Ví Dụ Về Nguyên Lý Về Sự Phát Triển Trong Triết Học - Top Lời Giải
Có thể bạn quan tâm
Lời giải dễ hiểu, đáp án chính xác cho câu hỏi: “Ví dụ về nguyên lý về sự phát triển trong triết học:” và phần kiến thức tham khảo, vận dung hay nhất do Top lời giải biên soạn là tài liệu cực hữu dụng cho các bạn học sinh và thầy cô giáo trong quá trình dạy và học.
Mục lục nội dung Câu hỏi: Ví dụ về nguyên lý về sự phát triển trong triết học:Kiến thức vận dụng để trả lời câu hỏi1. Phát triển là gì?2. Tính chất của sự phát triển3. Ý nghĩa phương pháp luận nguyên lý của sự phát triểnCâu hỏi: Ví dụ về nguyên lý về sự phát triển trong triết học:
Trả lời:
– Trong quá trình biến đổi của các giống loài đã có sự biến đổi và phát triển từ bậc thấp lên bậc cao;
– Quá trình thay thế lẫn nhau của các hình thức thức tổ chức trong xã hội của loài người: từ hình thức tổ chức xã hội thị tộc, bộ lạc còn sơ khai thời nguyên thuỷ lên các hình thức tổ chức xã hội cao hơn là hình thức tổ chức bộ tộc, dân tộc…
– Sự ra đời và thay thế các hình thái kinh tế xã hội trong lịch sử
Cụ thể là từ nhà nước chủ nô là kiểu nhà nước đầu tiên trong lịch sử ra đời dựa trên cơ sở tan rã của chế độ thị tộc, bộ lạc gắn liề với chế độ tư hữu và phân chia xã hội thành các giai cấp đối kháng.
Sự bóc lột không có giới hạn của các chủ nô làm cho mâu thuẫn giữa chủ nô với nô lệ ngày một gay gắt, nô lệ đứng lên đấu tranh giải phóng nô lệ, giao đất canh tác. Điều này đã dẫn đến sự chuyển hóa dần từ phương thức sản xuất chiếm hữu nô lệ sang phương thức sản xuất phong kiến, nhà nước phong kiến ra đời. Tiếp đó trải qua các giai đoạn là nhà nước tư sản và cuối cùng là nhà nước xã hội chủ nghĩa.
Xem thêm:
>>> Ví dụ về tính kế thừa của nguyên lý phát triển
Kiến thức vận dụng để trả lời câu hỏi
1. Phát triển là gì?
Nguyên lý về sự phát triển là nguyên tắc lý luận mà trong đó khi xem xét sự vật, hiện tượng khách quan phải luôn đặt chúng vào quá trình luôn luôn vận động và phát triển (vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của sự vật).
Đối lập với quan điểm siêu hình, trong phép biện chứng khái niệm phát triển dùng để chỉ quá trình vận động của sự vật, hiện tượng theo khuynh hướng đi lên: từ trình độ thấp đến trình độ cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Như vậy, khái niệm phát triển không đồng nhất với khái niệm "vận động" (biến đổi) nói chung; đó không phải là sự biến đổi tăng lên hay giảm đi đơn thuần về lượng hay sự biến đổi tuần hoàn lặp đi lặp lại ở chất cũ mà là sự biến đổi về chất theo hướng ngày càng hoàn thiện của sự vật ở những trình độ ngày càng cao hơn.
Phát triển cũng là quá trình phát sinh và giải quyết mâu thuẫn khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng; là quá trình thống nhất giữa phủ định các nhân tố tiêu cực và kế thừa, nâng cao nhân tố tích cực từ sự vật, hiện tượng cũ trong hình thái của sự vật, hiện tượng mới.
2. Tính chất của sự phát triển
Các quá trình phát triển đều có tính khách quan, tính phổ biến và tính đa dạng, phong phú.
- Tính khách quan của sự phát triển biểu hiện trong nguồn gốc của sự vận động và phát triển. Đó là quá trình bắt nguồn từ bản thân sự vật, hiện tượng; là quá trình giải quyết mâu thuẫn của sự vật, hiện tượng đó. Vì vậy, phát triển là thuộc tính tất yếu, khách quan, không phụ thuộc vào ý thức của con người.
- Tính phổ biến của sự phát triển được thể hiện ở các quá trình phát triển diễn ra trong mọi lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy; trong tất cả mọi sự vật, hiện tượng và trong mọi quá trình, mọi giai đoạn của sự vật, hiện tượng đó. Trong mỗi quá trình biến đổi đã có thể bao hàm khả năng dẫn đến sự ra đời của cái mới, phù họp với quy luật khách quan.
