hay có thể hiểu; chứng khoán phái sinh là một hợp đồng tài chính mà giá trị của nó phụ thuộc vào sự thay đổi của giá hoặc biến động thống kê của một thứ khác. Đây là một sản phẩm cho phép bạn đặt cược vào cửa tăng hoặc giảm của chỉ số VN30.

Có thể bạn quan tâm: TỰ CHỌN TÀI KHOẢN CHỨNG KHOÁN TCBS SỐ ĐẸP

Đặc điểm của chứng khoán phái sinh

Rất khó để phân biệt giữa chứng khoán và chứng khoán phái sinh bởi vì mọi người thường cho rằng phái sinh cũng là một loại chứng khoán- điều này hoàn toàn đúng về mặt kỹ thuật. Chứng khoán phái sinh tồn tại cho đến ngày nay bởi vì nó vẫn có vị trí quan trọng trên thị trường chứng khoán. Sở hữu cho mình đa dạng các đặc điểm cùng với đó là các mặt hạn chế; chứng khoán phái sinh đã và đang hoàn thiện tốt hơn. Một số đặc điểm của chứng khoán phái sinh mà bạn cần nắm rõ như sau.

Ví dụ về chứng khoán phái sinh

Ưu điểm của chứng khoán phái sinh

  • Chứng khoán phái sinh có tính đòn bẩy cao; giúp phòng ngừa rủi ro nếu sử dụng để bảo đảm vị thế đối lập trong một cuộc trao đổi;
  • Chứng khoán phái sinh mang đến cho nhà đầu tư nhiều cơ hội hơn; bởi lẽ khi thị trường tăng hay giảm thì nhà đầu tư vẫn thu về được lợi nhuận;
  • Mức ký quỹ của hợp đồng tương lai và quyền chọn thấp giúp tạo ra đòn bẩy lớn hơn;
  • Nhà đầu tư không cần phải chờ hàng về nhờ loại giao dịch T+0;
  • Nhà đầu tư nhỏ lẻ sẽ không sợ rủi ro nhiều vì sự ra đời của sở giao dịch; trung tâm lưu ký; thanh toán bù trừ.
Ví dụ về chứng khoán phái sinh

Nhược điểm của chứng khoán phái sinh

  • Chứng khoán phái sinh có thể rất phức tạp và khó hiểu; rủi ro của nó cũng cao hơn nhiều.
  • Chứng khoán phái sinh có thể rất nguy hiểm trong tay của những nhà đầu tư thiếu kinh nghiệm vì do sự phức tạp của nó có thể khiến các nhà đầu tư dễ dàng ra quyết định sai lầm dẫn đến thua lỗ.
  • Tính đòn bẩy cao của hợp đồng tương lai; quyền chọn phái sinh có thể khiến các nhà đầu tư đối mặt với rủi ro vô hạn.
  • Cần dành thời gian để quan sát biến động của thị trường.
Ví dụ về chứng khoán phái sinh
Ví dụ về chứng khoán phái sinh

Phân loại chứng khoán phái sinh

Hợp đồng kỳ hạn

Tương tự như hợp đồng tương lai; hợp đồng kỳ hạn là một thỏa thuận giữa hai bên tham gia để mua và bán một loại tài sản ở một thời điểm nhất định trong tương lai với mức giá được xác định trước ngay ở thời điểm hiện tại. Hợp đồng kỳ hạn không được chuẩn hóa hay được sự quản lý như hợp đồng tương lai và do đó chỉ được giao dịch ở trên sàn OTC giữa các nhà đầu tư tổ chức và các định chế tài chính lớn. Đồng thời; những điều khoản của hợp đồng này có thể được thương lượng.

Ví dụ về chứng khoán phái sinh

Hợp đồng tương lai

Là hợp đồng kỳ hạn được chuẩn hóa, niêm yết và giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán. Hợp đồng tương lai cho phép người mua (người sở hữu vị thế mở – long) và người bán (người sở hữu vị thế đóng – short) được định một mức giá ở ngày hôm nay để trao đổi tài sản trong tương lai. Hợp đồng này được quản lý, chuẩn hóa; niêm yết và giao dịch trên một sàn giao dịch hợp đồng tương lai. Để tham gia vào một vị thế của hợp đồng tương lai; bạn chỉ cần ký quỹ một phần của tổng giá trị hợp đồng ban đầu vào tài khoản giao dịch phái sinh.

Ví dụ về chứng khoán phái sinh

Hợp đồng quyền chọn

Người nắm giữ hợp đồng quyền chọn có quyền, nhưng không có nghĩa vụ; mua hoặc bán một loại tài sản cơ sở tại một thời điểm nhất định trong tương lai theo mức giá được xác định trước. Người bán hợp đồng có nghĩa vụ thực hiện giao dịch khi người nắm giữ hợp đồng chọn thực hiện quyền. Hợp đồng quyền chọn bao gồm quyền chọn mua và quyền chọn bán. Quyền chọn khác với hợp đồng tương lai bởi vì với quyền chọn bạn có quyền mua hoặc bán nhưng không có nghĩa vụ thực hiện điều đó.

Ví dụ về chứng khoán phái sinh
Ví dụ về chứng khoán phái sinh

Hợp đồng hoán đổi

Hợp đồng hoán đổi là một thỏa thuận giữa hai bên về việc hoán đổi các dòng tiền phát sinh từ các công cụ tài chính trong tương lai. Hợp đồng sẽ quy định rõ thời điểm hoán đổi dòng tiền và phương pháp tính toán cụ thể. Nó dùng để trao đổi dòng tiền hoặc các điều khoản tài chính; chứng chỉ được giao dịch trên thị trường OTC.

Ví dụ về chứng khoán phái sinh

Ví dụ về chứng khoán phái sinh

Ví dụ 1: Ví dụ về chứng khoán phái sinh – Loại hợp đồng hoán đổi lãi suất trong hợp đồng hoán đổi

Các công ty khác nhau sẽ vay tiền với những lãi suất khác nhau. Đôi khi những người đi vay có thể muốn hoán đổi các mức lãi suất này với nhau. Ví dụ như công ty A có một khoản vay 4 triệu $ với một lãi suất thay đổi hoặc thả nổi (lãi suất có thể thay đổi theo ngày) trong khi công ty B có một khoản vay cũng giá trị 4 triệu $ với một mức lãi suất cố định (lãi suất không thay đổi).

Tham khảo bài viết: VÌ SAO NÊN MỞ TÀI KHOẢN CHỨNG KHOÁN TECHCOMBANK – TCBS

Ngân hàng có thể tính phí hoán đổi; tính bằng một tỷ lệ phần trăm của mức lãi suất của công ty đó; để trao đổi lãi suất cho 2 công ty. Điều này có thể tạo ra những điều khoản lãi suất tốt hơn cho mỗi công ty. Trong hợp đồng hoán đổi lãi suất, chỉ duy nhất mức lãi suất được hoán đổi; phần gốc của khoản vay sẽ không được hoán đổi.

Ví dụ về chứng khoán phái sinh

Ví dụ 2: Ví dụ về chứng khoán phái sinh – Loại hợp đồng hoán đổi tiền tệ trong hợp đồng hoán đổi

Một hợp đồng hoán đổi tiền tệ là khi hai bên đồng ý trao đổi với nhau: cả phần gốc của khoản vay (số tiền vay ban đầu); phần lãi bằng những ngoại tệ khác nhau. Hợp đồng hoán đổi tiền tệ cho phép các công ty đầu tư vốn xuyên biên giới mà không phải chịu rủi ro về thay đổi tỷ giá hối đoái.

Ví dụ như một công ty Mỹ muốn thành lập một công ty con ở Đức; một công ty Đức khác muốn đầu tư vào một dự án ở Mỹ. Hai công ty này có thể tạo một thỏa thuận để vay tại thị trường địa phương của họ; hoán đổi tiền tệ thông qua một hợp đồng hoán đổi tiền tệ với ngân hàng; điều này sẽ tốn phí bằng một tỷ lệ phần trăm nhỏ của mức lãi suất mà họ phải chịu.

Ví dụ về chứng khoán phái sinh

Ví dụ 3: Ví dụ về chứng khoán phái sinh – Hợp đồng tương lai

  • NĐT thực hiện mua 10 HĐTL chỉ số VN30 tại mức giá là 912. Hệ số nhân của hợp đồng là 100.000 đồng. Tỷ lệ ký quỹ là 13%. Phí giao dịch và thuế giao dịch = 0 đồng

Giá trị hợp đồng của NĐT= 912 * 10 * 100.000 = 912.000.000 VNĐ

Số tiền NĐT phải ký quỹ = 912.000.000 * 13% = 118.560.000 VNĐ

Ví dụ về chứng khoán phái sinh
Ví dụ về chứng khoán phái sinh

Ví dụ về chứng khoán phái sinh

Ngày 1/8/2021; ông Ba thỏa thuận sẽ mua 100kg cà phê của ông An kỳ hạn 1 tháng với mức giá 200.000 đồng/kg. Ngày 30/8/2021; ông Ba và ông An thực hiện mua bán cà phê tại mức giá 200.000 đồng/kg theo đúng hợp đồng đã thỏa thuận. (Mặc dù giá cà phê thị trường lúc này đã tăng lên 220.000 đồng/ kg).

Ví dụ về chứng khoán phái sinh

Với những thông tin mà Thịnh Vượng Tài Chính đã cung cấp trong bài viết hy vọng sẽ giúp bạn hiểu hơn về chứng khoán phái sinh. Đồng thời với những ví dụ về chứng khoán phái sinh mong rằng bạn sẽ hình dung được chính xác hơn về kênh đầu tư hấp dẫn này. Bên cạnh đó; Thịnh Vượng Tài Chính cũng xin gợi ý đến bạn một địa chỉ đầu tư chứng khoán phái sinh an toàn đó chính là Công ty Cổ phần Chứng khoán Kỹ thương Việt Nam Techcom Securities. Đầu tư chứng khoán phái sinh tại đây bạn hoàn toàn có thể yên tâm vì những tiện ích trong dịch vụ của công ty.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

  • THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH
  • VÌ SAO NÊN MỞ TÀI KHOẢN CHỨNG KHOÁN TECHCOMBANK – TCBS
  • CÁCH CHƠI CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU
5/5 - (1 bình chọn)

Từ khóa » Ví Dụ Về Hợp đồng Phái Sinh