Ví Dụ Về Diễn Thế Nguyên Sinh
Có thể bạn quan tâm
Diễn thế nguyên sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường trống trơn hay xảy ra trên một nền (giá thể) mà trước đó chưa hề tồn tại một quần xã sinh vật nào hoặc là chưa có bất kỳ một “mầm móng” của sinh vật xuất hiện trước đây (mầm mống của sinh vật là những dạng tồn tại của sinh vật và có thể phát triển thành 1 cá thể như các bào tử, phấn hoa, thân chồi ngầm, trứng….).
Ví dụ về diễn thế nguyên sinh: đảo mới hình thành trên tro tàn núi lửa, đất mới bồi ở lòng sông hoặc là sau khi nham thạch núi lửa đông đặc và nguội đi, do quá trình phong hóa, vùng đất “mới” ra đời, làm nền cho sự quần tụ và phát triển kế tiếp của các quần xã sinh vật.
Nhóm sinh vật đầu tiên được phát tán đến đó hình thành nên quần xã tiên phong. Tiếp đó là một dãy quần xã tuần tự thay thế nhau. Khi có cân bằng sinh thái giữa quần xã và ngoại cảnh thì quần xã ổn định trong một thời gian tương đối dài. Diễn thế nguyên sinh có thể xảy ra trên cạn hoặc đươi nước.
Diễn thế nguyên sinh được nhà sinh thái học người Anh A.G. Tansley (1935) mô tả, trở thành ví dụ kinh điển trong sinh thái học.
Khi nghiên cứu các đảo và hệ thực vật của đảo, ông ghi nhận rằng, trên những tảng đá trần, do bị phong hóa, được phủ bởi lớp cám bụi của nó. Bụi và độ ẩm tạo nên môi trường thuận lợi cho sự phát triển của nấm.
Nấm mốc trong hoạt động sống lại sản sinh ra những sản phẩm sinh học mới làm biến đổi giá thể khoáng ở đó và khi chúng chết đi góp nên sự hình thành mùn, môi trường thích hợp đối với sự nảy mầm và phát triển của bào tử rêu. Rêu tàn lụi, đất được thành tạo và trên đó là sự phát triển kế tiếp của các quần xã cỏ, cây bụi, rồi cây gỗ khép tán thành rừng.
Phân biệt diễn thế nguyên sinh và diễn thế thứ sinh:
Kiểu diễn thế | Các giai đoạn của diễn thế | Nguyên nhân diễn thế | ||
Giai đoạn khởi đầu | Giai đoạn giữa | Giai đoạn cuối (giai đoạn cực đỉnh) | ||
Diễn thế nguyên sinh | Khởi đầu từ môi trường chưa có hoặc có rất ít sinh vật | Các quần xã sinh vật biến đổi tuần tự, thay thế lẫn nhau và ngày càng phát triển đa dạng | Hình thành quần xã tương đối ổn định | – Tác động mạnh mẽ của ngoại cảnh lên quần xã – Cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã |
Diễn thế thứ sinh | Khởi đầu ở một môi trường đã có một quần xã sinh vật phát triển nhưng bị hủy diệt do tự nhiên hoặc khai thác quá mức của con người | Một quần xã mới phục hồi thay thế quần xã bị hủy diệt, các quần xã biến đổi tuần tự, thay thế lẫn nhau | Có thể hình thành nên quần xã tương đối ổn định, tuy nhiên có rất nhiều quần xã bị suy thoái | – Tác động mạnh mẽ của ngoại cảnh lên quần xã – Hoạt động khai thác tài nguyên của con người |
Từ khóa » Các Ví Dụ Về Diễn Thế Nguyên Sinh Và Diễn Thế Thứ Sinh
-
Diễn Thế Sinh Thái, Trắc Nghiệm Sinh Học Lớp 12 - Baitap123
-
Diễn Thế Sinh Thái – Wikipedia Tiếng Việt
-
Giải Bài Tập Sinh Học 12 - Bài 41: Diễn Thế Sinh Thái
-
Sinh Học 12 Bài 41: Diễn Thế Sinh Thái - Hoc247
-
Ví Dụ Diễn The Nguyên Sinh Và Diễn The Thứ Sinh - Xây Nhà
-
Ví Dụ Về Diễn Thế Nguyên Sinh Hay Nhất - TopLoigiai
-
BÀI 41: DIỄN THẾ SINH THÁI ( LỚP 12 CƠ BẢN) - Tài Liệu Text
-
Ví Dụ Diễn The Nguyên Sinh Và Thứ Sinh - Cùng Hỏi Đáp
-
Sinh Học 12 Bài 41: Diễn Thế Sinh Thái
-
Bài 41: Diễn Thế Sinh Thái (Chương II - Phần VII - HocTapHay
-
Ví Dụ Nào đang Nói Về Diễn Thế Nguyên Sinh? - Trắc Nghiệm Online
-
Lý Thuyết Sinh Học 12-: Bài 41: Diễn Thế Sinh Thái.
-
Bài 41: Diễn Thế Sinh Thái - Tìm đáp án, Giải Bài Tập, để Học Tốt
-
Phân Tích được Các Ví Dụ Khác Về Diễn Thế Sinh Và Thứ ... - MTrend