- Tính đa dạng, phong phú của sự phát triển được thể hiện ở chỗ: phát triển là khuynh hướng chung của mọi sự vật. hiện tượng, song rnỗi sự vật, mỗi hiện tượng, mỗi lĩnh vực hiện thực lại có quá trình phát triển không hoàn toàn giống nhau. Tồn tại ở những không gian và thời gian khác nhau sự vật, hiện tượng phát triển sẽ khác nhau. Đồng thời, trong quá trình phát triển của mình, sự vật, hiện tượng còn chịu nhiều sự tác động của các sự vật, hiện tượng hay quá trình khác, của rất nhiều yếu tố và điều kiện lịch sử, cụ thể. Sự tác động đó có thể làm thay đổi chiều hướng phát triển của sự vật, hiện tượng, thậm chí có thể làm cho sự vật, hiện tượng thụt lùi tạm thời, có thể dẫn tới sự phát triển về mặt này và thoái hóa ở mặt khác... Đó đều là những biểu hiện của tính phong phú, đa dạng của các quá trình phát triển.
3. Ý nghĩa phương pháp luận nguyên lý của sự phát triển
– Đây chính là cơ sở lý luận khoa học để có thể định hướng được việc nhận thức thế giới và cải tạo thế giới.
Theo như nguyên lý này thì trong mọi nhận thức và trong thực tiễn cần phải có quan điểm về sự phát triển. Để có thể phát triển được thì cần phải khắc phục được những tư tưởng bảo thủ, trì trệ, lạc hậu, định kiến, đối lập với sự phát triển.
– Để nhận thức và giải quyết được bất cứ những vấn đề gì trong thực tiễn thì một mặt cần phải đặt sự vật theo khuynh hướng đi lên của nó. Vì vậy đòi hỏi phải nhận thức được tính quanh co, phức tạp của sự vật, hiện tượng trong quá trình phát triển của nó.
– Nguyên lý về sự phát triển cho thấy trong hoạt động nhận thức và trong hoạt động thực tiễn của con người cần phải tôn trong quan điểm phát triển phát triển. Quan điểm này đòi hỏi khi nhận thức cũng như khi giải quyết một vấn đề nào đó thì con người cần phải đặt chúng ở trạng thái động và nằm trong khuynh hướng chung của sự phát triển.
– Với tư cách là những nguyên tắc phương pháp luận, là quan điểm toàn diện, quan điểm phát triển góp phần định hướng, chỉ đạo hoạt động nhận thức cũng như hoạt động thực tiễn cải tạo chính bản thân của con người.
– Xem xét sự vật theo quan điểm phát triển còn phải biết phân chia thành các quá trình phát triển của sự vật thành những giai đoạn. Trên cơ sở này tìm ra phương pháp nhận thức và những cách tác động phù hợp nhằm thúc đẩy sự vật tiến triển nhanh hơn hoặc là kìm hãm sự phát triển của nó tùy thuộc vào sự phát triển đó có lợi hay là có hại đối với đời sống của con người.
– Vận dụng quan điểm về sự phát triển vào hoạt động thực tiễn nhằm mục đích thúc đẩy các sự vật phát triển theo đúng như quy luật vốn có của nó đòi hỏi chúng ta cần phải tìm ra được những mâu thuẫn của sự vật qua hoạt động thực tiễn từ đó giải quyết được mâu thuẫn và tìm ra được sự phát triển.
Từ khóa » Ví Dụ Về Phát Triển
-
Ví Dụ Về Sự Phát Triển - Luật Hoàng Phi
-
Phát Triển Là Gì? Cho Ví Dụ. Tăng Trưởng Và Phát Triển Có Mối Quan Hệ ...
-
Phát Triển Là Gì? Nguyên Lý Về Sự Phát Triển Theo Mác - Lênin?
-
Phát Triển Là Gì Cho Ví Dụ - Thả Rông
-
Lấy Ví Dụ Về Sự Phát Triển Trong Tự Nhiên, Tư Duy Và Xã Hội
-
Ví Dụ Về Quan điểm Phát Triển
-
[PDF] Ví Dụ Về Phát Triển Khoa Học Công Nghệ - OSF
-
Việt Nam-ví Dụ điển Hình Trong Câu Chuyện Phát Triển ở Châu Á
-
Ví Dụ Về Sự Phát Triển Trong Lĩnh Vực Dịch Vụ GDCD 10
-
Tư Duy Phát Triển Là Gì? Vai Trò Và Những Điều Cần Biết - Clevai
-
(PPT) Nguyen Ly Ve Su Phat Trien
-
Việt Nam Là Một Ví Dụ điển Hình Về Thực Thi Mục Tiêu Bình đẳng Giới
-
Phát Triển ở Trẻ Em - Khoa Nhi - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia